Đã 5 lần mổ, sự sống bé gái 10 tuổi vẫn mong manh
“Bác sĩ bảo, chiếc ống thông nước tiểu chỉ được dùng 1 lần nhưng không có tiền mua tôi phải luộc lại để dùng nhiều lần cho con, dù biết làm như thế là rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu nhưng …” giọng của người mẹ nghèo nghẹn lại.
Chúng tôi tìm về nhà chị Phạm Thị Loan (SN 1979, trú tại xóm 1, xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) khi ánh chiều đã dần buông trên những triền đồi vùng quê nghèo nơi đây. Căn nhà nhỏ, cũ kỹ của gia đình chị nằm cuối con đường đất heo hút, mà chúng tôi cảm giác nó như muốn đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
Dù mới 10 tuổi nhưng Ngọc Trâm đã phải trải qua 5 lần phẫu thuật để giành giật sự sống cho bản thân. Hiện sức khỏe của cháu rất yếu, cần phải điều trị hàng ngày.
Trong căn nhà cũ kỹ không một vật dụng đáng giá, chị Loan phải chạy vội sang nhà hàng xóm mượn tạm chiếc cốc để rót nước mời khách. Đôi mắt người mẹ nghèo ngấn lệ, chị nghẹn ngào: “Các chú có thương thì cứu lấy con em với chứ không để như thế này thi nó chết mất. Các bác sĩ bảo nếu muốn chữa được bệnh cho cháu thì phải phẫu thuật ghép thận hoặc thay ống niệu quản nhưng chi phí đến hơn 500 triệu đồng thì gia đình em không biết lấy đâu ra số tiền lớn đến như vậy”. Quay sang nhìn đứa con gái đang “chết mòn” từng ngày, những giọt nước mắt lại lăn dài trên đôi gò má người mẹ nghèo.
Trên giường bệnh cháu Phan Thị Ngọc Trâm (SN 2005) đang đau đớn vì bệnh tật hành hạ. Dù đã 10 tuổi nhưng Ngọc Trâm chỉ nặng 16kg và em đã phải 5 lần phẫu thuật tại các bệnh viện để giành giật sự sống cho bản thân mình.
Em yếu lắm, hơi thở ngắt quãng vì mệt mỏi. Đôi mắt cô bé cố gắng nhìn cứ nhìn về phía chúng tôi như cầu cứu một điều gì đó.
Hàng ngày chị Loan phải dùng ống thông nước tiểu và thay bác sĩ chăm sóc, điều trị cho con gái mình.
Từ nhỏ Ngọc Trâm đã thường xuyên đau ốm, em hay đau ở hai phần hông và sốt cao, lại đái dầm nên chị Loan vội vã đưa con xuống BVĐK huyện Nghi Lộc để khám. Tại đây các bác sĩ cho biết cháu có thể bị hội chứng suy thận rồi giới thiệu lên BV nhi Nghệ An. Qua thăm khám bác sĩ kết luận, thận phải của Ngọc Trâm bị teo không có chức năng, thận trái bị giãn đài bế thận, ứ nước độ 3 niệu quản hai bên và viêm bàng quang cần phải được điều trị và phẫu thuật để chữa trị.
Thương con người mẹ nghèo chạy vạy vay mượn khắp nơi mong muốn giành lại sự sống cho đứa con gái bé bỏng. Cũng vì thế mà hai mẹ con hành trình đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước muốn để níu kéo sự sống cho con gái.
Bà Nguyễn Thị Ngân cố gắng chăm sóc đứa cháu gái đáng thương, bà bảo nếu có thể đánh đổi mạng sống của mình cho cháu bà nguyện làm tất cả để nó được sống.
Cũng vì thế, toàn bộ tài sản trong gia đình cũng đội nón ra đi, số tiền vay mượn để chữa bệnh cho con nhiều đến lúc chị Loan không còn nghĩ đến việc mình có thể chi trả được số nợ trên. Ngoài việc chăm sóc đứa con gái đau ốm chị Loan còn phải phụng dưỡng người mẹ già là bà Nguyễn Thị Ngân đã gần 80 tuổi.
Tâm sự với PV, bà Ngân nghẹn ngào: “Giá mà tôi có thể thay nó (cháu Ngọc Trâm – PV) gánh lấy hết mọi bệnh tật, để tôi chết sớm đi cũng được chứ nhìn cháu đau đớn như vậy tôi không chịu được. Giá mà ông trời cho tôi được chết, được đổi lấy mạng sống cho cháu thì tôi sẽ không tiếc tấm thân già này một phút nào cả”.
