Cứu xế hộp “cày” ruộng ngập
Khoảng 7 giờ ngày 13-10, CAQ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nhận tin báo cần cứu hộ xe ô- tô bị lao xuống ruộng nước ngập sâu tại khu vực Mân Quang 2 (P. Hòa Quý, Q. Ngũ Hành Sơn).
CAQ Ngũ Hành Sơn vớt xe ô-tô gặp nạn.
Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, do trời tối nên anh Nguyễn Sinh Duyên (1985, trú Hà Tĩnh) đi lạc đường và lao xe xuống ruộng. Do nước chảy xiết nên xe bị đẩy ra xa đường, may mắn tài xế thoát ra khỏi xe được và ở nhờ nhà dân gần đó.
Sau khi nhận thông tin, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH CAQ Ngũ Hành Sơn đã xuất 1 xe cứu nạn và CBCS đến hỗ trợ, kéo xe vào bờ.
Video đang HOT
Đà Nẵng nói gì về việc người Trung Quốc sở hữu nhiều đất ven biển?
Thông tin người Trung Quốc mua nhiều lô đất ven biển Đà Nẵng được dư luận và cử tri Đà Nẵng rất quan tâm và lên tiếng nhiều năm nay.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt về việc người Trung Quốc có nhiều đất ven biển, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.Đà Nẵng cho hay: "Qua rà soát của Sở TNMT, dọc các khu đô thị ven biển thuộc khu vực Sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) có 246 lô đất. Trong số này có một số trường hợp người quốc Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước đây, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng những lô đất này là cho người Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác làm ăn, người Trung Quốc đã góp vốn, mua cổ phần của người Việt nên họ được đứng tên".
Giám đốc Sở TNMT TP.Đà Nẵng cho biết, theo Luật Đầu tư và Luật Đất đai, doanh nghiệp nước ngoài có cổ phần dưới 49% vẫn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như nhà đầu tư trong nước. Trước đây, thành phố thực hiện việc bán đấu giá và giao đất hoàn toàn cho cá nhân, tổ chức trong nước. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các cá nhân và tổ chức này đã chuyển nhượng cho doanh nghiệp có người Trung Quốc là cổ đông.
Khách sạn 16 tầng nằm gần sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng) do người Trung Quốc sở hữu. Ảnh: Đình Thiên
Về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, bà Nguyễn Thị Anh Thy, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), nơi có nhiều người Trung Quốc qua lại làm ăn cho biết, việc cấp phép kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư còn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Sở TNMT, cấp quận quản lý về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn khẳng định việc theo dõi, quản lý các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc... luôn chặt chẽ, không chủ quan.
"Qua kiểm tra của cơ quan công an và các cơ quan khác thì chưa phát hiện việc các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài vi phạm. Một số doanh nghiệp lớn thường xuyên phối hợp với địa phương để thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Ngoài ra, các công ty nhỏ lẻ khác đến nay cũng chưa có sai phạm gì", bà Thy cho biết.
Việc cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài sở hữu được quyền sử dụng các lô đất ven biển ở Đà Nẵng được nhìn nhận là bởi trong chính sách về đất đai còn nhiều kẽ hở. Việc này đã được cử tri phản án rất nhiều năm nay và tựu chung để xảy ra việc này là do chính sách về đất đai đang còn kẽ hở.
Nhiều lô đất ở Đà Nẵng đứng tên người Việt nhưng sau đó thuộc cổ phần trong công ty của người Trung Quốc. Ảnh: Đình Thiên
Theo phân tích của luật sư Nguyễn Thị Sương (Đà Nẵng), Điều 46, Nghị định 118/CP và Điều 26 Luật Đầu tư 2014 quy định, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trong nước không phải thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đồng thời, Nghị định 139/2007/NĐ-CP quy định, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Nghĩa là được quyền giống như đối với các dự án đầu tư trong nước.
Cũng theo vị luật sư này, điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật này, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Để tránh trường hợp người nước ngoài lách luật sở hữu quyền sử dụng đất ở trong nước, luật sư Sương cho rằng, với việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong trường hợp dự án có sử dụng đất, cần phải yêu cầu các cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định phải lấy thêm ý kiến các bộ, ngành và cơ quan liên quan...
Bộ Quốc phòng trả lời về việc người Trung Quốc thu mua đất khu vực trọng yếu Trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp QH, Bộ Quốc phòng nêu hàng loạt bất cập trong việc người Trung Quốc, người có yếu tố Trung Quốc thu mua đất ở các khu vực trọng yếu. Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua...