Đã buông thì chắc chắn buông, đừng bao giờ yêu lại người đã từng làm tổn thương bạn
Đừng níu kéo gì những thứ đã từng là quá khứ. Bạn có chắc chắn rằng nỗi đau ấy không lặp lại, bạn có chắc rằng họ sẽ sánh bước đi chung với bạn vào nhà thờ, bạn có tin tưởng họ sẽ nắm tay bạn đến cuối đời?
Người ta nói thứ tình cảm chân thật nhất, nồng nhiệt và tín ngưỡng nhất, đầy hi vọng nhất ở trên đời này chúng ta đều đã dành hết cho tình đầu. Khi mà chúng ta còn trẻ, còn chưa biết đến thất bại, chưa biết đến đổ vỡ, cũng chưa hiểu được khi một người bước vào trái tim mình và rồi sau đó rời đi… cảm giác ấy trời nghiêng đất lệch như thế nào. Thế nhưng chưa hẳn là vậy. Tình đầu có lẽ đúng là thứ tình cảm chân thành nhất, nhiều niềm tin và hi vọng nhất, nhưng cũng là thứ tình cảm mang nhiều ảo tưởng nhất. Ở thời điểm ấy chúng ta chỉ biết chạy về phía trước, yêu một người hết mình, mong đổi lại sự chân thành, tin tưởng. Xoay đi ngoảnh lại, mọi thứ dường như không theo một sự sắp đặt nào cả. Người đó đến, mang theo hơi ấm và niềm hạnh phúc, rồi cũng rời đi khiến ta cảm thấy chơ vơ lạc lõng.
Tình yêu không phải là chốn đi về để một người có thể tìm đến khi họ muốn và ra đi khi họ không cần. Tình yêu là yêu thương một người và ở gần bên người ấy lúc vui vẻ, cũng như lúc khó khăn. Lúc mới yêu và cũng như rất nhiều năm tháng sau này. Dù lòng có còn thương, vương vấn nhau đến mức nào đi chăng nữa cũng đừng bao giờ dại dột yêu lại người cũ, người đã từng bỏ rơi bạn. Khi chúng ta đã lớn, đã đủ trưởng thành để nhìn nhận lại mối quan hệ trong quá khứ, lúc ấy bạn mới cảm thấy việc yêu lại người đã từng tổn thương bạn chính là tự chà đạp bản thân mình.
Yêu lại người đã từng làm bạn tổn thương chính là đau đớn. Ai làm bạn đau? Chính bạn. Có lẽ bạn đã quên những câu nói đầy tổn thương mà người kia mang lại, có thể bạn đã quên khoảng thời gian đầy đau đớn của bản thân khi người ấy nói “anh có người khác rồi” hoặc thậm chí bạn đã bao dung cho lỗi lầm ấy. Nhưng bạn có dám chắc rằng một ngày nào đó những tổn thương ấy sẽ lặp lại như một cái vòng luẩn quẩn. Đau đớn ấy sẽ quay trở lại và nó sẽ đau gấp nhiều lần sức chịu đựng của bạn, nó sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân mình chính là đứa ngốc khi tự bản thân đẩy mình vào đau khổ.
Như tác giả trẻ Trịnh Huyền Trang có nói:
“Tình yêu không giống trong ngôn tình, không có chuyện cả hai đi một vòng rồi lại trở về điểm xuất phát. Không có tình yêu nào phải đánh mất thì mới hiểu sự quan trọng để tìm về. Giữa đàn ông và đàn bà, có một điểm tương đồng chính là chán sự quen thuộc và lười biếng trước những thứ gọi là thói quen. Khi tình yêu chỉ còn là cố gắng duy trì, cả hai lựa chọn kết thúc. Hoặc một trong hai làm sai rồi trở về để bắt đầu lại từ đầu và cho rằng bản thân đã biết sự quan trọng của đối phương. Sai rồi, chỉ là hiểu bên ngoài kia nhiều bão tố quá, thèm hơi ấm quen thuộc quá, chạy về nhà để trú chân.
