Da căng bóng, hết sẹo với phương pháp lăn kim tế bào gốc
Phương pháp này kết hợp cùng tế bào gốc giúp mang lại cho phái đẹp làn da hoàn mỹ.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp làm đẹp như sử dụng tia laser để điều trị các vấn đề về da (sẹo rỗ, sẹo mụn), lột da, mài mòn da với mục đích cuối cùng là để trẻ hóa làn da cho những ai mong muốn có một làn da hoàn hảo. Tuy nhiên cho đến nay thì các phương pháp trên vẫn được biết đến là sẽ gây đau đớn cho người trị liệu kèm theo giá thành của những dịch vụ này khá đắt nên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.
Nhưng một vài năm trở lại đây, người ta bắt đầu nghe đến phương pháp vi điểm trên da – lăn kim cùng tế bào gốc. Phương pháp này kết hợp cùng tế bào gốc giúp mang lại cho phái đẹp làn da hoàn mỹ không thua kém các phương pháp làm đẹp khác. Vi điểm trên da cũng không gây đau đớn, da dẻ phục hồi rất nhanh và đặc biệt là giá thành lại thấp hơn những phương pháp khác nhiều. Chính nhờ những yếu tố đó mà nó hiện thu hút khá nhiều phái đẹp.
Vi điểm trên da đã xuất hiện ở Việt nam vài năm trở lại đây và được rất nhiều thẩm mỹ viện đưa vào sử dụng để trị liệu các vấn đề về da bị tổn thương cho khách như sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo mụn… kết hợp cùng với tế bào gốc để đẩy hết lớp da cũ bẩn, tái tạo lại lớp da mới đẹp hơn, mịn màng hơn. Tuy nhiên ở mỗi thẩm mỹ viện, người ta lại thấy một mức giá khác nhau và những cách giải thích khác nhau về quy trình thực hiện liệu trình. Điều này khiến cho không ít phái đẹp bị nhiễu thông tin và cảm thấy hoang mang về hiệu quả thực sự của nó. Hiện nay tại các thẩm mỹ viện, một lần lăn kim tế bào gốc có giá dao động từ 600.000 VND đến 2.000.000 VND và 1 liệu trình lăn kim trị sẹo (gồm nhiều lần lăn kim phụ thuộc vào tình trạng da của từng người ) sẽ có giá từ 8.000.0000 VND đến 20.000.000 VND.
Vậy thực chất phương pháp này là gì, hoat động ra sao và tác dụng của nó mang lại là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể hiểu tường tận về loại hình thẩm mỹ này.
1. Phương pháp lăn kim là gì?
Phương pháp lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ chế đặc thù giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên và an toàn. Phương pháp này sử dụng một bánh lăn nhựa chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0.07mm), dài từ 0.2 – 0.3mm, làm bằng thép không rỉ dùng trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da.
Nguyên nhân chính gây nên sẹo mụn là do di chứng của tình trạng da mụn gây nên. Sẹo mụn biểu hiện là những vết lõm, rỗ trên da mà bạn có thể thấy rõ khi quan sát bằng mắt. Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ tạo thành sẹo vĩnh viễn. Cơ chế tác động của kim lăn trong liệu pháp này là tận dụng tối đa cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể thông qua một phức hợp các tác động sinh lý học như sau: đầu kim lăn sẽ gây ra “những tổn thương giả mạo” rất nhỏ giúp thúc đẩy hoạt động của tế bào mà không phá hủy chúng, kích thích và biến đổi tế bào da phát triển tới tế bào sừng – lớp trên cùng của biểu bì. Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Đồng thời tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể giúp tăng sinh các tổ chức liên kết da, tăng sinh collagen giúp làm mới và mịn và làm đầy các vết sẹo rỗ cũng như sẹo lõm vùng da vùng điều trị.
Quá trình này kích thích sản sinh tế bào thượng bì và sợi collagen cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó chính là mục đích của lăn kim trong điều trị da bị hư hại do lão hóa, sẹo do mụn hay do các yếu tố độc hại của môi trường.
