Đa Chiều: Trung Quốc 3 mũi giáp công ép Việt Nam, khó tránh xung đột
Bắc Kinh có thể vin vào bất kỳ cái cớ nào họ cho rằng “Việt Nam khiêu khích” để ra đòn “trừng phạt”. Trung Quốc sẽ không bao giờ dễ dàng bỏ qua cái cớ như vậy.
Tàu lưỡng thê đổ bộ hiện đại bậc nhất của Trung Quốc, Côn Lôn Sơn đang rình rập quanh giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tờ Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 12/6 tiếp tục có bài phân tích cục diện căng thẳng Trung – Việt trên Biển Đông (sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV) với luận điệu sặc mùi hiếu chiến và đe dọa.
Đa Chiều cho rằng, trên thực tế va chạm giữa Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông là điều không thể tránh được, lý do không chỉ bao gồm “Việt Nam mở rộng không gian sinh tồn, lợi ích chiến lược” mà còn bởi cục diện Biển Đông gần đây Trung Quốc phải đối mặt buộc Bắc Kinh phải đưa ra 1 quyết định “đột phá”.
Giới phân tích cho rằng trong vấn đề Biển Đông lâu nay luôn tồn tại 2 xu hướng chiến lược đối lập nhau: Một số quốc gia tìm cách liên minh thành mặt trận chống (sự xâm lược, bành trướng của) Trung Quốc trong khi Bắc Kinh tìm cách phá vỡ vòng vây này (thực chất là tìm mọi cách hiện thực hóa đường lưỡi bò, thỏa mãn cuồng vọng lãnh thổ và xưng hùng xưng bá trong khu vực – PV).
Theo Đa Chiều, căng thẳng Trung – Việt lần này đã làm xuất hiện 2 xu thế, thứ nhất Việt Nam và Philippines tự nhiên tiến thêm 1 bước xích lại gần nhau về chiến lược để cùng đối phó với (nguy cơ xâm lược, đe dọa bành trướng của) Trung Quốc. Thứ 2, thái độ của các bên liên quan đã có những thay đổi dù rất tinh tế. Và “nguy hiểm” hơn với Bắc Kinh là Mỹ, Nhật Bản trở thành bên thứ 3 liên tục lên tiếng, can dự vào Biển Đông.
Dưới con mắt của giới phân tích mà Đa Chiều tham vấn, đó là một tín hiệu “cực kỳ nguy hiểm” đối với Bắc Kinh, bởi nó sẽ bóp nghẹt (cái gọi là) không gian chiến lược, trỗi dậy trên biển của người Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải tìm 1 đột phá khẩu để làm đường thoát.
Video đang HOT
Trong khi 6 tàu chiến, 4 máy bay quân sự Trung Quốc đang lởn vởn vòng ngoài hăm dọa, thì các tàu Hải cảnh, Hải tuần và “tàu cá” vỏ sắt hung hãn liên tục đâm húc các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Chỉ cần một cái cớ vu vơ nào đó, những hỏa lực mạnh của Trung Quốc có thể lập tức được sử dụng.
Trong vụ giàn khoan 981 Bắc Kinh đã có động thái hiếm thấy, với thủ đoạn sức mạnh cứng rắn họ đã điều động lực lượng hải – không quân quy mô lớn tham gia uy hiếp Việt Nam trên thực địa cùng với các tàu Hải cảnh, Hải tuần, tàu cá vỏ thép (quân sự trá hình), đây là mũi giáp công thứ nhất – PV.
Mũi thứ 2, về mặt tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho những hành động gây hấn hơn nữa, Trung Quốc đã liên tục vu cáo, bôi nhọ Việt Nam trên những diễn đàn quốc tế, đặc biệt là đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc. Mũi giáp công thứ 3, Bắc Kinh đã đóng sầm tất cả các cánh cửa tiếp xúc ngoại giao, đối thoại hòa bình cấp cao song phương với Việt Nam, bất chấp mọi tuyên bố “thiện chí đối thoại hòa bình” trước đó.
Đa Chiều cho rằng, mặc dù dụng ý chính của Bắc Kinh là tạo thanh thế để gây sức ép với Việt Nam phải chấp nhận quỹ đạo Trung Quốc vạch ra ở Biển Đông, nhưng ngày nay đã khác xưa, kiếm lúc nào cũng có thể rút ra khỏi vỏ, nắm đấm sẵn sàng được tung ra, và Bắc Kinh có thể vin vào bất kỳ cái cớ nào họ cho rằng “Việt Nam khiêu khích” để ra đòn “trừng phạt”. Trung Quốc sẽ không bao giờ dễ dàng bỏ qua cái cớ như vậy.
Theo tờ báo người Hoa hải ngoại, đối với Bắc Kinh thì 1 chiến dịch quân sự quy mô nhỏ nhằm vào Việt Nam không những là “trong tầm tay” mà còn là “tất yếu”?! Đối kháng quốc tế suy cho cùng là đối đầu thực lực, nên rất có khả năng Trung Quốc sẽ lấy Việt Nam làm đối tượng quan trọng để “nhất chiến định càn khôn”, tạo ra cục diện mới trên Biển Đông.
Giới quan sát cho rằng giàn khoan 981 có giá trị kinh tế rất lớn là điều không phải bàn cãi, nhưng ngay từ đầu nó đã được Bắc kinh xác định “ý nghĩa chính trị” rất rõ ràng với tên gọi “hàng không mẫu hạm” của ngành dầu khí Trung Quốc, không những thế 981 còn được xem như “lãnh thổ quốc gia di động” của Bắc Kinh.
