Cựu tuyển thủ Việt Nam – Lê Quốc Vượng: “Cuộc đời chỉ là phép thử”!
Tôi quen Lê Quốc Vượng đủ lâu và tôn trọng cách Vượng đứng dậy, làm lại cuộc đời sau vòng lao lý. Tôi quý, cảm mến Vượng bằng trái tim và linh cảm của những người đàn ông. Cứ có dịp về Vinh, tôi lại nhớ tới tiền vệ đầy cá tính, lắm tài nhiều tật này: “Dù thế nào tôi cũng sẽ trở lại với sân cỏ”, Vượng mở đầu câu chuyện.
Cách đây 15-16 năm, Lê Quốc Vượng là cái tên mà bất kỳ người hâm mộ bóng đá nào cũng biết tới.
“Nói thật, ở độ tuổi 20-21, tôi không thiếu cơ hội kiếm tiền. Có 1 trận đấu mà SLNA là chủ nhà, tôi lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng, có người của một đội bóng phía Nam vào tận phòng tôi đặt lên bàn 400 triệu đồng để xin điểm.
Nhưng tôi không đồng ý. Ngày đó ở độ tuổi đẹp nhất của tôi, trên khán đài còn có những người thân, có cả cha mẹ người con gái tôi yêu ở trên khán đài và người hâm mộ quê hương cơ mà.
Tuổi 20-21 tôi đã nghĩ được vậy thì làm sao có thể bán độ để lấy mấy chục triệu đồng hồi SEA Games 2005″, Quốc Vượng trải lòng.
Quốc Vượng từng được rất nhiều người hâm mộ Việt Nam yêu mến. Ảnh: I.T.
Từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu, dính vòng lao lý, Quốc Vượng ra tù sẵn sàng vừa đá phủi, vừa làm bốc vác ở Công ty du lịch Văn Minh.
Sau một thời gian, Vượng chuyển sang làm cho một thương hiệu rượu. Và giờ, anh đang là chủ quán “Hải sản phủi” ở TP.Vinh – điểm đến quen thuộc của anh em cầu thủ, giới báo chí và đương nhiên là giới bóng đá phong trào:
“Đi qua tất cả, tôi ngẫm, cuộc đời này biết thế nào là sướng-khổ, sang-hèn. Giờ đây, tôi vẫn có những người bạn họ đi xe Mercedes đời mới nhất nhưng ngủ không ngon giấc, sáng dậy là đau đầu!
Còn tôi hoàn toàn thanh thản, tôi không hối hận gì cả. Tôi thấy cuộc sống quá tuyệt vời rồi. Tôi đã sai trong quyết định của mình và phải trả giá.
Video đang HOT
Làm sao nói được chữ “nếu” hay “biết thế”… Trên sân cỏ, trong tình huống cụ thể đó, bạn đã quyết định rồi và không ai cho mình cơ hội đá lại quả bóng đó.
Mình chỉ có thể tự nghiền ngẫm, nhận ra đúng sai, rút kinh nghiệm mà thôi”, Quốc Vượng bộc bạch.
Đi qua đủ vị ngọt và trái đắng, những bước thăng trầm trong sự nghiệp cầu thủ và cuộc sống đời thường, Quốc Vượng bảo: “Tất cả chỉ là phép thử”. Ảnh: Lê Đức.
Giờ kinh tế đã tạm ổn và làm chủ quán ở Vinh, nhưng Vượng thẳng thắn thừa nhận đó chỉ là nấc thang gián tiếp trên hành trình còn nhiều khó khăn đưa anh trở lại với sân cỏ trong vai trò huấn luyện:
“Đầu tháng 9 tới, tôi sẽ đi TP.HCM học bằng C HLV trong khoảng nửa tháng. Phía trước còn nhiều khó khăn nhưng sân cỏ là máu, là đam mê của mình rồi, làm sao tôi quên.
Ước mơ của tôi là được trở về SLNA làm công tác huấn luyện. Con người, tính cách của mình thuộc về nơi đây rồi. Nơi đây có những người thầy như bác Thịnh (HLV Nguyễn Văn Thịnh, Thịnh “đen” – PV), bác Vinh (HLV Nguyễn Thành Vinh – PV).
Nếu không có họ, chắc có lẽ tôi đã không có cơ hội khoác trên mình màu cờ sắc áo Tổ quốc thi đấu trên đấu trường quốc tế.
Tôi biết ơn họ và mong muốn làm được điều gì đó tương tự cho lớp trẻ SLNA. Nhưng thực tế lúc này ở SLNA có nhiều HLV trẻ tài năng, còn phụ thuộc vào nhà tài trợ nữa nên cũng khó!”, Quốc Vượng bày tỏ.
Lừng lẫy trên sân cỏ một thời, giờ Quốc Vượng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc, tự tay vào bếp nướng tôm đãi bạn. Ảnh: Lê Đức
Vừa nói chuyện, tay Vượng vừa làm tôm, từ khâu lồng vào que đến khi nướng than hồng. Người viết đứng cạnh Vượng mà còn cảm thấy hơi nóng khó chịu phả ra, đứng khoảng 5 phút lại phải rời ra chỗ khác.
Còn Vượng thản nhiên, thi thoảng, đưa tay quệt những giọt mồ hôi nơi sống mũi trải lòng:
“Vất vả thế này có thấm tháp gì so với những năm tháng chơi bóng. Mọi người thấy chúng tôi được tung hô vậy thôi nhưng để có được 1 pha phối hợp thành bàn, một bàn thắng đẹp, đó là cả 1 quá trình tập luyện, tích lũy vất vả bất kể nắng mưa.
