Đã cắt giảm và đơn giản hóa 28% thủ tục hải quan
Theo Tổng cục Hải quan, từ tháng 10/2014 đến nay đã có 63 thủ tục hành chính được cắt giảm và đơn giản hoá, chiếm 28% tổng số thủ tục hành chính của toàn ngành.
Thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan đối với hàng xuất khẩu chỉ còn 6 giờ 58 phút 55 giây (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, có 17 thủ tục hành chính được bãi bỏ, trong đó có 1 thủ tục hành chính chính cấp Tổng cục và 16 thủ tục hành chính cấp chi cục, có 46 thủ tục hành chính được đơn giản hoá với 5 thủ tục hành chính cấp Tổng cục và 41 thủ tục hành chính cấp chi cục.
Hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) đã được triển khai tại 34/34 cục hải quan và 171/171 chi cục hải quan trên phạm vi toàn quốc. Từ đó giảm thời gian đăng ký tờ khai hải quan chỉ còn 3 giây; thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp(doanh nghiệp) đăng ký tờ khai đến khi thông quan hay giải phóng hàng đối với hàng nhập khẩu chỉ còn 34 giờ 32 phút 14 giây, so với năm 2013 (42 giờ 7 phút và 40 giây), khoảng thời gian này đã giảm 7,8 giờ tương đương với 18,5%.
Thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan đối với hàng xuất khẩu chỉ còn 6 giờ 58 phút 55 giây.
Bên cạnh đó, ngành hải quan đã tiến hành thanh toán thuế điện tử tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố; tiếp nhận thông tin thu từ 23 ngân hàng thương mại để ký thoả thuận phối hợp thu với tần suất online 15 phút/lần; tự động hạch toán kế toán, thanh toán khoản nợ, thông quan hàng hoá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với số thu chiếm 63% số thu của Tổng cục Hải quan.
Đồng thời, để thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cảng biển lớn trên cả nước, ngành hải quan đã triển khai tiếp nhận điện tử bản lược khai hàng hoá và các chứng từ có liên quan đến phương tiện vận tải biển xuất nhập cảnh (E-manifest) tại 9 cục Hải quan gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ninh. Hiện trên 90% các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận đã tham gia thực hiện E-manifest.
Video đang HOT
Đặc biệt, cải cách thủ tục hải quan thể hiện sự đột phá thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.
Đối với cơ chế một cửa quốc gia, đã triển khai tại 5 cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM và Bà Rịa-Vũng Tàu, hướng tới mở rộng triển khai thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh quá cảnh tại tất cả các cảng biển, cảng đường sông quốc tế cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, logistics và thay thế các thủ tục thủ công bằng thủ tục thực hiện trên phương thức điện tử, hồ sơ điện tử.
Tính đến tháng 10/2015, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối để thực hiện thủ tục hành chính của 9 bộ bao gồm Bộ Tài chính (thủ tục thông quan hàng hoá); Bộ Công Thương (3 thủ tục); Bộ Giao thông vận tải (7 thủ tục); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (3 thủ tục); Bộ Tài nguyên và Môi trường (1 thủ tục); Bộ Y tế (1 thủ tục); Bộ Khoa học và Công nghệ (1 thủ tục); Bộ Thông tin và Truyền thông (1 thủ tục); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1 thủ tục).
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, bước đầu cơ chế một cửa quốc gia đã rút ngắn được khoảng từ 20-30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, giảm thời gian cho chuẩn bị chứng từ, hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.
Riêng đối với thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, từ ngày 17/8/2015 đến tháng 10/2015, Việt Nam đã lần lượt kết nối kỹ thuật và trao đổi chứng nhận xuất xứ mẫu D với cơ chế một cửa quốc gia của các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Hiện nay, Việt Nam và các nước trên đang hoàn tất kỹ thuật để sẵn sàng kết nối vào cuối tháng 12/2015.
Theo baodautu.vn/VGP News
Án hành chính: Nếu thẩm phán cũng sợ, dân biết kêu ai?
Thẩm phán xử án hành chính phải chịu nhiều áp lực nên cần chọn những con người bản lĩnh và phải có một cơ chế bảo hộ để họ vô tư xét xử.
Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật Tố tụng hành chính sửa đổi ngày 27/10 của Quốc Hội, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) kể: "Có một vụ án mà đồng chí nằm trong Hội đồng xét xử đã quyết định là "quan thua dân", đến khi đề bạt đồng chí này gặp rất nhiều khó khăn, cuối cùng phải chuyển công tác đến một đơn vị hành chính khác" (trích Tiền phong).
Sợ án hành chính?
Câu chuyện "sợ án hành chính" vì ngại đụng chạm không phải là câu chuyện mới. Điều này dễ khiến nhiều người dân thiếu niềm tin vào pháp luật, thậm chí còn xuất hiện quan niệm "con kiến mà kiện củ khoai".
Một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Ảnh: VKS Đà Nẵng)
Người dân đi kiện, đi tìm kiếm công lý, tìm kiếm sự thật khách quan mà đến thẩm phán cũng sợ nếu phải xử cho dân thắng thì bảo sao khiếu kiện không kéo dài hết năm này sang năm khác.
Điều đặc biệt, phần lớn án hành chính lại rơi vào các vụ kiện liên quan đến quyết định về bồi thường đất, dự án...là những quyền lợi "sát sườn" của người dân. Do đó, nếu không có hướng giải quyết thấu đáo thì tình trạng người dân "ôm" đơn đi kiện khắp nơi sẽ còn tiếp diễn.
Đối với Toà án, do áp lực của tính chất án hành chính nên một số cán bộ toà được giao thụ lý vụ án chưa làm hết trách nhiệm, thậm chí tìm cách không thụ lý vụ án hoặc đẩy vụ việc sang một hướng khác để tránh phải đưa ra xét xử.
Nhiều người cho rằng án hành chính là loại án phức tạp. Thế nhưng, thực tế cho thấy các vụ án hành chính không quá phức tạp thậm chí nhiều vụ còn khá đơn giản. Song vì lý do này, lý do khác liên quan đến đối tượng bị khởi kiện mà quá trình thụ lý gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, việc xét xử đôi khi thiếu khách quan.
Xây dựng cơ chế bảo hộ để thẩm phán vô tư xét xử
Thẩm phán "cầm cân nảy mực" trong vụ án hành chính chịu rất nhiều áp lực cho nên muốn "phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" thì họ phải là những người có bản lĩnh và phải có cơ chế "bảo hộ" cho những thẩm phán này.
Ông Bùi Tiến Đạt, thạc sĩ luật, nghiên cứu sinh luật tại Đại học Macquarie, Australia bày tỏ: "Về nguyên tắc cần tạo cơ chế để thẩm phán thực sự độc lập, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật, là người bảo vệ công lý. Một khi thẩm phán còn phải chị sự tác động của cơ quan hành chính thì khó mà độc lập, vô tư được".
Với tư cách là người quản trị "Diễn đàn những người hành nghề luật", luật sư Lê Cao, Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng cũng có những chia sẻ đầy tâm huyết. Theo luật sư Lê Cao: Muốn Tòa án độc lập thì Tòa án phải thực sự độc lập trên cơ sở quyền lực được luật pháp quy định lẫn thực tiễn hoạt động.
Có một thực tế là ở Việt Nam nhánh quyền lực tư pháp như Tòa án mà lại được nhiều người gọi là "ngành Tòa án", gọi thế cho thấp xuống giống như một mảng quản lý điều hành tựa các cơ quan cấp bộ của Chính phủ.
"Có rất nhiều điều đáng bàn, nhưng nhìn chung thẩm phán khó độc lập ở các loại án họ xét xử, trong đó án hành chính với đặc thù động chạm đến các anh em "đồng chí" với nhau nên sự sợ hãi có thể vì thế mà tăng lên. Chúng ta không thể phán xét toàn bộ các thẩm phán đều sợ án hành chính. Tôi biết nhiều thẩm phán dũng cảm, bản lĩnh cũng đã vượt lên các khó khăn, dám dùng quyền lực được trao để thực thi công lý", luật sư Lê Cao chia sẻ.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Lợi dụng "cơ chế thoáng", cán bộ ngân hàng "mượn tạm" tiền Lợi dụng "cơ chế thoáng" này của ngân hàng và chức vụ của bản thân, Linh đã nói dối một số nhân viên trong phòng giao dịch là khách hàng có yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm. Cuối phiên xét xử hôm qua (20-4), nhận thấy hành vi của Trần Mạnh Linh (SN 1983, trú ở phố Trung Liệt, Đống Đa, Hà...