Cyprus và Hy Lạp áp đặt trở lại nhiều biện pháp dòng dịch COVID-19
Chính phủ Cyprus ngày 12/3 đã hủy kế hoạch dỡ bỏ trên diện rộng các lệnh hạn chế phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sau khi nước này chứng kiến sự gia tăng đột biến các ca nhiễm mới trong những tuần gần đây.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Nicosia, CH Cyprus trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Nước này cũng áp đặt lại một số biện pháp đã được dỡ bỏ vào cuối tháng trước, như việc các cơ sở kinh doanh phải giới hạn nhân sự ở mức 25% và hằng tuần phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với 25% số nhân viên đi làm, các trường học tiếp tục đóng cửa. Chính phủ cũng cấm các cuộc họp tụ họp từ 6 người trở lên thuộc các hộ gia đình khác nhau trong không gian công cộng và công viên, cũng như cấm các cuộc thăm nom trong gia đình có trên 4 người tham gia. Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Cyprus Constantinos Ioannou cho biết các quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến tồi tệ và số bệnh nhân nhập viện đã tăng gấp đôi chỉ trong hai tuần. Theo ông Ioannou, dịch bệnh lây lan nhanh tại nước này là do sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Anh. Hiện các đơn vị điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện công ở Cyprus đang ở trong tình trạng báo động do đã hoạt động gần hết công suất.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Ioannou, Cyprus đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho tối đa dân số để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, cụ thể là khoảng 20% dân số vào tháng 4 và 50% vào giữa tháng 6 tới. Tính đến hết ngày 11/3, Cyprus đã tiêm hết 116.331 liều vaccine, trong đó 31.968 người dân đã được tiêm đủ 2 liều theo khuyến nghị. Tỷ lệ tiêm chủng ở quốc đảo phía Đông Địa Trung Hải này hiện chỉ dưới 13% dân số.
Tương tự, nước láng giềng Hy Lạp cũng sẽ gia hạn các lệnh hạn chế để phòng bệnh COVID-19 ở thủ đô Athens và một số khu vực khác của nước này trong nỗ lực giảm sức ép đối với hệ thống y tế khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh chóng thời gian gần đây.
Theo Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự – ông Nikos Hardalias, lệnh phong tỏa ở khu vực đô thị của thủ đô Athens sẽ được kéo dài đến ngày 22/3, thay vì kết thúc vào ngày 16/3 như kế hoạch trước đó. Trường học và các cửa hàng không thiết yếu cũng được lệnh đóng cửa, trong khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm – vốn đã được đưa ra từ tháng trước – vẫn tiếp tục được duy trì tại Athens và những khu vực nằm trong danh sách “vùng đỏ dịch bệnh” của nước này.
Trong ngày 12/3, Hy Lạp ghi nhận thêm 2.405 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 217.018 triệu người, trong khi khoảng 7.000 không qua khỏi đại dịch.
EU điều tra vaccine liên quan chứng suy giảm đông máu gây xuất huyết nội
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) đang điều tra liệu có vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nào trong số 3 loại đã được khối này phê duyệt đến nay liên quan tới chứng suy giảm đông máu có thể gây xuất huyết nội.
EU điều tra vaccine liên quan chứng suy giảm đông máu gây xuất huyết nội. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông báo ngày 12/3 của EMA nêu rõ một số trường hợp giảm tiểu cầu miễn dịch, thiếu tiểu cầu trong máu có thể dẫn đến xuất huyết và bầm da, đã được báo cáo theo quy trình giám sát an toàn vaccine của cơ quan này.
EMA nhấn mạnh: "Hiện vẫn chưa rõ liệu có sự liên quan giữa vaccine với những báo cáo về giảm tiểu cầu miễn dịch hay không". Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu cho biết sẽ đánh giá các báo cáo tình hình ở những người đã được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, AstraZeneca hoặc Moderna.
Chương trình tiêm chủng của châu Âu gặp trục trặc trong 2 tuần qua, trong bối cảnh có những báo cáo cho thấy một số trường hợp được tiêm vaccine của hãng AstraZeneca bị chứng rối loạn đông máu. EMA cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các sự cố này là do việc tiêm vaccine gây ra, quan điểm này cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tái khẳng định trong ngày 12/3. Trong khi đó, công ty AstraZeneca cũng cho biết không tìm thấy bằng chứng nào về việc gia tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất giải ngân 12 triệu euro từ Quỹ đoàn kết châu Âu để giúp Serbia trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Trang tin Euractiv.rs của Serbia ngày 12/3 dẫn thông báo của phái đoàn EU tại Serbia cho biết số tiền trên sẽ tập trung vào các biện pháp phòng ngừa, giám sát và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, cũng như mua sắm các thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân. Số tiền này cũng sẽ giúp trang trải các chi phí mà Serbia phải gánh chịu trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Theo người đứng đầu Phái đoàn EU tại Serbia Sem Fabrizi, EU đã hỗ trợ Serbia số tiền quyên góp lên tới 17 triệu euro (gần 20,3 triệu USD), kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Ông Fabrizi nêu rõ: "Tín hiệu chính trị mạnh mẽ này cho thấy Serbia - một ứng cử viên gia nhập EU - cũng được coi trọng như các nước thành viên của liên minh".
Séc hủy bỏ kế hoạch cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại Ngày 19/2, Chính phủ CH Séc đã quyết định hủy bỏ kế hoạch cho phép các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu mở cửa trở lại vào tuần tới trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không ngừng gia tăng gây sức ép đối với các bệnh viện. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh...