Da bị cháy nắng – phải làm sao, thưa BS?
Vừa qua tôi đi xe máy ngoài trời nắng khoảng 2 tiếng, khi về nhà, tôi có cảm giác nóng rát ở cẳng tay, vùng chữ V cổ áo và bị đỏ da.
Nhiều người nói tôi bị cháy nắng. Mong bác sĩ cho biết, tôi phải chăm sóc vùng da bị cháy nắng này như thế nào. (Nguyễn Văn Trung – Điện Biên)
Theo mô tả của bạn, có thể bạn đã bị viêm da do ánh nắng. Đây là tổn thương viêm da cấp do tiếp xúc trực tiếp thời gian lâu hoặc nhạy cảm với ánh nắng.
Biểu hiện bệnh là: tại vùng da bị nắng chiếu có cảm giác đau, đỏ da, phù, mụn nước và chảy nước. Nếu bị ánh nắng chiếu lâu và không được uống nước đầy đủ thì môi cũng thường bị tổn thương. Viêm da do ánh nắng có thể có các biến chứng: bệnh dày sừng và ung thư da.
Việc chăm sóc điều trị: Bạn nên dùng gạc lạnh thấm nước muối sinh lý, bicarbonat, hoặc aluminum subacetat đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau đó dùng hồ nước hoặc dung dịch bột bôi lên vùng da này. Một loại thuốc có tác dụng tốt để điều trị viêm da đa dạng do ánh nắng và phản ứng dị ứng do ánh nắng là corticoid.
Ngoài ra, cần dùng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: aspirin, paracetamon…, dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.
Video đang HOT
Phòng bệnh: Bạn có thể dùng kem chống nắng thoa các vùng da hở, đội mũ, nón rộng vành, mặc quần áo chống nắng để tránh cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi ra ngoài trời nắng.
Theo Alobacsi
"Xoa dịu" làn da cháy nắng cuối thu
Việc phơi nắng quá lâu vào cuối thu cũng gây thiệt hại cho các tế bào da. Bạn cần tìm hiểu tất cả các công thức cần thiết có thể ngăn chặn thảm kịch này.
Nhiều chị em thường nghĩ rằng, những tia nắng dịu dàng của mùa thu không làm ảnh hưởng tới làn da của mình. Nhưng thực tế, mùa này nếu đi ra ngoài không dùng kem chống nắng hay sử dụng mũ nón che chắn, thì làn da của bạn vẫn "thảm hại" không khác gì mùa hè.
Webphunu sẽ giới thiệu cho bạn cách hay chống nắng cuối thu:
"Cứu" làn da cháy nắng
Sử dụng kem dưỡng da: Việc làm quan trọng và không thể bỏ qua khi chăm sóc da cháy nắng là thoa kem dưỡng hàng ngày. Chúng không chỉ xoa dịu da mà còn ngăn chặn tình trạng da bong vẩy và nổi mẩn đỏ khi bị cháy nắng. Bạn đừng quên thoa kem hai lần mỗi ngày vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi đêm trước khi đi ngủ.
Bảo vệ da mọi lúc mọi nơi: Khi đã bị cháy nắng, cần để da có thời gian bổ sung dưỡng chất, tăng độ đàn hồi, kích thích tái tạo tế bào da mới bằng cách hạn chế tối đa ra nắng cho đến khi da hồi phục. Trường hợp do tính chất công việc, trước khi ra nắng nên có các biện pháp bảo vệ an toàn như: sử dụng kem chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành cũng như quần áo bảo vệ. Tốt nhất hạn chế ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Cung cấp độ ẩm cho da: Hãy giữ chế độ uống nhiều nước trong ngày, thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya, không dùng các chất kích thích, dinh dưỡng hợp lý, không ăn đồ cay nóng và bổ sung thêm một số vitamin C, A, E bằng các loại thực phẩm. Các loại vitamin này có tác dụng hữu hiệu trong việc làm giảm các vết nám và ngăn ngừa lão hóa da.
Đắp mặt nạ cho vùng da bị cháy nắng: Bạn hãy dùng vỏ dưa hấu ép trộn với mật ong và đắp lên vùng da bị cháy. Trong mật ong có chứa các vitamin cần thiết để làm trắng da và phục hồi làn da bị tổn thương kết hợp với tính năng làm mát dịu da của vỏ dưa. Chúng quả thực là loại mặt nạ tốt nhất cho da cháy nắng.
Sử dụng kem chống nắng thế nào cho đúng?
Không phải cứ thoa kem chống nắng xong, bạn yên tâm phơi mình dưới nắng cả ngày mà không lo gì cả. Nhưng, thực tế trong quá trình bơi dưới nước, kem chống nắng đã bị trôi đi ít nhiều. Vì thế, hãy tranh thủ thời gian nghỉ mệt khi lên bờ, bạn hãy thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ cho làn da của mình và cũng nhớ rằng, phải chờ cho kem chống nắng thấm vào da rồi mới xuống tắm tiếp.
Nhiều chị em nghĩ rằng, thoa ít thì hiệu quả ít, nên thoa càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu thoa quá dày thì lớp kem thừa sẽ không kịp thẩm thấu vào da và đây sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng da mùa hè của bạn đấy.
Không chỉ có ánh nắng trực tiếp mới gây hại cho da mà ngay cả khi đứng trong bóng râm thì da của bạn cũng có thể bị bắt nắng và chịu sự tác động của tia cực tím đấy. Theo các chuyên gia da liễu thì gần 80% tia UV, cụ thể là UVA, vẫn có thể xuyên qua kính, cửa sổ, phản chiếu trên nước, cát và cả bê-tông. Vì thế, đừng quên bôi kem chống nắng khi ở những nơi bị hắt nắng hoặc có bóng râm.
Việc thoa kem chống nắng chỉ có tác dụng chống nắng tạm thời. Vì vậy việc sử dụng sữa dưỡng trắng da chống nắng toàn thân sẽ giúp bảo vệ da trước tia tử ngoại và cho bạn làn da trắng mịn màng, đều màu. Nên sử dụng thêm sữa dưỡng da có khả năng chống nắng cho toàn bộ cơ thể nếu bạn muốn bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Phấn hay kem dưỡng ẩm cũng có chứa chất chống nắng nhưng khi thoa lên mặt, lớp bảo vệ chống nắng cũng không được trải đều nên hiệu quả sẽ không cao. Vì thế khi trang điểm, bạn nên thoa kem chống nắng không dầu trước rồi mới trang điểm để đảm bảo hiệu quả chống nắng thật tốt.
Theo Alobacsi
Giải quyết những vấn đề thường gặp của da trong mùa hè Mụn, da bóng nhờn hay cháy nắng,... sẽ được giải quyết nhanh gọn với những mẹo nhỏ sau dành cho phái đẹp. Da mụn Điều bạn cần ghi nhớ khi chăm sóc da mụn là luôn giữ cho lỗ chân lông thật sạch và tránh xa những loại mỹ phẩm chứa nhiều dầu. Hãy chọn kem dưỡng không chứa dầu và phấn phủ...