Ưu điểm điều trị sẹo mụn bằng công nghệ kim lăn tế bào gốc:
- Đây là phương pháp điều tị không gây hại tới làn da.
- Tế bào gốc có tác dụng tăng làm việc như một hệ thống sửa chữa tái tạo, bằng cách phân chia vô định không giới hạn để bổ sung các dạng tế bào khác nhau và có khả năng sản sinh ra các tế bào mới khi được cấy vào môi trường thích hợp.
- Sau liệu trình lăn kim da sẽ hồi phục rất nhanh và đẹp hơn nhiều vì lớp tế bào chết đã được đẩy đi và thay vào lớp da mới.
2. Tác dụng của lăn kim trong điều trị da
Tăng sản sinh collagen, elastin
Kim lăn đơn giản dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Sự xâm nhập của kim lăn được cảm nhận bởi các dây thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương. Nhưng các kim lăn rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi. Tuy nhiên, các kích thích thần kinh này sẽ được các luồng điện chuyển đi, kích thích quá trình làm lành vết thương. Các tế bào da trong phạm vi bán kính từ 1 – 2 mm xung quanh khu vực châm kim, phóng các tín hiệu tăng trưởng đến các tế bào đồng nhất. Những tín hiệu này quay trở lại kích thích sự tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực thể và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mối liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.
Video đang HOT
Kích thích tái tạo lớp biểu bì
Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 6 tuần và ở người trưởng thành quá trình này sẽ lâu hơn. Theo nghiên cứu của Viện MatTek và Owen Biosciences (Mỹ) về phương pháp này, cho biết rằng thậm chí kim ngắn cũng sẽ truyền thông tin đến các tế bào bằng những tín hiệu điện, đặc biệt là ở lớp đáy. Yếu tố này sẽ kích thích tăng sinh Keratinocyte (lớp sừng của da) và các tế bào gốc. Khi đó, lớp Keratin được đẩy lên trên và hình thành một lớp gọi là thượng bì bảo vệ cơ thể dưới tác động của môi trường xung quanh.
Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu. Đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da. Sự thiếu hụt này khác nhau ở da trẻ và làn da có tuổi. Những sẹo thâm (ở tầng thứ 1 hoặc 2 trong số 20 tầng) có thể được loại bỏ bởi kim lăn .
Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì
Với những nghiên cứu của mình, Viện Nghiên cứu Công nghệ Dược Phẩm và Sinh học Đức cho thấy liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với bôi da thông thường. Hơn nữa, đây là phương pháp “thân thiện với làn da”, hòan tòan không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở lớp thượng bì của da. Trong những năm gần đây, khả năng tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì của các hoạt chất trở thành một việc quan trọng để điều trị các vấn đề về da như melanoma, ung thư da,…Các kim có chiều dài chỉ từ 0.18 – 0.20mm với đường kính 0.01mm nên hoàn toàn không gây đau.
3. Quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Bước 1: Soi da khách bằng máy A-one xác định tình trạng sắc tố da
Bước 2: Tẩy trang làm sạch lớp trang điểm để quá trình làm sạch sâu dễ dàng hơn
Bước 3: Rửa sạch mặt để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu nhờn và những tạp chất sâu nằm sâu trong lỗ chân lông
Bước 4: Tẩy tế bào chết để chuẩn bị cho quá trình lăn có hiệu quả cao nhất
Bước 5. Dùng thuốc tê thấm vào miếng cotton ấn nhẹ lên da
Bước 6: Ủ tê
Bước 7: Châm kim, tạo đường dẫn cho sản phẩm có thể thấm vào tận sâu bên trong lớp biểu bì để giải quyết các vấn đề của da, giúp da tái tạo những tế bào da mới.
