Đa Chiều: Trung Quốc có phải “lưu manh” ở Biển Đông hay không?

Theo dõi VGT trên

Lưu manh Đa Chiều đã tự định nghĩa rồi, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông có phải “lưu manh” hay không thì dư luận khu vực và quốc tế cũng đã trả lời…

Đa Chiều: Trung Quốc có phải lưu manh ở Biển Đông hay không? - Hình 1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Đa Chiều.

Đa Chiều, một tờ báo tiếng Hán tại Hoa Kỳ do Hà Tần lập ra năm 1999 tại New York và thừa nhận là “cái loa của chính phủ Trung Quốc ở hải ngoại” ngày 4/8 có bài phân tích đặt câu hỏi: “Hành động đột phá của Trung Quốc tiến xuống Biển Đông có phải lưu manh hay không?” để lý giải hiện tượng tại sao Trung Quốc vấp phải phản đối dữ dội tại ARF về vấn đề Biển Đông như vậy.

Không ngoài dự liệu, Trung Quốc và Hoa Kỳ lại bắt đầu khẩu chiến, đối đầu trên Diễn đàn An ninh Đông Á đang diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3/8 tuyên bố vấn đề Biển Đông liên hệ mật thiết với an ninh, hòa bình ổn định của khu vực nên ARF không thể không bàn. Mỹ cho rằng hành vi bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp ở Biển Đông là một sự gây hấn.

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc lập tức phủ nhận điều này và cho rằng đó là những “t.ố c.áo ác ý”, chụp mũ cho Bắc Kinh, ai làm thì người nấy chịu. Đa Chiều bình luận, phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dư luận đã “ngày càng quen thuộc”, thái độ của Bắc Kinh trong vấn dề Biển Đông gần đây ngày một cứng rắn, ngày càng không né tránh “mùi vị thuốc s.úng” như trước nữa.

Đa Chiều thừa nhận, trong vấn đề Biển Đông ngày càng có nhiều quốc gia lên án Trung Quốc “lưu manh”. “Cái loa của chính phủ Trung Quốc ở hải ngoại” đặt vấn đề, vậy hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông có thật sự là lưu manh hay không để tìm cách biện bạch cho những gì Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục làm mất ổn định, an ninh, phá hoại luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

“Ngoại giao Trung Quốc đã hết thời thiếu canxi”

Tờ báo lập luận: “Từ khi nước Trung Quốc mới thành lập, quốc gia này chưa từng có một môi trường quốc tế lý tưởng. Năm 1971 sau khi quay trở lại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc thường xuyên lựa chọn chiến thuật dự họp nhưng không bỏ phiếu.

Khi tiến hành cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình đưa ra phương châm giấu mình chờ thời, chính sách này vừa bởi nguyên nhân hạn chế của điều kiện khách quan trong nước, vừa là tính toán trình tự phát triển lâu dài nên Trung Quốc khó tránh khỏi để lại ấn tượng đ.ánh mất quyền lợi, chỉ biết khiển trách khi bị gây hấn.

Đa Chiều: Trung Quốc có phải lưu manh ở Biển Đông hay không? - Hình 2

Trung Quốc cất quân xâm lược 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988 và chiếm đóng bất hợp pháp đến nay. Hiện tại Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bất hợp pháp trên 7 bãi đá này. Hình ảnh công trường xây dựng bất hợp pháp Trung Quốc tổ chức ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Vài năm trở lại đây, do sức mạnh tổng hợp trong nước được tăng cường và sự thay đổi của môi trường quốc tế, tư thế phản ứng của Trung Quốc trước mỗi sự vụ quốc tế đã có sự chuyển biến vô cùng rõ nét, vừa nhận được sự ủng hộ từ trong nước, vừa gây ra nỗi lo ngại ở nước ngoài. Trong đó vấn đề Biển Đông là một ví dụ điển hình”.

Những luận cứ Đa Chiều nêu ra đều mang nặng lập trường chính trị mà không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho cái gọi là Trung Quốc bị gây hấn, đặc biệt là ở Biển Đông.