Trong ngày 11/6 khi Việt Nam phát hiện thêm 2 chiến hạm nâng tổng số tàu chiến Trung Quốc quanh giàn khoan 981 thành 6 chiếc, tờ Khoa học Xã hội Trung Quốc đăng bài “Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc không còn ném chuột sợ vỡ bình” xuyên tạc rằng, “phản ứng kịch liệt của Việt Nam” trong vụ giàn khoan 981 đã làm mất cân bằng vốn có trong quan hệ Trung – Việt.
Do cái thế (bành trướng, xâm lược) của Trung Quốc trên Biển Đông ngày một lớn hơn, Việt Nam không thể không lo ngại mà “ra tay trước” để bảo vệ lợi ích dầu khí, lợi ích địa chính trị (hợp pháp) của mình trên Biển Đông, tờ Đa Chiều bình luận.
Chưa biết cái đám tàu chiến, máy bay quân sự hiện đại đang lảng vảng bên cạnh giàn khoan 981 kia chỉ là để hăm dọa Việt Nam hay Trung Quốc âm mưu dùng vũ lực như tờ Đa Chiều nhận định, nhưng rõ ràng đây là những động thái leo thang gây hấn hết sức đáng quan ngại, cần hết sức chú ý đề phòng cảnh giác – PV.
Theo Giáo Dục
Tiết lộ về "hình hài" của Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc
Chiều 12/11, Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 (Hội nghị Trung ương 3) đã bế mạc và ra thông cáo liên quan.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP
Ngoài việc thành lập Tiểu tổ Lãnh đạo thúc đẩy cải cách toàn diện, một nội dung hết sức quan trọng và được truyền thông trong ngoài Trung Quốc đặc biệt chú ý là nước này sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Tại sao Trung Quốc cần phải thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia và hình hài của Ủy ban An ninh Quốc gia ra sao.
Tạp chí "Minh kính" mới đây cho biết trong một thời gian dài ở Trung Quốc, từ thời ông Lý Triệu Tinh tới thời ông Dương Khiết Trì và hiện nay là ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao chỉ là Ủy viên Trung ương bình thường, không tương xứng với tư cách nước lớn có sức ảnh hưởng ngày càng lớn trên vũ đài quốc tế của Trung Quốc.
Vì thế, các nhà quan sát chính trị Bắc Kinh và các chuyên gia phân tích đều cho rằng Trung Quốc kỳ thực cần phải có một cơ quan cao hơn để phù hợp với sự thay đổi của tình hình, điều phối và thống nhất bước đi của các bộ ngành liên quan tới đối ngoại, nhằm giành lấy lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc.
Nói một cách khác việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia là phù hợp với lợi ích căn bản của Trung Quốc bởi việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia là nhằm kết hợp an ninh quốc gia về mặt đối ngoại và an ninh quốc gia về mặt đối nội với nhau. Vấn đề hiện nay là hình hài của Ủy ban An ninh Quốc gia sắp thành lập ra sao?
Theo tờ "Đa chiều", một năm trước, nguồn tin thạo tin đã tiết lộ với cơ quan truyền thông này rằng dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Khi đó, có ít nhất ba tới bốn cơ quan học thuật lớn của Trung Quốc, gồm Đại học Thanh Hoa đã tiến hành nghiên cứu khả thi về vấn đề này.
Nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh của tạp chí "Minh kính" cũng cho hay trong năm 2014, Trung Quốc sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Đây là một trong những nội dung hạt nhân của công cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc. Phương án thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia do đích thân nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình làm chủ đạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ phụ trách công tác trù bị. Ngoài ra, tham gia vào công tác trù bị thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia còn có Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh, tân Tổng Thư ký Ủy ban Chính pháp Trung ương, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Uông Vĩnh Thanh.
Thành phần của Ủy ban An ninh Quốc gia dự định được thành lập gồm công an, vũ cảnh, tư pháp, Bộ An ninh Quốc gia, Cục II, Cục III của Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Cục Liên lạc thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương... Cho dù về mặt quy mô nay vị thế, Ủy ban An ninh Quốc gia mới này đều lớn hơn so với Tổ Lãnh đạo Công tác An ninh Quốc gia Trung ương hiện nay còn nếu xét riêng về quy mô, còn lớn hơn Ủy ban An ninh Quốc gia theo ý tưởng của dưới thời ông Giang Trạch Dân.
Liên quan tới vấn đề này, thông cáo của Hội nghị Trung ương 3 cho biết Ủy ban An ninh Quốc gia "sẽ phục trách hoàn thiện thể chế an ninh quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia". Theo tờ "Đa chiều", điều đó có nghĩa Ủy ban An ninh Quốc gia rất có khả năng do "công an, vũ cảnh, tư pháp, Bộ An ninh Quốc gia, Cục II, Cục III của Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Cục Liên lạc thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương" kết hợp lại để hình thành.
Nếu vậy, tờ "Đa chiều" đặt câu hỏi: Ủy ban An ninh Quốc gia sẽ chỉ là cơ quan tư vấn hay là cơ quan có thực quyền lớn hơn? Theo tạp chí "Minh kính", xét về vị thế, Ủy ban An ninh Quốc gia chỉ đứng sau Trung ương Đảng, Quốc vụ viện, Nhân đại Toàn quốc (Quốc hội), Chính hiệp Toàn quốc (Mặt trận Tổ quốc Trung ương) và đứng trước Tòa án, Viện Kiểm sát.
Theo Kỳ Đồng
Báo tin tức
Buồng trứng đa nang: Phụ nữ trẻ cũng khó tránh Buồng trứng đa nang là hội chứng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khả năng có thai, nội tiết, tim mạch, mạch máu và biểu hiện bên ngoài của người phụ nữ (PN). "Khi người phụ nữ có hội chứng này, đặc trưng sẽ có nồng độ androgen cao (đôi khi được gọi là nội tiết tố nam mặc dù...