Bước 8: Thoa sản phẩm tế bào gốc đặc trị (2 phút)
4. Bao lâu nên thực hiện quy trình lăn kim một lần?
Tùy theo yêu cầu của bác sĩ nhưng trung bình giữa các đợt điều trị phải cách nhau ít nhất từ 6 đến 8 tuần. Ví dụ như bạn muốn cải thiện những vết sẹo mụn hiệu quả trên 70% thì tối thiểu phải điều trị từ 2 – 3 lần. Không như những phương pháp khác chỉ hạn chế cho vùng da mặt, lăn kim có thể được áp dụng cho tất cả các phần da trên cơ thể (cổ, cánh tay, chân…).
5. Thời gian phục hồi của làn da sau khi lăn kim là bao lâu?
Hiện tượng viêm da nhẹ sau khi thực hiện liệu trình lăn kim sẽ nhanh chóng giảm dần từ đỏ sang hồng nhạt từ 1-2 ngày, tùy theo cơ địa mỗi người. Để giảm thiểu tình trạng này, ba giờ sau khi điều trị hoặc chậm nhất là ngay sáng hôm sau, bạn nên bảo vệ da với kem chống nắng Screen chỉ số 30 có chứa những khoáng chất tốt cho làn da.
6. Điều trị da bằng phương pháp lăn kim có nguy cơ nhiễm trùng không?
Khi các kim châm nhỏ xíu thực hiện “công việc” của mình trong vài phút, với sự đảm bảo chặt chẽ về kỹ thuật cũng như yếu tố vệ sinh thì nguy cơ nhiễm trùng sau đó là rất khó xảy ra. Hiện tại, cho đến giờ phút này, trên thế giới chưa có một báo cáo nào về tình trạng nhiễm trùng sau điều trị lăn kim.
7. Sự khác nhau giữa phương pháp lăn kim và những kỹ thuật tái tạo da khác
Trái ngược với tất cả các phương pháp như laser, lột da, mài mòn da…, phương pháp lăn kim hoạt động trên nguyên tắc kích thích hình thành mô da mới giúp vết thương tự phục hồi mà làn da vẫn nguyên vẹn, không hề có tổn thương nào đáng kể. Lăn kim không chỉ cải thiện đáng kể vết sẹo từ bên ngoài mà còn phục hồi kết cấu da từ bên trong, đây chính là ưu điểm vượt trội của lăn kim.
8. Có mấy loại dụng cụ lăn kim?
Có hai loại dụng cụ lăn kim được sử dụng trong y tế và kim lăn chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai loại này đều có cấu tạo giống nhau trừ kích thước kim. Trong khi thiết bị y tế, các kim có kích thước từ 0,5-1,5 mm để tạo collagen ở lớp da sâu hơn; thì kim lăn chăm sóc tại nhà lại rất ngắn (0,18-1,20 mm).
9. Lăn kim có tác dụng tương tự laser không?
Tất nhiên là có, nhưng cả hai có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau. Tia laser tác động toàn bề mặt, da bị bóc ngang để ép buộc tái tạo lại mô liên kết mới. Chùm tia laser xuyên vào da theo chiều thẳng đứng, và chùm tia laser này sẽ để lại các sẹo rất nhỏ trong lớp thân bì. Laser khiến da bị châm thủng thành từng phần nhỏ bởi nhiệt đan xen giữa phần mô khỏe (không bị tác động bởi tia laser) và các mô bị châm thủng bởi nhiệt.
Với những liệu trình tiếp theo, chúng ta không thể phân biệt được điểm nào, vùng nào đã được bắn laser, vùng nào chưa, về lý thuyết những sẹo rất nhỏ nếu bị tác động đi tác động lại nhiều lần và kết quả có thể thấp hơn mong đợi. Thông thường những trị liệu bằng nhiệt thường đau hơn và điều này rất dễ hiểu bởi vì các tổn thương bỏng thường chậm phục hồi và các tế bào thần kinh cảm thụ bị nhiệt làm tan chảy nên sẽ có cảm giác đau đớn hơn. Nhưng tổng thể, theo báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng, ngoài việc tốn kém trong điều trị laser, cả hai phương pháp đều có kết quả tương tự trong trẻ hóa làn da.
Theo ngôi sao
7 phương pháp đơn giản để xóa bỏ sẹo mụn
Sẹo khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng bạn đừng quá lo lắng về chúng hãy áp dụng những phương pháp dưới đây, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà những liệu pháp này mang lại.