Những căng thẳng đã, đang và sẽ diễn ra trên Biển Đông cùng mối lo của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế đều xuất phát từ chủ nghĩa, thủ đoạn và chiến lược bành trướng của Trung Quốc xuống Biển Đông. Cái gọi là “giấu mình chờ thời” tự nó đã cho thấy dã tâm bành trướng thì có từ lâu, nhưng thực lực thời điểm đó còn chưa cho phép nên chưa ngóc đầu trỗi dậy mà thôi.

Đa Chiều ví dụ tiếp: “Tháng 4/2012, vì Philippines bắt ngư dân Trung Quốc nên mới dẫn đến cuộc xung đột đảo Hoàng Nham, vấn đề Biển Đông bắt đầu gây chú ý đặc biệt. Trung Quốc đã sử dụng chính sách tiên lễ, hậu binh trong cuộc khủng hoảng này là một bằng chứng nữa cho sự chuyển mình trong tư thế ngoại giao của mình”.

Video đang HOT

Cái gọi là “xung đột đảo Hoàng Nham” mà Đa Chiều nhắc tới đã t.ố c.áo nhiều điều sai quấy điển hình mà Trung Quốc đã gây ra ở Biển Đông trong cuộc khủng hoảng Scarborough. Thứ nhất, cái Đa Chiều và truyền thông cũng như nhà nước Trung Quốc gọi là “đảo Hoàng Nham” thực tế là một bãi cạn nằm hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên, không thể gọi là “đảo” để có thể đòi tiếp yêu sách các vùng biển theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Thứ hai, bãi cạn này nằm trong phạm vi 200 hải lý yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và là ngư trường truyền thông bao đời của ngư dân nước này. Trung Quốc cho “tàu cá” đ.ánh bắt trong ngư trường truyền thống của Philippines để nước này điều tàu bắt giữ rồi nhân đà đó lu loa, dùng lực lượng tàu công vụ vỏ trắng xông vào chiếm quyền kiểm soát bãi cạn từ tháng 4/2012 từ một quốc gia nhỏ và yếu hơn nhiều về mặt quân sự gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ thì không thể nói không phải hành vi “lưu manh” được.

“Tháng 11/2012, Trung Quốc lần đầu tiên công bố chiến lược cường quốc biển, yêu cầu các bộ ngành nâng cao tần suất hoạt động trên biển. Tháng 1/2013 Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (hùng hổ) tuyên bố: Cần tiếp tục chặn đứng các hoạt động xâm hại từ Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, đầu tiên phải dám làm, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc”, Đa Chiều viết tiếp.

Đa Chiều: Trung Quốc có phải lưu manh ở Biển Đông hay không? - Hình 3

Thị trưởng thành phố Davao, Philippines đã phải thốt lên rằng, xin Trung Quốc đừng cướp đi bát cơm của dân nghèo nước nhỏ. Ảnh minh họa.

Việc Trung Quốc muốn thành cường quốc biển hày cường quốc gì đi nữa là việc của Trung Quốc, miễn là đừng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng thì không ai nói gì, ngược lại đều ủng hộ chiến lược ấy. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Phát biểu của Lưu Tích Quý là một sự tráo trở, đổi trắng thay đen, biến n.ạn n.hân thành kẻ cướp không ai có thể chấp nhận.

“Từ tháng 2/2014 Trung Quốc bắt đầu bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở Biển Đông, từ đây Biển Đông trở thành đối tượng để Hoa Kỳ và một số nước Đông Nam Á bao vây c.ông k.ích Trung Quốc. Chỉ có điều khiến cả thế giới ngạc nhiên là, Trung Quốc lâu nay vẫn giấu mình chờ thời, bỗng nhiên bất chấp mọi phản đối cứ thế làm tới, mãi đến tháng 6/2015 mới chính thức tuyên bố việc bồi lấp, xây đảo nhân tạo sắp xong”.

Cả một vùng biển chiến lược, không gian sinh tồn của các quốc gia ven Biển Đông và có tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu của thế giới đi qua bỗng nhiên bị người Trung Quốc nhảy ra nói rằng đó là ao nhà của họ, xây hào đắp lũy, chuẩn bị đặt tên lửa máy bay kiểm soát hoàn toàn, ai đi qua cũng phải xin phép Bắc Kinh thì việc dư luận các bên liên quan, khu vực và quốc tế kịch liệt phản đối, chống lại cũng là điều đương nhiên. Để cho Trung Quốc thích làm gì thì làm mới là điều kỳ lạ.

