Đá Chữ Thập hút giới trẻ check-in ở Đồng Nai
Đá Chữ Thập nằm sừng sững giữa cánh đồng, hút giới trẻ tìm đến check-in.
1. Đá Chữ Thập hút giới trẻ check-in nằm ở huyện nào của Đồng Nai?
Là địa điểm hút giới trẻ check-in trong thời gian gần đây, đá Chữ Thập nằm ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, nổi lên sừng sững giữa cánh đồng, cũng có người gọi là đá Voi. Đến đá Chữ Thập, bạn có thể thử sức chinh phục, leo lên đỉnh tảng đá này.
2. Đâu là hồ nước đẹp ở huyện Tân Phú?
Đa Tôn là hồ nước đẹp, khung cảnh hoang sơ, cuốn hút dân mê phượt khi đến huyện Tân Phú. Trang TTĐT huyện Tân Phú cho biết hồ Đa Tôn có diện tích mặt nước khoảng 300 ha, dung tích khoảng 20 triệu m3.
3. Đâu là một khu du lịch có tiếng ở huyện Tân Phú?
Đến huyện Tân Phú, du khách có thể thăm Khu du lịch Công viên Suối Mơ. Đây là địa điểm thú vị để hòa mình vào thiên nhiên, chơi các trò chơi dưới nước, cắm trại, check-in “sống ảo”…
4. Đến huyện Tân Phú, du khách có thể khám phá vườn quốc gia nào?
Đến huyện Tân Phú, bạn có thể khám phá thiên nhiên hoang dã tại Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trang TTĐT Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết đơn vị được Chính phủ thành lập năm 1998, hiện có diện tích hơn 70.500 ha.
Video đang HOT
5. Nhà dài Tà Lài ở huyện Tân Phú mang nét truyền thống của dân tộc nào?
Nhà dài Tà Lài là dự án du lịch cộng đồng đáng chú ý ở huyện Tân Phú. Trang TTĐT huyện Tân Phú cho biết công trình được thiết kế dựa theo nét truyền thống của người Mạ ở đây, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như mây, tre, lá kè…
6. Huyện Tân Phú có ngôi chùa lớn nào?
Linh Phú là ngôi chùa lớn ở huyện Tân Phú. Theo trang thông tin Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tân Phú, chùa được thành lập năm 1957, đến năm 1998 thì khánh thành kiến trúc khang trang như hiện nay, sau đó lại tiếp tục khởi công xây dựng cổng tam quan rất độc đáo.
7. Huyện Tân Phú hiện có bao nhiêu xã, thị trấn?
Huyện Tân Phú hiện có thị trấn Tân Phú cùng 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.
Sức thu hút của những làng quê...
Xây dựng nếp sống văn minh, làng quê xanh - sạch - đẹp, trù phú là mục tiêu của mỗi địa phương ở Đồng Nai trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế cho vùng nông thôn, mà quan điểm của Đồng Nai về NTM còn là phát triển hài hòa cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa. Theo đó, những giá trị văn hóa mang tính điển hình cho mỗi vùng, miền cũng được quan tâm giữ gìn, phát huy.
Rừng cao su ở H.Cẩm Mỹ mùa thay lá Ảnh: NGUYỄN ĐỨC TƯỜNG
Kết quả trong 10 năm xây dựng NTM (2010-2020), các vùng quê của Đồng Nai không ngừng "thay da đổi thịt". Nhiều nơi không chỉ hình thành những khu làng tỷ phú mà còn có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, đặc sắc về văn hóa...
* Những vùng quê "gây thương nhớ"
đi theo tỉnh lộ 768, xã Hiếu Liêm (H.Vĩnh Cửu) chỉ cách TP.Biên Hòa hơn 10km, tiếp đó người dân đi phà từ xã Trị An qua địa phận xã Hiếu Liêm.
Xã Hiếu Liêm nằm ở vùng đệm của rừng nên cuộc sống ở đây vẫn giữ được khá đậm chất làng quê với dòng sông êm đềm uốn lượn, những nếp nhà nhỏ xinh ẩn mình dưới bóng cây. Hiếu Liêm còn nổi tiếng là làng nghề nuôi hươu nai truyền thống hơn 30 năm nay với quy mô đàn hươu nai hàng ngàn con. Có người gọi đây là làng tỷ phú của vùng đất chiến khu vì nhiều gia đình giàu lên nhờ nghề nuôi hươu, nai và trồng cây có múi.
Xã Phú Điền (H.Tân Phú) có nhiều điểm đến hấp dẫn có thể khai thác làm du lịch. Ảnh: B.Nguyên
Chính vì những nét đặc sắc trên, vùng quê này thu hút nhiều bạn trẻ chọn làm điểm đến cho các hoạt động du lịch homestay gắn với các hoạt động tham quan làng, những tour trekking rừng chiến khu Đ, tham quan hồ Trị An...
