Cựu tướng Ba Lan: Mỹ sẽ tấn công hạt nhân ‘thích đáng’ nếu Nga ‘xâm lược’
Cựu Tư lệnh Lục quân Ba Lan cho biết, khả năng Mỹ tấn công hạt nhân nhằm đáp trả một cuộc tấn công giả định từ phía Nga hoàn toàn có thể xảy ra, đồng thời cho rằng sự hiện diện của NATO tại Đông Âu là chưa đủ.
Xe chiến đấu bộ binh Nga tham gia diễn tập quân sự
Tướng Waldemar Skrzypczak, cựu Tư lệnh Lục quân Ba Lan đã bày tỏ ý kiến đồng thuận của mình về “mối đe dọa Nga” mà Mỹ và phương Tây luôn đề cập. Trả lời báo Wirtualna Polska, ông cho biết, Ba Lan sẽ trở thành “bức tường” ngăn chặn luồng xâm lược từ phía Đông”.
Điều này được nhìn nhận giống như khả năng đụng độ tiềm ẩn giữa NATO và Nga, và đây là lý do vì sao mối liên mình này được thấy rõ rằng Ba Lan “là quốc gia có vai trò cực kỳ quan trọng, sở hữu vị trí chiến lược”, theo lời vị tướng về hưu nhận định.
Nga hiện tại là “mối quan ngại lớn nhất của thế giới tự do”, và không quân đội nào ở châu Âu muốn gây chiến với Nga. Điều đó cho thấy, chỉ có một thứ duy nhất cần phải loại bỏ, qua đó có thể ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn này.
“Thật đúng đắn khi Mỹ tiến hành chiến tranh hạt nhân để ngăn chặn Hồng quân ở Ba Lan”, ông Skrzypczak cho biết, thông qua lời nhận định liên quan rõ ràng tới giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Mặc dù hậu quả được cho là “không thể chấp nhận được” với Ba Lan, song “không ai có ý định hỏi về quan điểm của bạn”, theo lời cựu tướng quân cho biết. Ông cho rằng, điều tồi tệ nhất đối với Ba Lan là sự cô lập, vốn là hậu quả của những sai lầm chính trị.
Nhiều năm trước, Ba Lan không hề có sự hiện diện quân sự lớn nào từ nước ngoài, ngoại trừ lực lượng NATO duy trì quân số tại đây. NATO đã điều động một lực lượng lớn lính bộ binh, không quân từ Mỹ, Anh, Đức và các nước khác tới Ba Lan và các quốc gia Baltic, để xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự quy mô lớn và tinh vi tại đây.
Video đang HOT
Theo TPO
Kịch bản chiến tranh hạt nhân với Liên Xô khiến Anh chìm trong đống đổ nát
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân Liên Xô từng là nỗi ám ảnh của người Anh trong Chiến tranh Lạnh.
Bóng ma hạt nhân từng khiến người Anh lo sợ.
Theo Daily Mail, viễn cảnh chiến tranh hạt nhân là một điều tồi tệ. Nhưng nó đã từng trở nên rất thực tế ở Anh vào năm 1981.
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh ở London ngày nay vẫn còn giữ tài liệu về một trong những giai đoạn đáng sợ của lịch sử. Tài liệu này mới được đem trưng bày cùng nhiều hiện vật, hé lộ nước Anh thời Chiến tranh Lạnh.
Tài liệu mô tả sự kiện giả định vào tháng 3.1981, ngày cao trào của Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Anh của bà Margaret Thatcher cùng với Tổng thống Ronald Reagan ở Mỹ đối đầu với lãnh đạo Liên Xô Stalin.
Nguy cơ chiến tranh cận kề khi Nga không ngừng tập trung sức mạnh ở vùng Balkan, sẵn sàng tiến sâu vào Tây Âu một khi phương Tây sơ hở.
Bảo tàng ở Anh mới mở cửa trừng bày các hiện vật thời Chiến tranh Lạnh.
Theo tài liệu giả định, người dân Anh khi đó hết sức lo lắng, làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh leo thang. Nhiều người đưa gia đình sơ tán về nơi hẻo lánh.
Ngày 14.3, giao tranh ở vùng Balkan và Trung Đông nổ ra, trong khi các cuộc biểu tình ở Anh biến thành bạo động.
Ngay trong tối hôm đó, chiến tranh gần như khó tránh khỏi. Khối quân sự phía đông do Liên Xô dẫn đầu đã chiếm Yugoslavia và đợt tấn công vào lãnh thổ phương Tây "chỉ còn tính bằng giờ".
Các tờ báo Anh khi đó đăng tải hàng loạt thông tin, khuyến cáo người dân gia cố nhà cửa làm nơi trú ẩn và tránh ra đường cho đến khi tình hình ổn định.
Ngày 16.3, đợt tấn công của Liên Xô bắt đầu, các máy bay Nga rải bom nhiều căn cứ Anh. Nước Anh chính thức bước vào cuộc chiến.
Tài liệu được trưng bày phác họa viễn cảnh chiến tranh hạt nhân thảm khốc.
Các đợt tấn công giả định phá hủy hệ thống phòng không Anh, biến đường phố thành đống đổ nát "như chiến tranh Việt Nam", theo Daily Mail.
Đến ngày 20.3, chính quyền Thatcher họp khẩn cấp, đề cập đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Đó là khi Liên Xô vượt qua phòng tuyến ở Tây Đức.
Các chỉ huy NATO đề xuất khai hỏa vũ khí hạt nhân vào căn cứ đối phương ở Đông Đức, Czech, Ba Lan, Hungary và Bulgaria.
"Chưa bao giờ nội các Anh phải đối mặt với những quyết định khó khăn như vậy, với kết cục có thể là sự hủy diệt toàn diện", tài liệu viết.
Bà Thatcher ra lệnh tấn công. Sáng sớm hôm sau, các tên lửa hạt nhân khai hỏa từ Anh bay vút lên bầu trời. Khi người Anh tỉnh dậy, bóng ma hạt nhân đã lan tỏa khắp đất nước.
Tài liệu kết thúc với dòng mô tả rằng nền văn minh phương Tây khi đó đối mặt với sự hủy diệt.
Ngày nay, những nội dung viết trong tài liệu giống như câu chuyện viễn tưởng, nhưng nó từng được coi là rất thực tế trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ, người Anh mới thực sự thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh hạt nhân.
Theo Danviet
Mỹ cố ép Moscow rút lực lượng khỏi Kaliningrad Hoa Kỳ tin rằng, họ sẽ hỗ trợ Ukraine, các nước vùng Baltic và Ba Lan trong việc phát triển chương trình tên lửa vời hy vọng ép Nga rút khỏi Kaliningrad. Chuyên gia quân sự Nga, nhà phân tích tại tạp chí "Kho vũ khí dân tộc" Alexei Leonkov đã đưa ra nhận xét về sự hỗ trợ có thể của Hoa...