Đa Chiều cho rằng: “Vấn đề Biển Đông đã minh chứng cho sự chuyển đổi từ mềm sang rắn của ngoại giao Trung Quốc, từ thế thủ sang thế công”. Tờ báo này lại đặt câu hỏi:

“Cứng rắn có đồng nghĩa với lưu manh không?

“Hung hăng chỉ là cách nói đùa của cư dân mạng Trung Quốc, nhưng trên thế giới các nước đương sự khác đều dùng từ này để chỉ hành vi của Trung Quốc. Nhiều nước Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang ỷ lớn h.iếp nhỏ, dùng sức mạnh quân sự xâm phạm, uy h.iếp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hợp pháp của họ.

Trước việc Bắc Kinh ngày một cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, lập trường Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi từ chỗ trung lập sang công khai chỉ trích Trung Quốc, nhưng có thật là Trung Quốc lưu manh hay không?” Đa Chiều lại tự hỏi lần nữa.

Tờ báo này biện bạch: “Cái gọi là hành vi lưu manh đối với cộng đồng quốc tế mà nói cơ bản dùng để chỉ hành vi bất chính, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế nhưng lại khó có thể ngăn chặn, kiềm chế vì nhiều lý do khác nhau giống như việc Mỹ phát động Chiến tranh Iraq năm 2003 hay Nga thôn tính Crimea năm 2014.

Các nước lớn ỷ vào ưu thế sức mạnh quân sự, chính trị của mình công khai phá vỡ trật tự và quy tắc quốc tế đã trở thành điều không hiếm gặp. Nhưng không thể tìm ra ví dụ tương tự từ chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Đa Chiều: Trung Quốc có phải lưu manh ở Biển Đông hay không? - Hình 4

Sân bay quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập. Một sân bay tương tự cũng đang được Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Su Bi, thậm chí là cả bãi cạn Scarborough để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Ví dụ trong vấn đề Biển Đông, mặc dù Hoa Kỳ rất bất mãn với các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng họ cũng chỉ có thể thừa nhận rằng yêu sách và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông không có bất cứ căn cứ pháp lý nào.

Ngay cả các nước Đông Nam Á thường xuyên chỉ trích Trung Quốc gây hấn, leo thang căng thẳng khu vực, hành động đơn phương cho đến đường lưỡi bò mơ hồ, vô căn cứ…nhưng chưa thấy bất cứ nước nào viện dẫn các điều khoản cụ thể của công pháp quốc tế cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 để phản bác hành vi của Trung Quốc”.

Đa Chiều cho rằng: “Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông không vi phạm luật pháp quốc tế, thậm chí căn bản không phải Trung Quốc là nước đầu tiên. Việt Nam và Philippines cũng đã cải tạo các đảo ở Biển Đông và làm trước Trung Quốc nên việc các nước này chỉ trích hành vi của Trung Quốc khó tránh khỏi há miệng mắc quai”?!

Bằng những lập luận này, “cái loa của chính phủ Trung Quốc ở hải ngoại” kết luận rằng mặc dù hành vi “cứng rắn” của Trung Quốc trên Biển Đông khó tránh khỏi việc dẫn đến va chạm với các nước liên quan, nhưng nó không đồng nghĩa với việc Trung Quốc xưng hùng xưng bá, bành trướng Biển Đông, nói cách khác Trung Quốc không phải là “lưu manh” ở Biển Đông.

Việc thế nào là lưu manh Đa Chiều đã tự định nghĩa rồi, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông có phải “lưu manh” hay không thì dư luận khu vực và quốc tế cũng đã trả lời rõ ràng như Đa Chiều đề cập, không cần bải nhắc lại quá nhiều.

