Đá bóng đẩy cây
Ốc hỏi: – Bác Nghêu khỏe chứ?
- Tớ chỉ tối mắt thôi chứ mọi thứ đều bình thường.
- Nghĩa là cơ thể bác trái tim vẫn nóng, cái đầu vẫn lạnh?
Nghêu cảnh giác:
- Tùy mỗi việc, mỗi lúc, mỗi tình huống mà đầu nóng hay tim lạnh hoặc ngược lại.
- Vậy em nói bác nghe chuyện này thử xem tim bác nóng hay đầu bác lạnh nhé. Khu vục hẻm Tây Lân, khu phố 7, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, TP Hồ Chí Minh có một cái ao sâu, chẳng rào chắn gì cả…
Hến chen vào:
- Khi trời mưa, có 4 em gái tuổi từ 9-12 chạy tắm mưa trên bờ ao. Một em trượt chân rơi xuống, chới với kêu cứu. Các em khác lần lượt đưa tay ra cho bạn nắm kéo lên. Cả 3 em đều rơi luôn xuống ao. Hậu quả, cả 4 em đều chết rất thương tâm.
Trùm Sò e hèm:
- Chà, chà… cái ao của ai mà nhà chủ vô tâm đến nỗi chẳng có rào chắn, không biển báo nguy hiểm khiến cho trẻ con rơi xuống chết oan thế nhỉ?
- Của một hộ dân đào lâu rồi, nghe đâu để nuôi cá mà chẳng có hiệu quả nên bỏ trơ thổ địa thế thôi – Ốc thông tin.
Video đang HOT
Nghêu bức xúc:
- Tớ nghe mà nóng tim, nóng cả đầu. Cái ao nước sâu, nguy hiểm cho bất cứ ai rơi xuống chứ không chỉ trẻ em. Thế mà người ta làm ngơ không rào chắn, biển báo à?
- Chủ ao vô trách nhiệm đã đành, nhưng chính quyền địa phương thấy thế cũng làm ngơ luôn sao? Phải buộc chủ ao rào chắn lại hoặc lấp nó đi để tránh tai họa chứ?
Ốc thở dài:
- Theo chính quyền phường Bình Trị Đông A thì do cái ao nằm giáp ranh với phường… Bình Trị Đông B nên không biết làm sao.
- Lại trò… đá bóng, đẩy cây nữa rồi. Rõ chán mớ đời, nghe mà nóng đầu.
Hến bức xúc:
- Thế chuyện sau đó thế nào?
- Bốn em bé xấu số chết oan được gia đình chôn cất trong nỗi mất mát không gì bù đắp được, dù chủ ao lên tiếng hứa bồi thường “nhân mạng” cho 4 em tổng cộng 62 triệu đồng.
Trùm Sò ngao ngán:
- Phải cảnh giác vì còn rất nhiều… “cái ao trong xóm” ở nhiều nơi lắm đấy nhé.
Theo vietnamnet
Dungeons and Dragons - Cội nguồn của những cội nguồn
Khi nói về game nhập vai, những game thủ kì cựu sẽ nói đến Dungeons and Dragons.
Ngày này, hầu như mọi game thủ đều biết game nhập vai (Role-playing game/RPG) bắt nguồn từ một loại game để bàn có nguồn gốc từ một loại game chơi trên giấy cực kì phổ biến vào thời kì những năm 1970: Dungeons and Dragons (D&D).
Trên thực tế, tất cả những ai đã từng thử chơi D&D đều hiểu RPG và những tổ tiên "trên bàn" của mình cũng khác nhau như đá bóng cho đội của trường với chơi "Be a Star" trên PES 10 vậy. Một tựa game nhập vai thông qua các phương tiện điện tử (Computer Role-playing game/CRPG) không còn là một "Role-playing game" thông thường. Có lẽ đây cũng là một thể loại game có tên chung dễ gây nhầm lẫn nhất.
Nhìn chung, ngay cả khi chơi những retro kinh điển như Pac-man hay Space Invaders (Bắn ruồi) hay thậm chí Tetris (Xếp gạch), bạn vẫn phải đóng một vai trò nhất định trong toàn bộ kịch bản. Nếu theo sát nghĩa của từ role-playing game, có lẽ những tựa game với góc nhìn thứ nhất có lẽ sẽ mang nhiều tính nhập vai hơn những game như Icewind Dale hay Baldur Gate, nơi bạn chỉ có thể gián tiếp điều khiển một nhóm nhân vật.
Trong CRPG, gameplay chủ đạo của người chơi thông thường đều liên quan đến một lượng chiến thuật thường xuyên trong mỗi trận đụng độ, một số CRPG gần đây như Dragon Age hay Last Remnant còn đưa cả yếu tố chiến trận và sắp xếp đội hình chi tiết vào game.
