Đã bao giờ đàn ông các anh nghĩ, phụ nữ chúng tôi đáng trân trọng hơn là chịu tổn thương?
Thứ đáng sợ nhất mà nhiều người phụ nữ nhận được khi kết hôn đó là sự chai lì. Đời phụ nữ sao mà bạc bẽo đến vậy, chỉ biết yêu, biết hi sinh 1 cách mù quáng. Cho đi nhiều nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.
Tôi là 1 phụ nữ đã có gia đình, nên tôi thấu hiểu cuộc sống hôn nhân nó như thế nào. Mỗi 1 gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nên cha ông ta mới bảo: “Môi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng chung qui lại thì phụ nữ lập gia đình rồi tôi tin rằng họ luôn có những nỗi niềm chung.
Ngày trước tôi cũng từng được gọi là tiểu thư nhà giàu, chẳng bao giờ phải vào bếp hay ở nhà cả ngày để vật lộn với đống quần áo, việc nhà… Nhưng từ ngày lấy chồng, thì việc gì cũng đến tay. Trình độ làm việc nhà nấu ăn của tôi lên tay đến mức bố mẹ cũng phải kinh ngạc.
Ngày làm 8 tiếng, nhưng tối về đến nhà việc nhỏ như cái tăm cũng đến phần. Ngày trước khi yêu tôi nghĩ không chỉ chồng tôi và hầu hết các anh đàn ông đều hứa voi, hứa vượn với vợ mình rằng: “Sau này anh sẽ chia sẻ mọi việc với em, hãy tin anh”. Vâng vì phụ nữ chúng tôi tin các anh nên giờ đây mới phát hiện rằng mình đang dần trở thành siêu nhân khi lập gia đình. Từ một cô gái tự do xinh đẹp giờ đây đã trở thành 1 bà mẹ sề ba đầu 6 tay.
Con đi nặng hay đi nhẹ cũng vợ ơi, cơm chưa nấu cũng vợ ơi, quần áo chưa giặt cũng vợ ơi, dạy con cũng vợ ơi… To nhỏ tấm mén gì cũng đến lượt vợ hết. Nhiều lúc mệt quá làm việc đến chảy cả máu cam, nhưng vẫn phải nhét tạm ít giấy ăn vào để còn đi vò đống quần áo nếu không mai không có mặc lại kêu vợ ơi, mẹ ơi.
Hàng nghìn thứ việc, trách nhiệm đổ lên đầu nhưng mỗi lần con học giỏi thì các ông chồng lại bảo: “Con tôi đấy” còn học dốt, hư hỏng thì: “Tất cả là tại mẹ nó”. Thơm tho các anh nhận hết về phần mình còn xấu xa, hư thối các anh đổ lên hết đầu chị em chúng tôi. Nhiều lúc các anh lấy cơ làm chồng, nghĩ mình là chủ và trụ cột gia đình nên có quyền quát nạt, đánh đập vợ con, xúc phạm với những lời lẽ không hề thương tiếc. Tôi không phải vơ đũa cả nắm nhưng tôi nghĩ phần lớn các ông chồng đều như vậy.
Video đang HOT
Nhiều lần nghe chị em tâm sự hoặc đọc được những câu chuyện tương tự tôi lại thấy đàn ông các anh thật đáng sợ. Lúc yêu thì các anh ngon ngọt thế mà sao lấy về lại thay đổi chóng mặt như vậy. Đôi khi tôi tự hỏi: “Sao nhiều người đàn ông họ xấu xa thế nhỉ, sao lại nỡ để người phụ nữ suốt ngày, suốt đời hi sinh cho mình phải chịu nhiều thiệt thòi đến thế? Sao không yêu thương tôn trọng lấy họ mà cứ phải làm họ phải tổn thương”.
Thứ đáng sợ nhất mà nhiều người phụ nữ nhận được khi kết hôn đó là sự chai lì. Sống với nhau đến mức cảm xúc chai lì, cam chịu rồi thì thực sự rất khó mà bù đắp được hết những gì họ đã trải qua, đã chịu đựng. Nhiều người chồng ra ngoài xã hội thì tuyệt vời lắm, đối nhân xử thế không ai chê được cái điểm gì nhưng về nhà đối xử với vợ chẳng bằng 1 đứa đi ở. Cùng là phận phụ nữ nhưng sao nhiều người sướng thế nhiều người lại khổ thế. Đàn ông cũng vậy có người tuyệt vời thế sao có người lại tệ hại như vậy.