Tuy nhiên, về lập luận của Đa Chiều rằng không nước nào chỉ ra được Trung Quốc vi phạm điều khoản cụ thể nào của Công pháp quốc tế cũng như UNCLOS ở Biển Đông không khó để trả lời. Ngặt nỗi khó có thể nói hết với dăm câu ba điều, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này trong bài viết kế tiếp, đồng thời bác bỏ lập luận về cái gọi là “há miệng mắc quai” mà Đa Chiều vừa đề cập, mời quý độc giả quan tâm theo dõi.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp chống Trung Quốc leo thang ở Biển Đông

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể được áp đặt bởi một cơ quan tài phán, trọng tài quốc tế.

Tham dự trực tuyến Hội thảo Quốc tế "Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực" do Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hôm 25/7 tại Hội trường Dinh Thống Nhất, Giáo sư Jay L.Batongbacal, Tiến sĩ khoa Luật Đại học Philippines đã có bài tham luận quan trọng đưa ra những ý tưởng mới.

Ông tập trung xem xét triển vọng của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời chống lại những hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông.

Khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp chống Trung Quốc leo thang ở Biển Đông - Hình 1

Giáo sư Jay L. Batongbacal Khoa Luật, Đại học Philippines.

Đ.ánh giá hoạt động xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp ở Biển Đông, Tiến sĩ Jay L. Batongbacal cho rằng hoạt động bồi lấp rầm rộ của Trung Quốc đã được thực hiện với tốc độ đáng báo động, gây tác hại lớn đến môi trường biển, tạo ra thách thức trực tiếp với việc giải quyết công bằng và khách quan các tranh chấp trên Biển Đông.

Tiếp theo vụ hạ đặt giàn khoan 981 bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái, hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo năm nay chỉ ra sự bắt đầu các hành động đơn phương chưa từng có t.iền lệ, kể cả về tốc độ, quy mô và phạm vi ở biển Đông.

Đối mặt với những hành động leo thang này trong lúc thiếu vắng lựa chọn sử dụng vũ lực ngăn chặn hành vi đơn phương gây hấn tương tự trong tương lai, câu hỏi đặt ra là liệu có biện pháp đối kháng nào về pháp lý có thể được thực thi ngăn chặn Trung Quốc hay không? Câu trả lời là có. Đó là một thủ tục t.iền trọng tài cần được chuẩn bị kỹ lưỡng với yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà có thể áp đặt ngay lập tức khi xảy ra những hành động đơn phương leo thang đó.

Nhìn chung các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có thể được áp đặt bởi một cơ quan tài phán, trọng tài quốc tế để bảo vệ, duy trì quyền lợi của các bên, và/hoặc nhằm bảo vệ môi trường biển chống lại những tác hại nghiêm trọng trong khi tranh chấp đang chờ được phân xử bởi cơ quan trọng tài.

Hành động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo Trung Quốc đang tiến hành bất hợp pháp rõ ràng đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển kể từ khi toàn bộ hệ sinh thái của một số rạn san hô bị triệt tiêu. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn có thể sử dụng để chống lại bất kỳ việc tiếp tục các hoạt động bồi lấp, xây dựng cải tạo mà Trung Quốc có thể làm trong tương lai, cũng như chống lại các hành vi đơn phương làm phương hại đến nguồn tài nguyên đang được Trung Quốc thực hiện bây giờ, hoặc có thể được thực hiện trong tương lai có thể đoán trước.

Pháp luật quốc tế hiện hành về các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp mà các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng từ đầu thế kỷ 20 nhằm duy trì hiện trạng (status quo) giữa các bên trong một thủ tục trọng tài. Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hiện đang quy định các biện pháp này tương tự như các biện pháp áp đặt khẩn cấp tạm thời hoặc lệnh cấm thực hiện một số hành động cụ thể do các tòa án quốc gia thường áp dụng trong lúc chờ đợi kết quả của quá trình kiện tụng.

Khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp chống Trung Quốc leo thang ở Biển Đông - Hình 2

Trung Quốc bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp trên đá Chữ Thập nằm trong huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Phần XV của UNCLOS cũng quy định các biện pháp bảo đảm tạm thời như những biện pháp đối kháng có thể được đưa ra theo bất kỳ một cơ chế nào trong số những cơ chế bắt buộc dẫn đến những kết quả ràng buộc. Nhìn chung có hai loại biện pháp tạm thời được quy định tại Điều 290 của UNCLOS như sau:

(a) Các biện pháp do một tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền tài phán banh hành đối với các bên tranh chấp đang chờ quyết định, và

(b) Các biện pháp được quyết định bởi Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) hoặc là một tòa án hoặc tòa trọng tài khác do các bên thỏa thuận trong khi chờ đợi thành lập một tòa trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp đó.