Ơn trời, tôi chẳng bao giờ ốm vặt, kể cả tập luyện, thi đấu dưới thời tiết khắc nghiệt tới mấy.
Anh em hay nói đùa tôi là “người 2 phổi” đó”.
Chốt lại, Quốc Vượng nói chắc nịch: “Tôi biết con đường tôi đi còn vòng vèo nhưng cuối cùng sẽ quay trở lại với bóng đá.
Tôi càng nhận rõ hơn điều đó khi có gia đình với vợ và 2 con, 1 trai, 1 gái. Các cháu cũng đang tuổi ăn tuổi lớn, mình thì cũng hết tuổi… chơi rồi”, Vượng cười gợi mở!
Lê Quốc Vượng: “Làm chủ một cửa hàng với diện tích gần 150m vuông, nhân viên khoảng 10 người, ước tính mỗi tháng tôi phải chi khoảng 100 triệu đồng tiền cứng.
Nói cách khác, mỗi sáng thức dậy đã mất hơn 3 triệu đồng rồi, ai nghe cũng ngại. Nhưng nói thật, tôi làm được và đang có lãi, đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình”.
Theo Danviet
Bị mẹ chồng khinh miệt, nàng dâu trẻ vùng lên đáp trả mạnh mẽ
Mẹ chồng đang nằm trên giường bỗng dưng bật dậy mắng tôi tới tấp: "Có tiền thừa sao mày không trả bố, mày tính lấy luôn sao? Cái đồ mất nết", nghe thế mà nước mắt tôi lưng trào...
Tôi thật không ngờ mẹ chồng lại nói tôi như thế- Ảnh minh hoạ.
Sau khi sinh em bé, tôi ở quê còn chồng làm việc trên thành phố. Trước sinh tôi được 66kg, sau có 4 tháng còn 44kg, em gái về chơi còn không nhận ra. Nguồn cơn của nó là chuỗi ngày dài khủng hoảng với mẹ chồng. Thâm tâm muốn lên thành phố làm việc nhưng vì thương bố chồng nên quyết định chịu khổ tìm việc ở nhà. Trong thời gian chờ tìm việc, bà bảo tôi làm ruộng.
Con nhỏ mới được 8 tháng, trời mùa hè nắng như muốn xỉu mà nào dám nghỉ. Ai giục về cũng chỉ nói: "Cháu làm cố chỗ này tí là xong" chứ đâu dám nói: "Mẹ chồng cháu không cho về sớm".
Từ một đứa mau mồm mau miệng, tính tình cũng hòa đồng vui vẻ, chỉ sau có 1 năm ở quê, tôi thành một con người khác hẳn, ra khỏi nhà đội nón trùm khăn kín mít, không muốn tiếp xúc, giao lưu với bất kỳ ai, ngay cả anh chị em họ...
Vốn chẳng háo ngọt nhưng vì nuôi con nhỏ nên nhiều khi đói. Nhà có rất nhiều bánh kẹo nhưng chỉ hôm nào tôi đi làm bà mới bỏ ra 1-2 cái, xong lại cất khóa tủ. Có hôm đói quá phải ăn vụng gói mỳ tôm. Khi ấy, thấy sao mà thảm hại! Có hôm bố chồng nhờ tôi mua thuốc, còn thừa hơn chục nghìn nhưng vì ông không có nhà nên định bụng để tối đưa ông. Tối ăn cơm xong chưa kịp đưa thì ông hỏi, tôi bảo: "Con quên chưa đưa bố". Cũng khi ấy, một hình ảnh, không, một cảnh tượng mà dù có dùng thuốc tẩy não tôi cũng không thể nào quên được.
Bà đang nằm trên giường vội vàng bật dậy, nhìn tôi tra khảo: "Tiền thừa sao mày không đưa lại bố mày", "mày định lấy luôn à", "bao nhiêu lần đi chợ trước nay chắc thừa mày cũng cầm luôn". Dĩ nhiên là tôi giải thích nhưng đó chỉ là nước đổ trên lá khoai môn vì bà chẳng thèm nghe.
Vừa phơi quần áo mà nước mắt giàn giụa. Nhưng mà bà vẫn không tha. Bà ra tận dây phơi chửi. Tôi vẫn khóc, ra sau nhà dọn dẹp. Bà vẫn chưa tha. Bà ra sau nhà chửi tiếp. Không chỉ chửi tôi, bà còn xúc phạm tới mẹ tôi,lsfng xóm nhà tôi ghê gớm. Một sự phản kháng mãnh liệt bùng lên.
Sau hôm đó, tôi xin phép ông bà lên Hà Nội làm việc. Từ hôm đó, tôi đã có cuộc sống thanh thản của riêng mình. Đôi lúc, tôi muốn quên đi những sân-si oán hận cho thanh thản nhưng thành thật mà nói, tất cả như những vết sẹo cứa sâu vào tim, theo thời gian có thể không còn giày vò đau đớn nhưng mỗi khi trái gió trở trời vẫn nhói lòng ghê gớm.
Ngọc Anh
Theo doisongphapluat.com
'Nghìn lẻ một đêm' du ký: Chào Ba Tư Tôi đến sân bay quốc tế Mashhad - thánh địa Hồi giáo và là thành phố lớn thứ hai của Iran - khoảng 4 giờ sáng, mừng vì đến được xứ sở Ba Tư huyền thoại, nhưng cũng đầy hồi hộp vì không chắc được nhập cảnh. Một góc thành phố Masshad với vùng cao nguyên Khorasan bao quanh.Ảnh: Lam Phong Khi đề...