Với sức mạnh của công nghệ hiện đại, CRPG thậm chí còn sử dụng cả yếu tố hành động, như trường hợp của Borderlands để làm giá trị cốt lõi. Vậy đâu mới là định nghĩa thực sự cho cái tên RPG? Trong loạt bài viết này, chúng tôi muốn đưa đến các bạn một cái nhìn cơ bản nhất về lịch sử lâu dài của một trong những dòng game quan trọng nhất trong ngành công nghiệp game - một thể loại quá quen thuộc với tất cả mọi người nhưng rất ít được hiểu biết tường tận.
Một thực tế không thể chối cãi, là những CRPG đầu tiên đều được thiết kế dựa trên Dungeons and Dragons. Không rõ khi tạo ra D&D, hai nhà thiết kế Gary Gygax và Dave Arnerson sẽ nghĩ gì khi biết được ảnh hưởng của nó đến cả một thế hệ và nền công nghiệp game sau này.
Tuy nhiên, ngay cả những RPG kinh điển của Gygax và Arnerson cũng phải có bắt nguồn của nó, mà trường hợp gần nhất là các game chiến tranh để bàn như Tactic II (1958) của Avalon's Hill hay giả lập thể thao như Strat-o-Matic (1961). Dĩ nhiên D&D còn vay mượn của rất nhiều những dòng sản phẩm trước đó. Điều quan trọng nhất là, thay vì tạo ra một phiên bản của Thế Chiến trên giấy, mọi D&D đều sử dụng một thế giới Fantasy, với Elf, người lùn râu rậm và rồng.
Vào thời kì đó, các tiểu thuyết high fantasy (fantasy với một hoặc nhiều thế giới riêng) như bộ ba cuốn Lord of the Ringscủa J.R.R Tolkien cũng là những món ăn tinh thần chủ đạo của giới trẻ. Khó có thể làm rõ tác phẩm kinh điển đó đã ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển của Dungeon and Dragon, cho dù có một thực tế là phần lớn người chơi D&D đều là fan hâm mộ "hardcore" của thế giới Middle Earth.
Tác giả Brad King và John Borland của cuốn "Dungeons and Dreamer: From Geek to Chic" đã khẳng định "Không có định nghĩa nào là quá cường điệu khi nói đến vai trò của Dungeons & Dragon trong sự phát triển của ngành công nghiệp trò chơi điện tử!". Đúng vậy, những gamer đầu tiên và những nhà phát triển lỗi lạc nhất của chúng ta đều trưởng thành dưới ảnh hưởng của D&D.
Nhìn theo khía cạnh xã hội, D&D có thể được coi là một lựa chọn về lối sống thay vì sở thích. Nó cũng giống như trò chơi đóng giả làm người lớn, khi lũ trẻ ngồi cùng nhau và tưởng tượng mình là bác sĩ, cao bồi hay siêu anh hùng.
Trong cuốn "Homo Ludens" của mình, tác giả Johan Huizinga đã cho rằng những trò chơi giả tưởng như thế sẽ làm phát triển trí óc của trẻ nhỏ, rằng càng chơi nhiều trò đóng giả người lớn, chúng sẽ càng trở nên thông minh.
Gameplay của D&D là sự kết hợp của trò chơi tuổi thơ đó, cộng với khả năng logic, toán học và một hệ thống luật lệ, và theo cơ sở đó, tác giả của cuốn "Everything Bad is Good for you" - Steven Johnson, sẽ nói rằng chơi D&D cuối cùng sẽ làm cho đầu óc của bạn sắc sảo hơn!
Khi một trào lưu xuất hiện và phát triển, sẽ có nhiều luồng ý kiến trái ngược về nó. Rất nhiều người cho rằng sự lôi cuốn của D&D đối với giới trẻ sẽ dẫn đến những hành động nguy hiểm, như việc thờ phụng Satan hay các hành động quá khích. Khi đứng ở hai lập trường khác nhau, việc nghiên cứu cùng một chủ đề sẽ đem đến hai kết quả trái ngược.
Mọi dẫn chứng về D&D của những người này thường chỉ phục vụ cho mục đích chỉ ra rằng nó rất nguy hiểm đến tinh thần của người chơi, ví dụ, những hình ảnh của D&D mang yếu tố bạo lực, dị giáo và tà thuật...
Trong khi đó, văn hóa đồi trụy và những dòng nhạc phản đạo từ châu Âu vẫn tiếp tục thịnh hành, và thực tế lượng người chăm chỉ sưu tập những rác rưởi đó còn đáng sợ hơn bất kì ác quỷ người chơi có thể đụng độ nào trong một phiên bản D&D.
Tuy nhiên, bất chấp những nhận định bất công về D&D, không ai có thể phủ nhận vai trò của nó trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử - sản sinh ra một khái niệm mới - game thủ, và một thế hệ với mầm mống của khả năng sáng tạo.
Phỏng theo D&D đã trở thành một trong những tôn chỉ đầu tiên của ngành công nghiệp, và mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng Akalabeth của Richard Garriott là tựa game CRPG đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có thể bắt đầu bằng những người khởi nguồn đầu tiên của chúng, sớm hơn, trên các hệ máy tính sơ khai.
Theo Gamek