Đừng yêu lại người đàn ông đã ra đi, đừng yêu lại người đã cũ. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi. Cảm xúc chỉ nên trải nghiệm một lần, nỗi đau của một người mang lại chỉ nên nến trải duy nhất một lần.Một con đường đi qua hàng ngày, có thể vẫn y nguyên nhưng các cửa hàng có thể đã đổi chủ.
Đừng nắm bàn tay đã từng buông, đừng nối sợi chỉ đã đứt đoạn, đừng hàn gắn trái tim đã nứt. Đàn ông chỉ nên yêu một lần, đừng yêu lần thứ hai. Người cũ chỉ nên nhìn lại, đừng nên tìm về.
Cảm xúc là thứ duy nhất không thể vẹn nguyên theo thời gian, cảm giác là thứ đã mất mà không thể lấy lại. Đàn ông là thứ đã đi qua tuyệt nhiên không nên yêu lại”.
Yêu lại người cũ cũng như xem một bộ phim hoạt hình. Lúc nhỏ bạn sẽ thấy bộ phim này hay, hình ảnh đẹp…nhưng sau này lớn lên bạn lại nhìn nhận nó theo một hướng khác. Đã từng rời xa nhau, tại vì sao lại cần quay lại. Đừng tiếc nuối gì người đã từng bỏ rơi bạn, đừng trông mong gì người ta sẽ đối xử với bạn tốt hơn, đừng níu kéo gì những thứ đã từng là quá khứ. Bạn có chắc chắn rằng nỗi đau ấy không lặp lại, bạn có chắc rằng họ sẽ sánh bước đi chung với bạn vào nhà thờ, bạn có tin tưởng họ sẽ nắm tay bạn đến cuối đời hay không.
Video đang HOT
Nếu thật sự yêu thương thì đã chẳng buông tay, nếu thật sự yêu thương thì họ đã phải nhận ra bạn là người quan trọng như thế nào, Vì vậy mà đừng tin bất cứ lời nói nào từ họ nữa. Hãy hướng về phía trước, sẽ luôn có một nửa thật sự thuộc về bạn chứ không phải ngoái lại phía sau để nhặt lại những gì thuộc về quá khứ.
‘Đừng nắm bàn tay đã từng buông, đừng nối sợi chỉ đã đứt đoạn, đừng hàn gắn trái tim đã nứt. Đàn ông chỉ nên yêu một lần, đừng yêu lần thứ hai. Người cũ chỉ nên nhìn lại, đừng nên tìm về’. Vì thế nên nếu một ngày tình yêu cũ tìm lại, thì cũng đừng nhìn lại. Bởi vì người đã bỏ rơi ta trong lúc yêu thương nhất, là người đã không còn quan tâm đến cảm nhận của ta nữa rồi. Họ đi một vòng và rồi quay lại, chúng ta cũng đừng đứng chờ. Bởi vì chúng ta không phải là sự lựa chọn thứ hai, thứ ba trong tình yêu, và họ cũng không phải là sự lựa chọn duy nhất. Bước tiếp, và sống tốt cuộc đời của mình, vậy là đủ rồi…
Theo bestie.vn
Bạn đã nói lời xin lỗi đúng cách chưa?
Tùy vào từng người mà cách họ trông chờ và đón nhận lời xin lỗi từ bạn cũng khác đi. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có được lời xin lỗi thực sự hiệu quả đối với những người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.
Nói lời xin lỗi là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người chúng ta làm tổn thương cũng như mong muốn thay đổi bản thân vì những điều tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiểu quả và chạm đến đối phương, lời xin lỗi của bạn không chỉ đơn giản là lời nói thể hiện cảm xúc hối hận.
