Đa cấp Liên kết Việt ở Kon Tum hoạt động chui vẫn lừa được hơn 1,6 tỷ
Mặc dù hoạt động chui tại Kon Tum trong thời gian ngắn nhưng Liên kết Việt đã đã huy động, lôi kéo được 88 lượt người, lừa đảo 1,625 tỷ đồng.
Sáng 8/3, Thiếu tá Vũ Văn Thúy, Đội trưởng Đội phòng ngừa đấu tranh án kinh tế trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum cho biết, vẫn chưa có bị hại nào trong vụ án đa cấp Công ty Liên kết Việt đến khai báo với cơ quan chức năng. Hiện công tác điều tra đang tiếp tục được tiến hành khẩn trương.
Hiện tại ngôi nhà số 63, đường Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum, nơi Trần Văn Trọng (quê Ninh Bình), Trưởng đại lý thuê làm nơi giao dịch và ký gửi hàng hóa hiện đã có chủ mới hoạt động dịch vụ cầm đồ.
Hàng đa cấp ở Kon Tum biến tướng, hậu quả khó lường
Video đang HOT
Còn thông tin từ Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho thấy, Sở này không biết đã từng có sự tồn tại của Đại lý ký gửi hàng hóa của Liên kết Việt tại số 63- Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum vì Công ty này không hề đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng địa phương.
Mặc dù hoạt động chui tại tỉnh Kon Tum và chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhưng Liên kết Việt đã đã huy động, lôi kéo được 88 lượt người, chủ yếu ở thành phố Kon Tum và hai huyện Đắc Tô, Ngọc Hồi tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp với 189 mã hàng lừa đảo số tiền 1,625 tỷ đồng.
Thậm chí Công ty này còn mở rộng đại lý xuống đến cấp huyện. Bằng chứng là vào tháng 10/2015, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Ngọc Hồi đã lập biên bản, buộc bà Đinh Thị Nhung ở thôn 6, thị trấn Plei Kần phải tháo dỡ biển bảng và ngừng mọi hoạt động liên quan đến đa cấp Liên kết Việt./.
Khoa Điềm
Theo_VOV
Bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo
Theo Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, trong thời gian vừa có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội và đã bị các cơ quan pháp luật xử lý hình sự như vụ việc MB 24, Colony Invest, Tâm mặt trời....
Cũng theo Cục quản lý cạnh tranh, vừa qua, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam một số lãnh đạo của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Việt Phát để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là những vụ việc gây hậu quả lớn đối với cộng đồng xã hội.
Do đó, để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người dân cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tin về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh (www.vca.gov.vn).
Ảnh minh họa
Cùng với đó, người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp, thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng ký với Cục Quản lý cạnh tranh.
Ngoài ra, cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối. Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo cảnh báo của Cục quản lý cạnh tranh, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật.
Cục quản lý cạnh tranh cũng cho rằng, lưu ý sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó. Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránhx mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Hoàn thiện cơ chế quản lý giá cước vận tải bằng ô-tô đáp ứng yêu cầu thực tiễn Về cơ chế quản lý và thực tế điều hành giá cước vận tải bằng xe ô-tô Theo quy định tại Luật Giá và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì giá cước vận tải bằng xe ô-tô thực hiện theo cơ chế thị trường; Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức,...