Trong cả hai trường hợp khi mà những biện pháp tạm thời được quy định trước khi cơ quan trọng tài ra phán quyết cuối cùng, cơ sở của việc đưa ra những biện pháp tạm thời là thẩm quyền mang tính chất "hiển nhiên" (prima facie) và dựa trên tính chất khẩn thiết của tình hình mà các biện pháp tạm thời được yêu cầu áp dụng.

Điều này ngụ ý, việc chứng minh sự thiết lập thẩm quyền ban hành những biện pháp khẩn cấp tạm thời là dễ dàng hơn so với việc chứng minh thẩm quyền phân xử vụ việc tranh chấp. Thẩm phán Thomas Mensah của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải thích: Khi xem xét vấn đề thẩm quyền, ITLOS áp dụng theo các thực tiễn pháp lý đã được xác lập lâu dài trong đó khẳng định rõ, vấn đề cần được quyết định không phải có một bằng chứng cuối cùng về thẩm quyền mà là xem xét dựa trên bằng chứng có sẵn.

ITLOS đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp tạm thời trong các vụ kiện Southern Bluefin Tuna giữa New Zealand với Nhật Bản, Úc với Nhật Bản; vụ MOX Plant giữa Ireland với Vương quốc Anh. Thậm chí vụ kiện đang được giải quyết Arctic Sunrise giữa Hà Lan với Nga thì việc Nga không tham gia vụ kiện không ngăn được ITLOS ra quyết định các biện pháp tạm thời theo hướng ủng hộ Hà Lan.

Ngay trong khu vực Đông Nam Á, vụ kiện Land Reclamation giữa Malaysia và Singapore đã không đi đến một quyết định thỏa hiệp giữa hai bên, ITLOS vẫn thông qua bỏ phiếu đa số tuyệt đối ủng hộ biện pháp tạm thời trên cơ sở dựa vào những tác động của việc cải tạo đối với môi trường biển trong những vùng biển hẹp giữa hai bên.

Tựu chung lại, việc sử dụng các biện pháp đối kháng chống lại bất kỳ hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo có quy mô tương tự như những công trình Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp hiện nay ở Biển Dông là khả thi. Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của việc di chuyển các tàu thuyền và công cụ phục vụ việc bồi lấp đảo nhân tạo, một đề nghị áp dụng các biện pháp tạm thời có thể được đệ trình ngay lập tức lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển ITLOS trong khi chờ đợi thành lập một tòa trọng tài theo Phần XV của UNCLOS.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris nới rộng khoảng cách so với ông Trump
18:21:46 25/09/2024
Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng
07:40:21 24/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Nhật Bản lần đầu b.ắn pháo sáng chặn máy bay quân sự Nga xâm nhập không phận
18:20:16 24/09/2024
Ukraine phản ứng khi Tổng thống Séc đề nghị 'đổi lãnh thổ lấy hòa bình'
19:41:13 25/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
ExxonMobil bị kiện vì lừa dối người tiêu dùng về tái chế nhựa
19:15:28 24/09/2024
Sự gia tăng chưa từng có của máy bay Nga trong không phận Triều Tiên
21:09:46 25/09/2024

Tin đang nóng

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!
17:51:03 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
Người đàn ông mất cả GĐ nói lý do bật khóc, ôm chia tay chiến sĩ rời Làng Nủ
20:23:33 25/09/2024
Anh Tú công khai tình tứ với 1 người, Diệu Nhi nổi đóa đăng đàn cảnh cáo "bé ba"
16:57:59 25/09/2024
Prang Kannarun: Ngọc nữ Tbiz đi lên bằng thực lực, bé ba khiến Jespipat bỏ Vill?
19:27:16 25/09/2024
Ly Kute xinh đẹp trên bàn đẻ, nhìn cách chồng săn sóc vợ con mà ai cũng mừng thay: "Lần này chọn đúng người rồi"
19:44:23 25/09/2024
Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt
17:53:57 25/09/2024
Lý Nhã Kỳ nổi đoá vì bị đàn em nói xấu, liền chỉ thẳng mặt, nói rõ 1 điều
16:42:41 25/09/2024

Tin mới nhất

EU và các đồng minh tìm cách siết chặt trừng phạt đối với dầu mỏ Nga

21:07:57 25/09/2024
Nhằm đảm bảo dầu được bán dưới mức giá trần, năm ngoái, các nước phương Tây, trong đó có EU, đã bắt đầu trừng phạt trực tiếp các tàu.