Chiếc ống thông nước tiểu có giá chưa đến 10.000 đồng, bác sĩ chỉ định chỉ được dùng 1 lần nhưng chị Loan thường luộc lại rồi dùng đến 5 – 6 lần dù biết là như thế là nguy hiểm cho con đang mang bệnh.
Thương con, thương cháu bà Ngân cố gắng tằn tiện hái những mớ rau, bòn những nải chuối trong vườn đưa ra chợ bán mong kiếm thêm ít tiền mua thuốc cho cháu gái. Nhưng những đồng tiền ít ỏi, thấm đẫm mồ hôi của người bà đã gần 80 tuổi cũng chẳng thấm vào đâu so với số tiền điều trị của Ngọc Trâm.
Video đang HOT
Thu nhập của cả gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng và những ngày công đi làm thuê của chị Loan. Thương con chị cố gắng làm lụng không quản khó khăn mệt nhọc, ai thuê gì là chị làm nấy không nề hà bất kỳ việc gì. Chỉ mong có tiền mua viên thuốc điều trị cho con, bởi nếu chỉ cần ngưng thuốc là tính mạng con chị có thể gặp nguy hiểm.
Nhắc đến người chồng của mình chị Loan buồn bã: “Sau khi tôi sinh con, cháu nó bị bệnh như vậy thì chồng tôi cũng sa vào rượu chè rồi đổ đốn bỏ mặc hai mẹ con mà đi. Nhiều lúc mong có được người chồng phần nào chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau cứu lấy con nhưng …”, nói đoạn chị Loan vội gạt những giọt nước mắt đắng đăng lăn dài trên đôi má gầy.
Bà Ngân cố gắng “bòn” những nải chuối, mớ rau trong vườn để đưa ra chợ bán mong kiếm được chút tiền mua thuốc cho cháu gái.
Gia đình chị Loan bên ngôi nhà cũ kỹ rách nát.
Không có tiền để tiếp tục đưa con đến bệnh viện điều trị, chị Loan đành phải ôm nó về nhà để chăm sóc. Ngọc Trâm không thể tự chủ trong quá trình đi vệ sinh nên hàng ngày chị Loan phải dùng ống để thông nước tiểu cho con. Mỗi chiếc ống thông nước tiểu có giá chưa đến 10.000 đồng, bác sĩ chỉ định 1 chiếc ống chỉ được dùng 1 lần, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên mỗi chiếc ống chị Loan thường dùng đến 5 lần
“Bác sĩ bảo, mỗi chiếc ống thông nước tiểu chỉ được dùng 1 lần nhưng không có tiền mua tôi phải luộc lại để dùng nhiều lần cho con, dù biết làm như thế là rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhưng …”, giọng của người mẹ nghèo nghẹn lại.
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình chị Loan.
Đơn xác nhận hoàn cảnh của chị Loan.
Căn bệnh của Ngọc Trâm có thể được chữa trị, sức khỏe của em có thể hồi phục nếu em được tiến hành phẫu thuật thay ống niệu quản hoặc ghép thận. Nhưng nghĩ đến số tiền chi phí phẫu thuật quá lớn, con số hàng trăm triệu đồng khiến người mẹ nghèo cũng chỉ biết ôm con vào lòng mà khóc. “Chẳng lẽ không có tiền con em sẽ phải chết sao các anh?”, người mẹ nghèo nhìn sang chúng tôi với ánh mắt cầu cứu.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. MS 1859: Chị Phạm Thị Loan, trú tại xóm 1, xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Số ĐT: 0977.787.619 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) * Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank: - Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí – Số tài khoản VND: 1400206027950. – Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ * Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank: - Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri – Account Number: 1400206027966 – Swift Code: VBAAVNVX402 – Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Tình
Theo Dantri
"Sao con không nhận ra mẹ nữa, con ơi !"
Nhìn đứa con trai 18 tuổi nằm trên giường bệnh, mắt lim dim tay chân co quắp, miệng ú ớ không nên lời. Người mẹ nước mắt cứ chực trào ra, khóc xót thương cho tương lai của người con tội nghiệp vì vụ tai nạn giao thông biến thành người vô tri vô giác.
Em Nguyễn Hữu Thọ (18 tuổi, ngụ thôn Lũy, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 chị em, Thọ là người con trai duy nhất và là con út trong nhà. Gia cảnh bố mẹ Thọ tuy có chút khó khăn nhưng gia đình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười, cậu con trai út 1 buổi đi học, buổi còn lại ra đồng đi chăn bò phụ bố mẹ.
