Đã chi bao nhiêu tiền mua sắm đoàn tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông?
Những đầu máy và toa tàu đầu tiên trong số 13 đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vừa về đến Hà Nội.
Đêm qua, những đầu máy và toa tàu đầu tiên phục vụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã được vận chuyển về Hà Nội.
Những đầu máy và toa tàu khách đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã được vận chuyển về Hà Nội. Ảnh: Hồng Phú
Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đây là lô hàng đầu tiên thuộc 13 đoàn tàu phục vụ dự án được vận chuyển về Hà Nội.
Trọng lượng mỗi đầu máy 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m, toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.
Theo Ban QLDA Đường sắt, đến nay việc sản xuất, chế tạo 13 đoàn tàu chuẩn B1 bên Trung Quốc đã hoàn thành. 50 toa tàu chở khách sẽ tiếp tục được vận chuyển về Việt Nam trước thời gian vận hành chạy thử. Đầu máy và toa tàu chở khách là 1 trong 12 hạng mục chuyên ngành của dự án.
Ban QLDA Đường sắt cũng cho biết dự án đã giải ngân vốn ODA được 329,3/419 triệu USD chiếm 78,6%. Trong đó, dự án đã giải ngân 21,15 triệu USD để tạm ứng sản xuất các đoàn tàu.
Bên cạnh 13 đoàn tàu, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông còn có 11 hạng mục thiết bị chuyên ngành khác, bao gồm: Thu soát vé tự động (AFC), thiết bị công nghệ khu Depot, cung cấp điện (9 hồ sơ chuyên ngành con), ray tiếp xúc, thang cuốn thang máy, điều hòa thông gió, cấp thoát nước & PCCC, cảnh báo cháy tự động FAS, điện động lực chiếu sáng, hệ thống thông tin và hệ thống tín hiệu.
“Tổng thầu đang tiến hành mua sắm, đấu thầu cho dự án. Hiện tại, đã lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị của một số chuyên ngành như: hệ thống Thông tin, hệ thống tín hiệu, AFC, một số thiết bị thuộc chuyên ngành công nghệ khu Depot và hệ thống ray tiếp xúc, dòng điện rò, tủ đóng cắt 750V DC” – đại diện Ban QLDA Đường sắt, Bộ GTVT cho biết.
Video đang HOT
Dự kiến ngày 15.3, dự án Cát Linh – Hà Đông sẽ bắt đầu lắp đặt thiết bị và hoàn thành ngày 31.7. Đến ngày 31.3, toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm cả khu Depot sẽ được hoàn thiện. Ngày 1.9 toàn tuyến sẽ được đóng điện và tiến hành chạy thử liên động toàn hệ thống sau ngày 31.9, thời gian chạy thử là từ 3 – 6 tháng.
Dự án có chiều dài 13,05km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông, đường đôi, khổ 1.435mm, khổ giới hạn tĩnh không 7,8m, sử dụng kết cấu dầm hộp dài L = 30 – 40m. Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao (bao gồm 2 ga trung chuyển là Cát Linh và Đại học Quốc gia). Khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông, dự án có 13 đoàn tàu (52 toa), khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80km/h, tốc độ khai thác bình quân 35km/h. Tổng mức đầu tư ban đầu 552,86 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD – tương đương 1,2 tỷ nhân dân tệ vay ưu đãi và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua) cho xây lắp, đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát; vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD cho giải phóng mặt bằng, thuế, phí/lãi và chi phí khác (thẩm tra, quản lý dự án, bảo hiểm…). Sau đó, tổng mức đầu tư dự án đã được điều chỉnh lên 868,04 triệu USD; trong đó phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Theo Danviet
Tàu Cát Linh-Hà Đông đã về đến Hà Nội trong đêm
Hai đầu máy và 2 toa tàu chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), từ Hải Phòng trên 4 chiếc xe siêu trường siêu trọng đã về đến Hà Nội lúc 1h30 sáng ngày 19/2.
Khoảng 1h30 ngày 19/2, đoàn xe siêu trường siêu trọng vận chuyển 2 đầu máy và 2 toa tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), được vận chuyển từ Hải Phòng đã về đến Hà Nội
Đầu tàu và toa tàu được phủ bạt đen kín trên 4 xe siêu trường siêu trọng trên đường Văn Phú (Hà Đông), nằm cách đường sắt trên cao khoảng gần 2km
Trước đó, ngày 12/2, tàu Tian Wang Xing quốc tịch Trung Quốc chở 2 đầu máy và 2 toa tàu chở khách đầu tiên của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã cập cảng Hạ Long, TP Hải Phòng
Đầu máy và toa tàu được chằng chặt vào xe bằng những sợi xích lớn. Theo nhà thầu Trung Quốc, đây là mã hàng đầu tiên và còn 50 toa tàu chở khách sẽ được nhà thầu tiếp tục vận chuyển về Việt Nam. Trọng lượng mỗi đầu máy là 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.
Hệ thống bánh được buộc chặt vào một đoạn đường ray bằng sắt cố định trên khung xe. Để về tới bãi tập kết trên đường Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội), 4 xe siêu trường siêu trọng vận chuyển theo lộ trình từ cảng Hạ Long theo quốc lộ 5 cũ, về quốc lộ 10, qua Thái Bình, sau đó đi qua Phủ Lý (Hà Nam), ra quốc lộ 1A cũ rồi mới về đến Hà Nội
Theo quan sát của phóng viên, chỉ phần trên của đầu máy và toa tàu được phủ bạt, bên dưới hệ thống máy móc không được che. Dự kiến trong đêm mai, đầu tàu và toa tầu sẽ được cẩu lên đường sắt trên cao, sắt ga La Khê (Hà Đông)
Để phục vụ cho dự án, nhà thầu sẽ mua sắm 13 đoàn tàu, 12 đoàn tàu tiếp theo sẽ được chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về càng Hải Phòng trong thời gian tới
Hộp thiết bị đối điện bên dưới đầu tàu
Phòng thiết bị tụ điện
Hộp điện điều khiển kết nối với các thiết bị khác
Hộp công tắc tiếp đất
Thiết bị khởi động
Phòng nạp điện cho mô tơ
Dự án Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, sau đó vốn được điều chỉnh tăng, nâng tổng mức đầu tư thêm hơn 300 triệu USD. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Theo Danviet
Đêm nay, đưa đầu tàu Cát Linh-Hà Đông vào đường ray Lô tàu đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã tập kết tại khu đô thị Văn Phú lúc 2h đêm qua (19/2). Đêm nay, hai đầu tàu sẽ được đưa vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông (Hà Nội). Những cấu phần của đoàn tàu đường sắt...