Đã chết 9 năm vẫn được công nhận…đủ sức khỏe học lái xe
Đó là trường hợp của người quá cố Nguyễn Đức Dương (Quảng Thọ, Ba Đồn, Quảng Bình) qua đời từ năm 2006, nhưng năm 2014, Trung tâm y tế dự phòng huyện Quảng Trạch vẫn chứng nhận sức khỏe bình thường và cho đủ điều kiện để đi học lái xe.
Sự việc này được ông Mai Quý Khiêm, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quảng Trạch phanh phui khi Trung tâm này có hành động thường xuyên ký khống giấy khám sức khỏe để thu tiền, bất chấp các quy định của pháp luật cũng như của ngành y tế.
Theo ông Khiêm, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quảng Trạch đã “nhân bản” giấy khám sức khỏe (GKSK) để bán cho những người cần làm hồ sơ xin việc, hồ sơ đi học, đi làm, đi xuất khẩu lao động, hồ sơ thi giấp phép lái xe…
Theo đó, chỉ cần đưa giấy chứng minh nhân dân và số tiền 175.000 đồng là sau gần 1 giờ đồng hồ sẽ có giấy sức khỏe hoàn chỉnh theo quy chuẩn của Bộ Y tế ban hành với các thông số về chiều cao, cân nặng, thị lực, tim mạch, phổi…chữ ký của các bác sĩ, y sĩ là thật, chữ ký của giám đốc trung tâm Phạm Minh Sơn là thật.
Để chứng minh sự việc, ông Khiêm đã mượn chứng minh nhân dân của Nguyên Đức Dương từ gia đình người quá cố và đưa lên Trung tâm này, một lát sau đã có trong tay bộ chứng nhận sức khỏe bình thường đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Dương sinh năm 1972, bị tâm thần và mất do bạo bệnh năm 2006, nhưng ngày 28.3.2014, Trung tâm này vẫn chứng nhận sức khỏe bình thường.
Giấy chứng tử của người đã mất.
Trang đầu hồ sơ khám sức khỏe của người qua đời 9 năm.
Trang trong của bộ hồ sơ khám sức khỏe người đã mất với đầy đủ chữ ký của các phòng ban theo quy chuẩn Bộ y tế.
Ngày 15.10, Sở y tế Quảng Bình cho biết đang cho thanh tra toàn diện Trung tâm y tế dự phòng Quảng Trạch và có biện pháp xử lý thích đáng.
Riêng Giám đốc Trung tâm, ông Phạm Minh Sơn từ chối các cuộc hẹn làm việc với báo chí với một giọng điệu trịch thượng “các ông không gặp tôi, các ông gặp sở y tế ấy”.
Theo Một Thế Giới
TP.HCM: Bệnh đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện ở trường học
Chiều 7/10, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM - đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng Quận 2 tổ chức theo dõi, kiểm tra và triển khai các biện pháp ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn.
ảnh minh họa
Thông tin ban đầu cho biết, tại Trường tiểu học Mỹ Thủy (P.Cát Lái, Q.2, TPHCM) có 1 học sinh lớp 2 mắc bệnh đau mắt đỏ, sau đó em này đã lây cho cô giáo. Cả hai đã được nhà trường được cho nghỉ ở nhà để tránh lây lan.
Ông Dũng cho biết, đây là thời điểm bệnh đau mắt đỏ đang hoành hành. Người dân cần hết sức lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sinh sống. Đề nghị các đơn vị y tế quận huyện kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh tại các hồ bơi trên địa bàn thành phố.
Bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra, dấu hiệu rõ nhất là mắt đỏ và có ghèn. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường hô hấp, nước mắt (chứa rất nhiều virus), nước bọt, bắt tay, cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh...
Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày. Không dùng tay dụi mắt, không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
Theo Khampha
Vũng Chùa trang nghiêm trong ngày giỗ đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp Sáng 21/9, tại Vũng Chùa- Đảo Yến, gia đình và người thân cùng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã tiến hành dâng hương, làm lễ tròn một năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp (28/8/2013 - 28/8/2014 âm lịch). Từ sáng sớm, Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình dẫn đầu đoàn...