Mọi việc tưởng chừng như êm ấm, hạnh phúc đối với gia đình nhỏ này cho đến vào một chiều hè cuối tháng 7/2014, trên đường đi học hè ở trường về Thọ cùng bạn đi trên chiếc xe máy, sau đó xảy ra va chạm giao thông cùng với 1 chiếc ô tô 7 chỗ. Cú tông mạnh, khiến người bạn đi cùng Thọ bị gãy xương đùi, riêng Thọ bị gãy xương hàm, gãy tay và chấn thương sọ não nặng nguy hiểm đến tính mạng mặc dù em có đội mũ bảo hiểm.
Vụ tai nạn khiến cậu học trò lớp 11 trở nên vô tri vô giác
Sau vụ tai nạn, bố mẹ của Thọ phải bán đi ruộng đất, trâu bò, vay mượn khắp nơi chạy chữa cho em để qua được cơn nguy kịch. Ngồi cạnh giường bệnh của con trai, cô Trần Thị Thanh (mẹ của Thọ) sụt sùi nước mắt, cô cho biết: "Hôm xảy ra tai nạn, hai vợ chồng đang đi làm đồng, nghe tin con trai bị tông xe, cô như rụng rời tay chân, chạy vội đến hiện trường đưa con đi cấp cứu, nghe bác sĩ bảo Thọ bị rất nặng rất khó qua khỏi, cô đã sốc rất nặng. Bác sĩ bảo nó bị chấn thương sọ não, còn bị tụ máu trong não rất nhiều cần phải chuyển đi mổ gấp nhưng tỷ lệ sống sót rất thấp. Tôi nghe mà bàng hoàng vì trước đó vài tiếng đồng hồ nó còn nói "chào mẹ con đi học đây" vậy mà...", cô Thanh nói trong nước mắt.
Thọ không còn nhận thức về cuộc sống xung quanh
Để có tiền mổ cho Thọ, vợ chồng cô Thanh đã bán ruộng vườn, đất đai và đi vay mượn khắp nơi, đưa con đi hết thảy 9 bệnh viện từ Bắc vào Nam và trải qua 3 lần mổ não mới duy trì được mạng sống của Thọ. Lần gần đây nhất, vào tháng 11/2014 Thọ buộc phải chuyển vào bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để mổ, vợ chồng cô Thanh vét mọi tài sản đưa con đi. Sau khi các bác sĩ tiến hành mổ não cho Thọ, tình hình có tiến triển khi em đã thoát khỏi "lưỡi hái tử thần". Do xa nhà chi phí không còn để tiếp tục ở lại điều trị, vợ chồng cô Thanh buộc xin đưa con về nhà để theo dõi thêm. Trên đường đưa con trai từ TP. Hồ Chí Minh về Hà Tĩnh, đến ngang qua Đắk Lắk, Thọ bỗng dưng lên cơ co giật mặt tím tái, có dấu hiệu khó thở nên vợ chồng cô Thanh phải bế con chạy thẳng vào Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk cấp cứu.
"Tôi đưa Thọ vào đây điều trị từ tháng 12 đến nay, cũng muốn đưa cháu về quê lắm nhưng tiền hết sạch, trong nhà chẳng còn gì để bán. Ở bệnh viện may mà cháu có bảo hiểm y tế của hộ nghèo nên được miễn viện phí nhưng chi phí ăn ở, sinh hoạt cho cháu cũng vất vả lắm. Tôi muốn đưa cháu đi Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám lắm nhưng giờ hết cách rồi... Thọ giờ nó sống thực vật đến cả bố mẹ mà nó cũng có biết nữa đâu", cô Thanh nghẹn ngào nói.
Cô Thanh ân cần chăm sóc người con trai tội nghiệp của mình
Cô Thanh cho biết, hiện tại Thọ sống nhưng không còn ý thức bất cứ việc gì, sống vô tri vô giác, không nhận ra bố mẹ hay bất kỳ ai, chỉ biết nằm 1 chỗ, tay chân co quắp lại, miệng ú ớ không nói nên lời, "tất cả mọi việc từ ăn uống cho đến vệ sinh cháu đều không biết nữa, mẹ cho thì cháu ăn không thì thôi, đói cũng không kêu không khóc, cũng không kiểm soát được bất kỳ việc gì nữa bố mẹ phải làm thay cháu tất cả. Thà rằng nó nằm vậy, nhưng nó còn biết gật đầu nhận ra bố mẹ đi, đằng này nó cứ nằm im như cục thịt tôi thấy chua xót quá", cô Thanh khóc.