Vitamin E
Vtamin E giúp cải thiện tình trạng sẹo mụn một cách hiệu quả
Vitamin E là dưỡng chất không thể thiếu nếu như bạn muốn sở hữu một làn da mịn màng. Đây là một trong những dưỡng chất giúp trị sẹo hiệu quả. Vitamin E kích thích sự sản sinh thêm collagen dưới da và củng cố liên kết collagen.
Các sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần bóp hoặc trích dung dịch từ viên nang vitamin E và lấy dầu đó bôi lên mặt. Lưu ý, chỉ nên dùng vitamin E cho da có sẹo, không được dùng cho da đang bị mụn.
Dầu dừa
Dầu dừa được cho là một trong những thứ dầu dưỡng giúp bạn điều trị sẹo do mụn để lại. Chất béo trong dầu dừa giúp chống oxi hóa và các tia có hại trong môi trường sống. Dầu dừa giúp bảo vệ da dưới ánh nắng, ngăn tình trạng sẹo bị đậm màu do tia tử ngoại đẩy mạnh quá trình sản sinh hắc sắc tố.
Hơn nữa dầu dừa thiên nhiên rẻ tiền, dễ kiếm an toàn không chỉ bảo vệ cơ thể dưới ánh nắng mà nó còn giúp hàn gắn, chữa trị nhiều vấn đề về da, trong đó có sẹo do mụn để lại.
Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một thành phần loại bỏ sẹo tự nhiên tuyệt vời, rất giàu chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng này sẽ giúp bạn ngăn ngừa khô da và làm giảm các thương tổn trên da, ngăn ngừa các bệnh viêm da. Đồng thời vitamin A có rất nhiều trong cà rốt giúp các tế bào da nhanh tái tạo, phục hồi.
Vì vậy, uống nước ép cà rốt hàng ngày sẽ làm cho làn da của bạn trông mềm mại, mượt mà hơn.
Muối biển
Dùng muối biển để tắm thường xuyên sẽ không chỉ giúp bạn thư giãn, mà còn đẩy nhanh quá trình loại bỏ độc tố của cơ thể. Ngoài ra muối biển còn có tác dụng như một chất khử trùng. Bạn nên mỗi tuần 2 lần pha một bồn tắm nước ấm với muối biển, sau đó ngâm người trong đó 40 phút. Nếu kiên trì với phương pháp này chắc chắn bạn sẽ hài lòng với kết quả đạt được.
Dầu lựu hoặc dầu hoa tầm xuân
Hai loại dầu này cũng giúp sẹo do mụn để lại mờ dần. Đồng thời nó còn giúp da sáng khỏe, hồng hào, kích thích tái tạo da.
Lô hội
Lô hội đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc đối phó với những vết sẹo. Đồng thời nó cũng là lựa chọn hoàn hảo để bạn đối phó với chứng viêm da.
Bạn cắt đôi một lá lô hội theo chiều dọc .Sau đó, ấy phần gel bên trong lá lô hội và thoa lên mặt để trong 5 phút rồi lấy một chiếc khăn ướt lau sạch liệu pháp này làm cho làn da trở nên ẩm mịn, sáng khỏe và vết thâm do mụn để lại mờ dần.
Dầu trà xanh
Dầu từ cây trà có tính kháng nấm và tính kháng khuẩn. Vì vậy, áp dụng cách điều trị sẹo tự nhiên bằng dầu trà xanh thường xuyên, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt, vết sẹo mờ dần, da không mẩn đỏ, viêm ngứa.
Theo ngôi sao
Bí quyết đánh bay sẹo và vết thâm Những vết sẹo mụn tuy không khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu nhưng lại làm bạn cảm thấy mất tự tin vì "kém xinh". Bạn hãy tham khảo bí quyết xử lý ngay tại nhà mà không hề tốn kém bạn nhé! Xóa sẹo với cốt chanh Nước cốt chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng se khít lỗ chân...