Anh Nguyễn Đình Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Bói Cá Việt - Viet Kingfisher (xã Hiếu Liêm) chia sẻ: "Tôi thường đưa những người bạn ở thành phố, nhất là người nước ngoài về quê chơi, họ rất thích nếp sống và nét đẹp thiên nhiên còn hoang sơ nơi đây. Tôi nghĩ đến việc làm du lịch từ kho tàng sẵn có nơi quê nhà".
Những đặc sản mà anh Hiếu thường khoe với du khách gần, xa là tiếng suối reo, tiếng ve rừng râm ran, là những bản hòa ca tuyệt diệu của các loài chim rừng mời gọi bạn thức giấc đón bình minh; là những đêm được ngắm bầu trời đầy sao; là bữa cơm của bà mẹ quê với cá suối, rau tập tàng mới hái trong vườn nhà chấm với món tương bần tự ủ...
Những chuyến trekking rừng càng hấp dẫn từ những chia sẻ của du khách về những tour đạp xe đến 40km trong ngày, hay chạy marathon trong rừng từ lúc mặt trời ló dạng đến khi chiều sập tối mới trở về nhà... Các đoàn học sinh đi dã ngoại trong rừng thì mê tít vì được tận mắt thấy con ve, con ong, con mối, con vắt rừng, biết cơm nấu trong ống tre...
Không chỉ trẻ em thích thú mà các phụ huynh khi ngồi giữa hoàng hôn yên bình của làng quê, tách biệt hẳn với sự ồn ào nơi phố thị, họ như gặp lại nếp nhà tuổi thơ mà cha mẹ, ông bà từng sống. Chính những điều bình dị, những ký ức quý giá như thế khiến du khách lưu luyến khi về chốn này.
Với lợi thế có những vùng trái cây ngon nức tiếng gần xa, Đồng Nai có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch nông nghiệp. Nhiều địa phương của Đồng Nai đang tập trung phát triển mô hình du lịch vườn để hình thành nên những "làng du lịch" ngày càng trù phú.
Thời trước, Bình Lộc là xã vùng sâu, vùng xa của TP.Long Khánh nên đời sống người dân còn nghèo, đường sá đi lại khó khăn, nông sản luôn chật vật tìm nguồn tiêu thụ vì thương lái e ngại phải lặn lội đường xa mua hàng. Nhờ NTM, xã vùng sâu này được đầu tư đường giao thông, điện kéo về tận vùng sản xuất. Tiếng thơm về những đặc sản trái cây ngon như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... dần được thị trường biết tiếng nên một số nông dân thử nghiệm mô hình làm du lịch vườn theo kiểu mở cửa cho khách vào vườn chơi, mua đặc sản về làm quà biếu.
Ban đầu, chỉ có đôi ba hộ làm du lịch vườn theo hướng tự phát. Thấy mô hình này phát huy hiệu quả, thu nhập của các nhà vườn làm du lịch cũng tăng lên gấp 2-3 lần so với trước, chính quyền xã mới xác định du lịch vườn là lợi thế của địa phương và chọn ấp Cây Da làm mô hình điểm xây dựng làng du lịch kiểu mẫu.
Anh Vũ Bảo Giang, Tổ trưởng Tổ hợp tác dịch vụ tham quan vườn Bình Lộc chia sẻ, từ đôi ba nhà vườn tổ chức đón khách du lịch về tham quan, đến nay, xã Bình Lộc đã có 94 nhà vườn tham gia chuỗi liên kết du lịch vườn với tổng diện tích khoảng 200ha. Nhiều nông dân giàu lên từ làm du lịch vườn. Từ năm 2018 đến nay, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái vườn của riêng TP.Long Khánh đã đạt hơn 60 tỷ đồng. Nhờ khai thác du lịch vườn, các vườn cây ăn trái trên địa bàn TP.Long Khánh tăng từ 58-130 triệu đồng/ha so với hoạt động nông nghiệp thuần túy.
Cả chính quyền lẫn nông dân TP.Long Khánh đều nhận thức rõ, du lịch vườn, du lịch sinh thái là lợi thế của địa phương cần khai thác để các làng quê ngày càng trù phú.
Du khách thích thú về tham quan, thưởng thức trái ngon tại nhà vườn của nông dân xã Bình Lộc (TP. Long Khánh). Ảnh: B.Nguyên
Và để mô hình này phát triển bền vững, các địa phương phải xây dựng được các vườn sinh thái, làng sinh thái tạo môi trường đồng quê đẹp, trong lành. Vì du khách về vườn tham quan, thưởng thức đặc sản trái ngon, họ chỉ tin tưởng, ủng hộ nếu tận mắt thấy quy trình canh tác an toàn, nông sản không chỉ ngon mà phải sạch.
Cùng quan điểm, ông Trần Anh Tùng (xã Bình Sơn, H.Long Thành) nhớ lại, mỗi mùa trái chín, thương lái, du khách khắp nơi tìm về tận nhà vườn để mua được những đặc sản trái cây ngon của đất Long Thành như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, dâu An Phước... Long Thành cũng đang quy hoạch phát triển mô hình du lịch vườn. Theo đó, nông dân ở các vùng trồng trái cây đặc sản đã chuyển sang sản xuất sạch, làm chứng nhận VietGAP. Họ cũng rất quan tâm cải tạo lại cảnh quan của vườn cây ăn trái, nơi các tuyến đường nông thôn, chung tay làm đẹp về cảnh quan môi trường để vùng quê thêm nét duyên, nét hấp dẫn thu hút du khách gần xa.
* Giữ vẻ đẹp của "nếp" làng
Xây dựng NTM, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các làng quê, nhất là nét đặc sắc của văn hóa dân tộc thiểu số bản địa được nhiều địa phương trân trọng, giữ gìn. Nhiều dự án đã được đầu tư như: nhà dài tại xã Tà Lài (H.Tân Phú), nhà cộng đồng tại xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu); khôi phục và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tà Lài...
Người dân ở ấp 4, xã Tà Lài vẫn gọi gia đình của bà Ka Bào là "gia đình của các nghệ nhân". Bà Ka Bào là nghệ nhân cấp quốc gia về dệt thổ cẩm; con gái là bà Ka Rỉn vừa là nghệ nhân dệt thổ cẩm, vừa là kho tàng sống văn học dân gian Châu Mạ. Ka Hương là thế hệ thứ 3 trong gia đình hiện đang làm quản lý ở Nhà du lịch cộng đồng Tà Lài. Cô gái trẻ châu Mạ giỏi làm du lịch cộng đồng này đã đi vận động phụ nữ trong làng quay lại nghề dệt thổ cẩm, tổ chức lại đội múa và đánh cồng chiêng...
Chị Ka Hương chia sẻ: "Đây là nơi tôi sinh ra, lớn lên, bản sắc văn hóa dân tộc của tôi ở đây. Những điều tôi đang làm đều vì khát vọng góp phần hồi sinh, giữ gìn được những giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình qua việc khai thác những nét đẹp văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa trở thành đặc sản du lịch với du khách gần xa, từ đó mang lại sinh kế, giúp nhiều hộ gia đình trong làng có thu nhập ổn định hơn".
Xã Bình Hòa (H.Vĩnh Cửu) ở sát vùng đô thị lớn là TP.Biên Hòa nhưng vẫn giữ được nếp văn hóa truyền thống của làng quê Nam bộ vốn có từ bao đời nay. Giá trị văn hóa cổ truyền này thể hiện khá rõ qua việc người dân vẫn giữ nếp sinh hoạt với những phong tục, tập quán truyền thống của làng.
Tuyến đường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp tại xã Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu)
Ông Lê Văn Bảnh, thành viên Ban trị sự của đình Bình Thạnh, xã Bình Hòa kể: "Trải qua bao thế hệ, đình Bình Thạnh vẫn bảo tồn được những nét kiến trúc truyền thống của đình làng Nam bộ xưa. Hiện đình vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng với những giá trị văn hóa trong thờ cúng thánh thần, tổ tiên ông bà vẫn được những lớp người trẻ trân trọng, giữ gìn".
"Nếp làng" còn thể hiện rõ trong hoạt động thể thao, giải trí của người dân. Mỗi độ xuân về, làng quê này lại rộn rã không khí luyện tập của những đội múa lân, sư, rồng; của các đội thuyền đua... Hiện đội đua thuyền của xã Bình Hòa có khoảng 50 thành viên ở nhiều lứa tuổi. Căn nhà gần 100 tuổi của gia đình họ Đào xưa nay luôn là điểm tập kết của đội đua thuyền trong xã. Ông Đào Minh Châu, chủ của căn nhà cổ này là người đã gầy dựng lại môn đua thuyền truyền thống của xã kể: "Cha tôi từng thành lập đội thuyền đua của xã. Thú chơi đó được tôi kế thừa rồi truyền lại cho các thế hệ thanh niên của làng cho đến nay".
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Trần Lâm Sinh, gắn với xây dựng NTM, những làng quê thực sự giàu có, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc đang dần được nhân rộng. Với tổng diện tích cây ăn trái trên 63 ngàn ha, đứng thứ 3 cả nước về diện tích, sản lượng trái cây tươi, Đồng Nai có lợi thế phát triển những làng du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn. Tỉnh cũng chú trọng phát triển sản xuất theo hướng an toàn, diện tích cây ăn trái VietGAP, GlobalGAP không ngừng được nhân rộng, tạo lợi thế thu hút du khách và nhà đầu tư về các vùng quê.
'Nương tựa' thiên nhiên Với tất cả những hệ quả tiêu cực đã và đang diễn ra cho thiên nhiên, trong đó đa số xuất phát từ hành vi của con người, thì có lẽ quan niệm 'chinh phục thiên nhiên' đã đến lúc cần xem lại. Bởi hóa ra, thiên nhiên không phải là 'vô tận' mà mọi nguồn lực của nó đều có giới hạn,...