Đa Chiều: Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông là “tự tìm đường chết”
Sự xuất hiện của hai tàu sân bay ở cả khu vực Biển Đông và khu vực Địa Trung Hải đã trở thành vũ khí lợi hại để “phe tàu sân bay” tranh lấy kinh phí quân sự. Biển Đông chắc chắc đã trở thành “hòn đá thử vàng” của “đại chiến” chi tiêu quân sự của Quân đội Mỹ – Đa Chiều bình luận.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Như báo cáo trước VietTimes đã đăng tải, trang Đa Chiều của cộng đồng người Hoa tại Mỹ cho rằng bên cạnh chiến lược xoay trục, gia tăng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, ngoại giao sang châu Á Thái Bình Dương, về khía cạnh quân sự, Mỹ cơ bản là để tìm được một đối thủ tác chiến đối xứng cho hải, không quân Mỹ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lớn của Lầu Năm Góc gồm “tác chiến hợp nhất hải – không quân” và “chiến lược triệt tiêu lần thứ ba”.
Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng Lầu Năm Góc đã hơi coi nhẹ tầm quan trọng của thương mại Trung-Mỹ đối với Mỹ, một khi Mỹ thực sự phong tỏa thương mại trên biển ở Biển Đông, chắc chắn cũng sẽ “tự tìm đường chết cho mình”.
Đa Chiều nói rằng Mỹ phát triển quân sự cần có sự hỗ trợ tiền bạc rất lớn. Mà thương mại với Trung Quốc sẽ hỗ trợ quan trọng cho phát triển kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, không ai có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị thương vong quy mô lớn. Vì vậy, Quân đội Mỹ tuy không ngừng bố trí ở Biển Đông, nhưng khả năng thực hiện lại tương đối thấp.
Video đang HOT
Ngoài ra logic chiến lược của Lầu Năm Góc, nội bộ Hải quân Mỹ cũng tích cực nhấn mạnh đến mối đe dọa ở Biển Đông để tranh thủ ngân sách chi tiêu.
Cùng với việc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông được tiết lộ, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu gia tăng triển khai tàu ngầm.
Chiến cơ F-22 của Mỹ bố trí ở Nhật Bản.
Theo kế hoạch đóng tàu của Hải quân Mỹ công bố năm 2016, việc cấp phát bình quân hàng năm cho tàu ngầm đến năm 2025 cũng nhiều như việc cấp phát cho tàu sân bay.
Từ năm 2014 đến nay, Hải quân Mỹ luôn tuyên bố muốn cắt giảm tàu sân bay. Hơn nữa, tại Quốc hội vào tháng 6/2016, “phe tàu sân bay” đã thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2017 một cách không dễ dàng, đã khởi động “kế hoạch chu kỳ sửa chữa tàu sân bay”, làm cho 6 tàu sân bay xuất hiện tập thể.
Việc phô trương sức mạnh ở Biển Đông chính là do “phe tàu sân bay” đã nỗ lực để thể hiện giá trị của triển khai tàu sân bay.
Oanh tạc cơ B-52.
Sự xuất hiện của hai tàu sân bay ở cả khu vực Biển Đông và khu vực Địa Trung Hải đã trở thành vũ khí lợi hại để “phe tàu sân bay” tranh lấy kinh phí quân sự. Biển Đông chắc chắc đã trở thành “hòn đá thử vàng” của “đại chiến” chi tiêu quân sự của Quân đội Mỹ – Đa Chiều bình luận.
Tóm lại, việc bố trí của Quân đội Mỹ ở Biển Đông có liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng phần lớn liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của Mỹ. Mỹ cần tìm được đối thủ xứng tầm có “khả năng đe dọa tiềm tàng” cho hải, không quân của họ.
Các động thái hải, không quân của Mỹ ở Biển Đông xem ra không hề có quy luật, nhưng đằng sau lại có sự triển khai chiến lược lớn ổn định, Quân đội Mỹ đang từng bước thực hiện các mục tiêu chiến lược của “tác chiến hợp nhất hải-không quân” và “chiến lược triệt tiêu lần thứ ba” ở khu vực Biển Đông.
Theo Viettimes
Chiến trường Syria: Nga sắp tung vũ khí khiến kẻ thù khiếp sợ
Một nguồn tin ngoại giao-quân sự ở thủ đô Moscow hồi cuối tuần vừa rồi tiết lộ, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov sẽ chính thức tham gia vào cuộc chiến ở Syria từ phía đông biển Địa Trung Hải trong giai đoạn từ tháng 10/2016 đến tháng 1/2017. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến những kẻ thù của Nga trên chiến trường Syria "mất ăn mất ngủ" vì lo sợ.
Ảnh minh họa
"Bộ Tổng tham mưu của quân đội đã chuẩn bị một kế hoạch để đưa tàu sân bay tham gia vào nhiệm vụ tấn công các nhóm khủng bố ở Syria. Tại đó, các binh sĩ sẽ tiến hành những cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu trên mặt đất", nguồn tin cho biết.
Như vậy, theo nguồn tin từ Nga, trong giai đoạn từ mùa thu đến mùa đông, các cuộc tấn công của Nga sẽ được tiến hành bởi cả lực lượng đóng tại căn cứ Hmeymim và lực lượng đóng trên tàu sân bay "trong một sự phối hợp tác chiến chặt chẽ nhất có thể". "Tàu Đô đốc Kuznetsov - con tàu có vai trò đầu đàn trong nhóm tàu chiến đóng thường trực tại biển Địa Trung Hải của Hải quân Nga, sẽ áp sát bờ biển của Syria "để những chiếc máy bay trên tàu có đủ năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ và quay trở lại", nguồn tin của Nga cho biết thêm.
Trong chuyến đi làm nhiệm vụ chiến đấu lần này, tàu Đô đốc Kuznetsov "sẽ mang theo khoảng 15 chiếc chiến đấu cơ Su-33 và MiG-29K/KUB cùng với hơn 10 chiếc trực thăng Ka-52K, Ka-27 và Ka-31."
Tàu Đô đốc Kuznetsov được hạ thủy từ đầu những năm 1990, hiện được triển khai trong Hạm đội Biển Bắc. Chiếc Kuznetsov có chiều dài 300m, chở được 26 chiến đấu cơ và 24 trực thăng. Quân số trên tàu là 1.960 người (626 phi hành đoàn, 40 nhân viên), 3.857 phòng. Tàu có trọng lượng choán nước là 58.000 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa là 30 hải lý/giờ và có tầm hoạt động tối đa khoảng 15.700 km.
Không như các tàu sân bay khác của phương Tây vốn luôn cần một đội tàu hộ tống, tàu Đô đốc Kuznetsov được thiết kế để có thể độc lập tác chiến chống lại các loại tàu khác với hệ thống vũ khí riêng của mình, chứ không cần một đội tàu bảo vệ vì đây vốn là một tuần dương hạm mang tên lửa hạng nặng.
Tuy nhiên, tàu sân bay của Nga kém hiện đại hơn tàu sân bay Mỹ rất nhiều. Trong khi tàu sân bay của Nga vẫn còn chạy bằng động cơ hơi nước thì các tàu sân bay của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo Vnmedia
Biển Đông nóng bỏng giờ G: Trung Quốc "chịu trận" hay làm liều Điều gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề tới xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh, National Interest nhận định....