Ứng cử viên Trump cam kết đ.ánh thuế 100% xe ô tô nhập khẩu từ Mexico

20:18:34 25/09/2024
Chi phí lao động thấp hơn ở Mỹ giúp các công ty có lợi nhuận. Nay họ sẽ phải chuyển nhà máy sản xuất về Mỹ mới tránh được việc phải nộp thuế nhập khẩu 100%.

Cộng đồng người Việt tại Australia tăng cường kết nối với quê hương

20:14:40 25/09/2024
Nhân chuyến thăm Australia, Đoàn cũng đã gặp và làm việc với Bộ Dịch vụ Xã hội Australia và Cơ quan Dịch vụ công quốc gia của Australia tại thủ đô Canberra.

Thông điệp của Hezbollah khi phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên về phía Tel Aviv

19:53:20 25/09/2024
Quân đội Israel nói rằng đây là lần đầu tiên một tên lửa do Hezbollah phóng đã bay đến khu vực Tel Aviv trước khi bị hệ thống phòng thủ trên không đ.ánh chặn. Không có báo cáo về thương vong từ vụ tấn công.

Hezbollah lần đầu phóng tên lửa đạn đạo vào trụ sở cơ quan tình báo Israel

19:50:27 25/09/2024
Hezbollah cáo buộc trụ sở này chịu trách á.m s.át các nhà lãnh đạo và thực hiện cuộc tấn công khiến loạt máy nhắn tin và thiết bị không dây ở Liban phát nổ. Cuộc tấn công đã khiến nhiều người t.hiệt m.ạng, bao gồm một chỉ huy cấp cao.

Biến đổi khí hậu - Thủ phạm làm gia tăng nguy cơ lũ lụt ở Trung Âu

19:37:16 25/09/2024
Cho đến khi dầu mỏ, khí đốt và than đá được thay thế bằng năng lượng tái tạo, những cơn bão như Boris dự báo sẽ gây ra lượng mưa lớn hơn, dẫn đến lũ lụt có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế .

Yemen: Chiến dịch tấn công của Mỹ và Anh không hiệu quả đối với lực lượng Houthi

19:02:14 25/09/2024
Nhằm đáp trả Houthi và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại ở vùng biển này, Mỹ và Anh đã phát động Chiến dịch Bảo vệ Thinh vượng hồi cuối năm ngoái.

Ecuador: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng tại thủ đô Quito

18:59:18 25/09/2024
Cùng ngày, chính quyền thành phố Quito cho biết đã sơ tán ít nhất 14 gia đình đề phòng lửa lan rộng. Trong khi đó, Sở Giáo dục quyết định cho học sinh tại khu vực đô thị Quito nghỉ học.

Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển

18:57:15 25/09/2024
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.

WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên 'nghiện' mạng xã hội

18:55:25 25/09/2024
Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ t.uổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng

18:53:28 25/09/2024
Ông Tjakra lưu ý mặc dù lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch tăng hơn gấp đôi, nhưng vẫn tương đối nhỏ so với mức tiêu thụ gạo nội địa hàng năm của Nhật Bản với hơn 7 triệu tấn.

Công ty dịch vụ tài chính Visa bị kiện tại Mỹ liên quan đến vấn đề độc quyền

18:25:26 25/09/2024
Vụ kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ của Visa, cho phép người dùng chi tiêu từ tài khoản thanh toán của họ, không giống như thẻ tín dụng cho phép mua hàng bằng t.iền vay và trả sau.