Theo một nghiên cứu năm 2016 có tên Sự đàm phán và cách kiểm soát xung đột, một lời xin lỗi hiệu quả cần phải bao gồm 6 yếu tố sau:
Cũng theo tiến sĩ Jennifer Thomas - đồng tác giả cuốn sách Khi lời xin lỗi là không đủ, có 5 ngôn ngữ xin lỗi khác nhau gồm: thể hiện sự hối hận, thừa nhận trách nhiệm, sự bù đắp cho lỗi lầm, sự ăn năn và xin được tha thứ. "Lời xin lỗi có ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân và hoàn cảnh, vì vậy, ngôn ngữ khi nói lời xin lỗi cùng khác nhau. Ví dụ, khi bạn nói rằng bạn đã sai và bạn xin lỗi, cách nói này sẽ chạm tới 77% hầu hết mọi người, tuy nhiên, 23% còn lại thì muốn nghe những điều khác nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta có tới 5 ngôn ngữ xin lỗi khác nhau".
Ảnh: Unsplash
Vì thế bạn nên thay đổi lời xin lỗi của mình theo từng đối tượng khác nhau để lời xin lỗi của bạn được cảm thông và chấp nhận. Sau đây là một số cách nói lời xin lỗi dành cho những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
XIN LỖI NGƯỜI YÊU
Ảnh: Unsplash
"Duy trì những kết nối về mặt cảm xúc là chìa khoá cho một mối quan hệ bền lâu. Vì vậy, việc nói lời xin lỗi và mong muốn tha thứ là điều hết sức quan trọng. Lời xin lỗi có nghĩa rằng bạn không đổ lỗi cho những mâu thuẫn giữa cả hai" - theo Amy Morin, tác giả cuốn 13 điều mà người có tinh thần mạnh mẽ không làm.
Amy cũng chia sẻ rằng thay vì nói "Xin lỗi vì đã khiến anh/em cảm thấy như vậy" thì hãy nói rằng "Xin lỗi anh/em vì đã lên giọng như thế" vì cách nói này thể hiện rằng bạn nhận trách nhiệm cho những hành động của mình.
Thomas cũng nói rằng bạn cần phải thể hiện rõ cho người ấy thấy sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên nói rằng bạn sẽ thay đổi vì cả hai. Thomas nói rằng việc này sẽ cho họ thấy được bạn đang mong muốn về một tương lai tốt đẹp bên nhau.
XIN LỖI ĐỒNG NGHIỆP
Khi mắc sai lầm trong môi trường làm việc, điều hầu hết mọi người hướng tới là kết quả công việc và người ta thường không dành nhiều thời gian để quan tâm và hiểu vấn đề của bạn. Nói đơn giản, khi bạn mắc lỗi và làm việc không hiểu quả, bạn sẽ nhanh chóng bị thay thế. Vì vậy, lời xin lỗi sẽ liên quan đến việc bạn có còn tiếp tục được người khác tín nhiệm và giao việc tiếp hay không. Vì vậy, điều quan trọng trong lời xin lỗi đồng nghiệp chính là giành lại được sự tin tưởng.
Theo Thomas, có 40% người muốn nghe thấy đối phương nói rằng họ đã sai và 40% người khác muốn nghe được câu "tôi xin lỗi". Vậy nên, một lời xin lỗi đồng nghiệp nếu bao gồm 2 yếu tố này sẽ đảm bảo chắc chắn 80% người khác sẽ cảm thấy sẽ đồng cảm.
Morin cũng khuyên rằng khi xin lỗi đồng nghiệp, hãy cố gắng giữ mọi chuyện chỉ giữa hai người. "Đừng đổ lỗi cho sếp, cho công ty hay cho hoàn cảnh vì hành vi của bạn bởi bạn cần phải cho họ thấy rõ rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình".
XIN LỖI BẠN BÈ
Ảnh: Unsplash
"Khi xin lỗi bạn bè, bạn có thể đề nghị được bù đắp cho những gì bạn đã làm sai. Cho dù thực tế rằng chúng ta không thể xóa đi những gì mình đã làm nhưng lời đề nghị này sẽ cho thấy bạn tôn trọng mối quan hệ này và cố gắng thay đổi vì nó" - Morin gợi ý.