Đời phụ nữ sao mà bạc bẽo đến vậy, chỉ biết yêu, biết hi sinh 1 cách mù quáng. Cho đi nhiều nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu. Yêu thương nhau đã khó, vun đắp đã khó vậy mà nhiều người đàn ông lại tự tay đạp đổ gia đình mình để đi ngoại tình và cung phụng người khác. Người chịu tổn thương lại là phụ nữ.
Nhiều lúc tôi muốn thốt lên rằng: “Sao nhiều người ra đường chăm bồ quan tâm bồ giỏi thế, khéo thế mà sao không thể nhẹ nhàng nổi với vợ 1 ngày? Sao các anh lại có thể thiếu suy nghĩ và đáng sợ như vậy?”.
Vợ là người mà ta yêu và chọn lấy để gắn bó cả đời, người mà ta đáng phải nâng niu trân trọng nhất. Cha mẹ rồi sẽ già yếu mà rời bỏ ta, con cái rồi cũng sẽ dựng vợ gả chồng, bạn bè thì cũng bận chăm lo gia đình của họ; chỉ có vợ mới là người sẽ gắn bó chăm sóc các anh lúc khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lúc gian nan cũng như khi thịnh vượng. Họ chẳng rời bỏ anh khi hoạn nạn. Vậy nhưng, hỡi các ông chồng các anh thì xem lại mình đi, xem rằng các anh đang đối xử với vợ mình như thế nào?
Xin hãy yêu thương và trân trọng vợ mình khi còn có cơ hội. Đừng để khi đánh mất rồi mới thấy hối tiếc.
Theo Blogtamsu
Chủ tịch nước: Việt Nam đồng hành cùng APEC vì một châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng
Ngày 19/11, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 23 (APEC 23) đã được khai mạc trọng thể tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Manila (Philippines). Đoàn đại biểu cấp cao nước ta do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
Đây là lần thứ hai Philippines đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC sau gần hai thập kỷ kể từ Hội nghị tại Subic vào năm 1996. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã chủ trì đón các Nguyên thủ và Lãnh đạo cấp cao của 20 nền kinh tế thành viên.
Phát biểu khai mạc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh ý nghĩa của Hội nghị với chủ đề "Phát triển kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", khẳng định trong cục diện quốc tế mới, APEC tiếp tục là một cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, hợp tác ngày càng sâu rộng và đóng góp mạnh mẽ nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao trùm ở khu vực và trên thế giới.
Ngay sau Lễ khai mạc, các nhà Lãnh đạo APEC đã họp Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Tăng trưởng bao trùm thông qua liên kết kinh tế". Các nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết hoàn tất các Mục tiêu Bogor (Bô-go) vào năm 2020, hướng tới hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), góp phần củng cố vị thế châu Á-Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng và liên kết toàn cầu và khu vực. Các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục khẳng định ủng hộ củng cố hệ thống thương mại đa phương. Hội nghị đã nhất trí thông qua các biện pháp cụ thể về tăng trưởng chất lượng, hợp tác dịch vụ, cải cách cơ cấu, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vào thị trường toàn cầu nhằm tạo động lực mới cho tăng trưởng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh chung với lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Lễ khai mạc. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
Trong phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cục diện khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng, đề cao nỗ lực của APEC 2015 trong việc thúc đẩy tăng trưởng chất lượng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhấn mạnh triển vọng tích cực của tiến trình liên kết khu vực. Các nền kinh tế cần tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, ưu tiên hợp tác xóa đói nghèo, giảm khoảng cách phát triển, hợp tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững, du lịch xanh...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế - kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới. Chủ tịch nước nhấn mạnh với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có ASEAN, Mekong.
Nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác APEC và liên kết kinh tế khu vực, Chủ tịch nước khẳng định với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, sau 30 năm đổi mới, bài học rút ra là muốn tăng trưởng thì phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế; muốn tăng trưởng bền vững, bao trùm thì phải cải cách mạnh mẽ, đặc biệt về thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng. Hướng tới việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nền kinh tế thành viên thúc đẩy liên kết kinh tế vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng.
Theo TTXVN
Tại sao lại nói vợ là vận may của chồng? Một cuộc hôn nhân hòa hợp sẽ khiến cho cả hai cảm thấy đầy thoải mái. Câu nói gia đình hòa thuận sẽ đem lại sự hưng thịnh quả không sai. Vợ chồng hay còn gọi là bạn đồng hành. Mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ thân mật, gần gũi nhất trong các mối quan hệ xã hội. Nó là...