Cyber của King Of War bị khách hàng tố cáo nhân viên điều khiển máy phá game
Vừa qua, KOW Gaming Center bất ngờ gặp phải một vụ lùm xùm khi bị khách hàng bất ngờ đăng đàn tố cáo gặp sự cố không hay tại đây.
Nhắc đến những “ông chủ” nổi tiếng trong làng LMHT Việt Nam, chắc chắn không thể không nhắc tới cái tên King Of War (Nguyễn Đức Hiệp). Không chỉ là một tuyển thủ từng khẳng định được tên tuổi của mình trên các đấu trường chuyên nghiệp, mà anh chàng này còn nổi tiếng trong cộng đồng vì trở thành biểu tượng của những người thành đạt đi lên từ con đường game thủ.
Cụ thể tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 năm kể từ khi chính thức khởi nghiệp, KOW đã là chủ sở hữu của chuỗi thương hiệu KOW Gaming Center với tất cả 12 cyber game cao cấp được đầu tư tiền tỷ đã đi vào hoạt động và 4 cyber game chuẩn bị khai trương trong vòng 1 tháng tới. Theo như chia sẻ thì anh chàng đang quyết tâm vươn tới con số 20 cyber games trên cả nước trong năm 2019 này. Với phương châm kinh doanh “Tối ưu đầu tư, tối ưu thành công”, có thể thấy ông chủ trẻ của chúng ta đang dần định hình rõ ràng ước mơ vươn thương hiệu của mình ra khắp đất nước.
Tuy nhiên mới đây, KOW Gaming Center bất ngờ gặp phải một vụ lùm xùm khi bị khách hàng bất ngờ đăng đàn tố cáo gặp sự cố không hay tại đây. Cụ thể, vị khách này cho biết anh có dẫn người yêu đến chơi game tại cơ sở ở Trường Chinh. Tuy nhiên trong quá trình chơi game thì bị nhân viên điều khiển máy phá game. Kèm theo đó là video quay lại sự việc khi mặc dù anh chàng không hề động đến chuột hay bàn phím nhưng trên máy tính tự động viết dòng chat với những câu có nội dung đại loại như “it’s ma”, “có con người yêu béo ú”…v.v.
Sự việc sau khi được phản ánh trên một diễn đàn game thì lập tức sau đó kỹ thuật viên của KOW Gaming Center đã có động thái phản hồi giải thích lý do rằng đó là “do bàn phím KM570MX bị dính lỗi macro”. Bản thân ông chủ KOW cũng có bài viết lên tiếng xác nhận sự cố trên đúng là do lỗi macro chứ không phải lỗi ở nhân viên và cho rằng người “bóc phốt” đang cố tình tạo drama để phá công việc làm ăn của anh. Tuy vậy, những lời giải thích trên lại vấp phải ý kiến phản đối mãnh liệt từ nhiều người khi thấy nó không hợp lý, thỏa đáng và quản lý KOW Gaming đang cố tình bao che cho nhân viên của mình.
Trước “gạchđá” quá dữ dỗi từ phía dư luận, King Of War sau đó đã phải xóa bài viết giải thích của mình, thay vào đó là lời xin lỗi về những thứ không đáng có đã xảy ra. Về phía vị khách không may gặp phải sự cố trên, anh chàng khẳng định mình sẵn sàng gặp và giải quyết vấn đề đến khi họ cảm thấy thỏa đáng, hợp lý nhất. Nếu do lỗi thuộc về nhân viên, KOW cũng sẽ công khai xin lỗi một lần nữa.
Video đang HOT
Sự việc hiện vẫn đang là chủ đề nóng hổi được bàn tán sôi nổi hơn bao giờ hết trên các diễn đàn game cũng như hội nhóm game net. Dù sao đi nữa việc một thương hiệu cyebr game lớn như KOW Gaming Center để xảy ra sự cố như thế này ít nhiều sẽ gây ra những tổn hại về uy tín chất lượng dịch vụ.
Theo gamehub
Ra mắt nhiều bom tấn, tại sao EA và Activision lại bị game thủ ghét cay ghét đắng?
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại.
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại. Họ có một lịch sử phát triển lâu dài, có nhiều tựa game được yêu thích. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng thích thú khi nhắc đến hai cái tên này. Họ có nhiều vấn đề với chính khách hàng của mình (game thủ) và thậm chí là với nhân viên. Tuy lớn mạnh nhưng sự thật là họ cũng bị khá nhiều game thủ ghét cay ghét đắng và lên tiếng tẩy chay. Cả hai đều có chung những lý do để bị ghét sau đây.
1.Sở thích "cá lớn nuốt cá bé"
Sự thật rõ ràng, đã có rất nhiều nhà sản xuất và hàng loạt tựa game nổi tiếng khác đều bị họ thâu tóm như: Maxis, The Sims, Pandemic, Visceral, Westwood,... Và nghe đâu sắp tới EA còn chuẩn bị "nuốt" luôn Bioware. Đó là những tựa game hay được nhiều người ưa thích. Nếu họ thâu tóm và phát triển thì có lẽ mọi thứ đã ổn định, nhưng không, họ làm điều ngược lại.
Với việc "nuốt" vô tội vạ hàng loạt các tựa game và nhà sản xuất, EA và Activision hiển nhiên sẽ lâm vào cảnh không thể quản lý nổi. Điều này giống như bạn ăn nhiều quá sẽ bị bội thực vậy. Thay vì phát triển, họ đã trực tiếp hủy hoại hình ảnh của những tựa game mà họ mua được. Điều này gây nên làn sóng phẫn nộ từ fan của những dòng game này.
2. Thói quen lạm dụng sử dụng DRM
Trước hết, DRM là từ viết tắt của Digital Rights Management (Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). Đúng như tên gọi, đó là biện pháp để các nhà phát triển kiểm soát cách mà khách hàng sử dụng các phần mềm máy tính, trong trường hợp này là game.
Điều đó có nghĩa là khi bạn cài một tựa game có tích hợp DRM lên máy tính của mình thì bạn sẽ không thể cài nó trên một máy tính khác nữa (kể cả khi bạn thay phần cứng). Nếu bạn nâng cấp máy tính của mình ở bất cứ thời điểm nào, bạn sẽ bị khóa và không thể tiếp tục chơi tựa game đó nữa.
Điều này không những không làm cho nạn sao chép suy giảm mà ngược lại nó chỉ làm cho cộng đồng game thủ thêm ức chế.
3. Lạm dụng DLC để móc túi game thủ
DLC là một gói hỗ trợ từ nhà phát hành game được chia sẻ qua Internet. Nội dung tải xuống có thể giúp thay đổi trang phục, mở ra thêm nhiều cốt truyện,... Nếu tối ưu tốt thì đây rõ ràng là một hướng đi tốt cho các hãng sản xuất game.
Nhưng đối với EA và Activision thì ngược lại, họ quá lạm dụng vào DLC để kiếm tiền. Thay vì phát hành miễn phí, họ cung cấp những DLC cho phiên bản kế tiếp để có thể bán được những item mà lẽ ra người chơi không phải mất tiền để có được.
Lúc phát hành một tựa game, họ sẽ tích hợp vào đó một bản DLC tương thích. Sau đó, họ thay thế nó bằng một phiên bản mới hoàn toàn. Sims là ví dụ kinh điển về điều này, Sims 4 có ít thứ hơn so với Sims 3 ngay cả khi không có DLC. Điều này giúp EA có thể bán các hồ bơi và toddlers. Với sự phản đối gay gắn từ dư luận, họ đã buộc phải gỡ bỏ là làm nó miễn phí.
4. Không tôn trọng quyền lợi của nhân viên
Với hầu hết các công ty lớn nhỏ, nhân viên chính là điểm nguồn của sự thành công. Muốn phát triển thì họ phải biết làm hài lòng nhân viên của mình. Có vẻ như CEO của EA và Activision không nhận ra điều đó. Họ liên tục dính phải các vụ kiện tụng từ chính nhân viên của mình.
EA từng bị kiện vì nhân viên của họ phải làm việc trong một môi trường tệ hại. Thậm chí, một số nhân viên của hãng còn than phiền rằng họ không hề nhận được khoản tiền thưởng thêm ngoài giờ của mình. Đó thật sự là một vấn đề lớn cần được giải quyết cấp bách.
Theo GameK
Nhân viên quán bánh mì Pewpew bị phản ánh có thái độ coi thường khách hàng Mới đây, một bạn nữ đã chia sẻ một bài đăng trong cộng đồng Pewpew và Pewnoy thể hiện sự bức xúc với thái độ phục vụ nhân viên quán bánh mì Pewpew Vào ngày 12/03/2019 vừa qua, tiệm bánh mì PewPew thứ 2 đã chính thức khai trương tại địa chỉ 84 D5 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Cũng...