Từ khi Thọ bị nạn, vợ chồng cô Thanh thay phiên nhau vào Đắk Lắk lo cho con, Thọ có 2 chị gái 1 chị đã lập gia đình, còn chị gái kế Thọ cũng phải đi làm thuê làm mướn xa nhà kiếm tiền gửi vào cho Thọ chữa bệnh. Do điều kiện khó khăn, ăn uống kham khổ nên Thọ gầy rộc, tay chân khẳng khiu, mặt mày xanh xao... cô Thanh cho biết, mỗi ngày cô chỉ mua cháo cho Thọ ăn, lâu lâu có chút tiền dành dụm mới dám mua hộp sữa cho con uống để tẩm bổ.
Thọ bị liệt tứ chi do chấn thương sọ não
"Trước khi con tôi bị tai nạn, nó là đứa sống rất tình cảm thương bố mẹ nhiều lắm, tính nó hiền nên cả xóm ai cũng quý cô à. Biết nhà có mình nó là con trai nên đi học về thấy việc nặng nhọc là phụ mẹ ngay, chưa bao giờ để mẹ phải than trách gì. Nhưng tại sao cái cuộc đời nó lại khổ như vậy, chỉ phút chốc biến thành con người như thế này, đêm đêm nằm ngủ tôi chỉ ước đây là giấc mơ, nhưng cứ tỉnh dậy là nước rơi nước mắt vì đây vẫn là sự thật", cô Thanh chua xót nói.
Người mẹ nghèo chưa ngừng hi vọng có ngày con sẽ nhận ra mình
Trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy - Trưởng khoa Châm cứu - Dưỡng sinh (Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk) cho biết: Thọ bị liệt tứ chi do chấn thương sọ não nặng khiến không thể ý thức và không còn biết được gì nữa, Thọ đã trải qua 4 đợt điều trị tại bệnh viện. Bệnh viện đã thực hiện chữa trị đông y châm cứu, xoa bóp, điện trị liệu... nhằm giúp bệnh nhân khỏi teo cơ, cứng khớp, biến chứng viêm loét phổi và các biến chứng khác do em Thọ chỉ nằm được 1 chỗ.
"Khả năng để điều trị khỏi cho Thọ là rất khó và phải rất tốn kém mới có hi vọng được, nhưng hoàn cảnh của gia đình Thọ vô cùng khó khăn, không có tiền để lo cho em. Trước đây bố của Thọ buổi tối chăm con, ban ngày lại đi phụ hồ cho các công trình xung quanh bệnh viện để kiếm tiền lo cho con, hoàn cảnh rất đáng thương. Bệnh viện cũng có khuyên góp giúp đỡ gia đình Thọ, nhưng cũng không thấm vào đâu so với chi phí điều trị lâu dài cho em", bác sĩ Thúy cho hay.
Nhìn Thọ nằm trên giường bệnh, co quắp 1 chỗ, chợt nghĩ nếu không gặp phải vụ tai nạn oan nghiệt ấy thì giờ đây em đã trải qua kỳ thi THPT và sắp bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời, để giúp đỡ bố mẹ và gia đình. Thấy tôi nhìn em, mẹ của Thọ vừa lay con vừa gọi "Thọ ơi! Thọ ơi! Mẹ đây nè con, con nhận ra mẹ không, có người đến thăm con đây nè Thọ ơi...!". Đáp lại lời kêu của mẹ, Thọ vẫn nằm im, đôi mắt em nhìn xung quanh rồi bất giác nhắm lại, riêng mẹ Thọ vẫn cố gắng gọi con, vì cô vẫn chưa thôi hi vọng có ngày con mình sẽ nhận ra được bố mẹ những người luôn thương yêu Thọ vô bờ bờ bến.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1848: Cô Trần Thị Thanh (thôn Lũy, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) Hoặc: Phòng 1, Khoa Châm cứu - Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk SĐT: 0973.235.471 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thúy Diễm
Theo Dantri
Dấu hiệu 'báo động' 3 tháng đầu mang thai Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu báo mẹ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. 3 tháng đầu được coi là thời điểm quan trọng nhất với tất cả các mẹ bầu đặc biệt những người mang thai lần đầu. Sự bỡ ngỡ khi mới mang trong mình sinh linh bé bỏng sẽ khiến...