Điều mà bạn bè muốn thấy chính là thái độ trân trọng và mong muốn được duy trì tình bạn lâu dài của chúng ta. Vì thế, lời khuyên của Morin cũng chính là việc thực hiện ngôn ngữ xin lỗi thứ 3 trong danh sách của Thomas - bù đắp cho sai lầm.
XIN LỖI BỐ MẸ
Theo nghiên cứu của Thomas, khi xin lỗi người khác, mọi người thường có xu hướng mắc phải 3 lỗi sau: Họ đổ lỗi, họ bào chữa và họ tìm cách phủ nhận lỗi lầm của mình. Và đặc biệt là khi xin lỗi bố mẹ mình.
Điều mà người khác tìm kiếm trong lời xin lỗi chính là sự thừa nhận lỗi lầm chứ không phải là lý do chúng ta khiến họ thất vọng. Morin phân tích: "Bố mẹ bạn biết rằng bạn không hoàn hảo và họ cũng biết rất rõ những điểm chưa tốt của bạn. Vì vậy, đừng tìm cách biện hộ cho lỗi lần của bản thân đối với bố mẹ mình". Vì vậy, một lời xin lỗi gửi tới bố mẹ cần phải thể hiện được sự hối hận và mong muốn nhận được sự tha thứ.
Bạn cũng nên nói rằng bạn sẽ thay đổi lối cư xử để cho bố mẹ thấy rằng bạn thực sự hối hận về hành động của mình.
XIN LỖI TRẺ EM/CON CÁI
Ảnh: Unsplash
Những lời xin lỗi cũng có rất nhiều ý nghĩa đối với trẻ nhỏ bới cách chúng ta nói lời xin lỗi cũng chính là cách trẻ em học xin lỗi. Vì vậy, bản thân bạn cần phải tạo ra một ví dụ tốt để trẻ em noi theo.
Morin nói rằng việc thể hiện sự hối hận chính là điều quan trọng nhất cho một lời xin lỗi với trẻ nhỏ. Trong lời xin lỗi, bạn cũng nên thể hiện rõ rằng bạn nhận trách nhiệm với hành động của mình và mong muốn sửa đổi cho lần sau.
XIN LỖI ANH/CHỊ EM
Đối với anh chị em trong nhà, Thomas cho rằng việc bạn thực sự nói lời xin lỗi với họ cũng đã giúp cả hai cởi mở được những mâu thuẫn. "Lời xin lỗi đơn giản cũng đủ để anh/chị em của bạn biết rằng bạn không đổ lỗi, biện hộ hay chối bỏ sai lầm của mình. Sau đó, bạn có thể chọn bất kì ngôn ngữ xin lỗi nào để giúp họ hiểu và thông cảm cho bạn hơn" - Thomas chia sẻ thêm.
Đối với anh em trong nhà, họ là những người cùng lớn lên dưới một mái nhà và những cuộc cãi vã là không hề ít. Vì vậy, lời xin lỗi dành cho anh chị em của bạn cần thể hiện được sự tôn trọng bạn dành cho họ.
Morin cũng nhắc nhở rằng bạn nên tránh việc lôi những chuyện cũ ra nói hay nhắc cho họ nhớ về những lần họ cũng đã khiến bạn tổn thương. Bạn cần tập trung vào những gì đang xảy ra ở hiện tại và thành thật xin lỗi về sai lầm của mình.
Theo elle.vn
Bạn trai thay đổi 180 độ khi tôi thông báo có thai Anh vẫn nói, nếu có thai thì sẽ làm đám cưới, vậy mà khi tôi thông báo có thai, anh lại nói đứa trẻ không phải con anh... Ảnh minh họa Tôi và bạn trai quen nhau được gần 1 năm, từ khi mới quen, anh đã thường xuyên đòi hỏi tôi phải đi quá giới hạn, anh cho rằng đó là chuyện...