Có thể bạn quan tâm

Quang Lê từng bị đàn anh nổi tiếng chèn ép

Sao việt

22:16:08 25/09/2024
Trong một chương trình, Chung Tử Lưu tiết lộ chuyện Quang Lê từng bị một đàn anh chèn ép, không được ra nhạc suốt một năm.

Cựu danh thủ Hồng Sơn: Tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp đá bóng

Tv show

22:06:39 25/09/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , cựu danh thủ Hồng Sơn có dịp ôn lại những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp, đồng thời bày tỏ niềm tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp.

Đi giữa trời rực rỡ: Chải cùng quý bà đi bắt "bé ba", Pu ra sao?

Phim việt

22:02:34 25/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ vừa lên sóng, Chải (Long Vũ) nhận một cuốc xe đầy sóng gió khi chị khách yêu cầu chặn đầu xe ô tô để bắt gian chồng và nhân tình. Chải từ chối nhưng chị khách đề nghị trả nhiều t.iền.

Lisa có cách "trị bệnh" đặc biệt, chỉ cần 1 bài hát có thể cứu được vô số người

Sao châu á

21:32:44 25/09/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, Lisa của Blackpink không chỉ là một trong những nghệ sĩ châu Á hàng đầu của thập kỷ này mà cô còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ trên khắp thế giới.

Hải Dương: N.am s.inh liều lĩnh "thông chốt", tông bị thương 1 thiếu tá CSGT

Xã hội

21:21:10 25/09/2024
Mới đây, một n.am s.inh đã bất chấp tín hiệu dừng xe của lực lượng CSGT, tăng ga bỏ chạy rồi tông trúng một thiếu tá công an. Hậu quả, người này bị thương nặng phải nhập viện điều trị.

Sao Việt kiều có giá gần 140 tỷ đồng bất ngờ 'quay xe' với tuyển Đức

Sao thể thao

21:07:17 25/09/2024
Đáng nói, cách đây không lâu nhiều nguồn tin cho hay, Ibrahim Maza đã từ chối lời đề nghị của Liên đoàn bóng đá Algeria để khoác áo tuyển Đức.

Phim chưa chiếu đã b.ị c.hê khắp MXH, netizen ngao ngán "thấy xấu hổ giùm diễn viên"

Phim châu á

21:07:16 25/09/2024
Bộ phim Thư Quyển Nhất Mộng vừa tung trailer nhá hàng trước thềm phát sóng. Thế nhưng trailer này ngay lập tức trở thành trò cười của netizen vì một phân cảnh bị ví như quảng cáo máy giặt .

Nếu phải sống đời khổ như Cám: Đời khỏi xô, tôi cũng tự ngã!

Hậu trường phim

21:01:40 25/09/2024
Phim đã đảo lộn cốt truyện cũ của Cổ tích đã thành giai thoại kinh điển, nhưng ở bất cứ phiên bản nào, cuối cùng cái tên Cám vẫn chẳng mang được một kết thúc có hậu.

6 bí kíp rửa mặt sạch sâu, giúp da sáng mịn từ bên trong

Làm đẹp

20:36:11 25/09/2024
Khi đã có bọt, hãy thoa sữa rửa mặt lên mặt và massage nhẹ nhàng bằng các chuyển động tròn. Kỹ thuật này không chỉ giúp làm sạch mà còn kích thích tuần hoàn m.áu, mang lại sức sống cho làn da.

Sốc: Leonardo DiCaprio xuất hiện trong "Bữa tiệc trắng" của ông trùm âm nhạc Diddy

Sao âu mỹ

20:08:14 25/09/2024
Hình ảnh Leonardo DiCaprio cùng rất nhiều ngôi sao nổi tiếng xuất hiện trong Bữa tiệc trắng của Diddy đang gây xôn xao dư luận.

Người phụ nữ mua căn nhà rộng gần 160m2 và bỏ quên suốt 5 năm, khi sực nhớ ra và tìm đến thì c.hết lặng

Netizen

19:49:25 25/09/2024
Theo Sohu, một người phụ nữ họ Thẩm ở Thiệu Dương, Hồ Nam, Trung Quốc đã mua 1 căn nhà cách đây 5 năm nhưng... quên. Cho đến một ngày, sau khi dọn dẹp tài liệu cũ, cô tìm thấy hợp đồng mua bán nhà đất,