Cựu TT Australia: Malaysia nói thảm họa MH370 là do phi công tự sát
ý giải cho vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370. Tháng 3/2018, ông Mahathir Mohamad, thời điểm này đang tranh cử trở lại ghế thủ tướng Malaysia, nghi ngờ chiếc Boeing 777 bị chiếm quyền kiểm soát từ xa nhằm ngăn chặn một âm mưu cướp máy bay.
Cựu thủ tướng Australia Tony Abbott. Ảnh: Reuters.
“Năm 2006 từng có thông tin Boeing được cấp phép tiến hành chiếm quyền kiểm soát máy bay bị cướp khi đang trên không. Tôi tự hỏi có phải điều này đã xảy ra”, ông Mahathir chia sẻ.
“Thật kỳ lạ khi máy bay không để lại dấu vết nào. Con người có năng lực làm điều này. Công nghệ đó có tồn tại. Chúng ta biết giờ đây có những người rất giỏi trong điều khiển máy bay không cần phi công. Ngay cả máy bay chiến đấu cũng không cần phi công. Một số công nghệ được đăng lên báo nhưng nhiều công nghệ quân sự quan trọng không được công bố”, ông bày tỏ nghi ngờ.
Từng có những điều tra về lý lịch của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah nhưng cơ quan chức năng cũng không phát hiện điều gì đáng ngờ. Gia đình một số nạn nhân còn cho rằng máy bay không rơi xuống biển mà được điều khiển đến hạ cánh tại một nơi khác rồi bị che giấu thông tin.
Video đang HOT
Theo news.zing.vn
Sống trong khu cách ly trên đảo Giáng sinh
Cuộc sống ở khu cách ly người trở về từ Trung Quốc trên đảo Giáng sinh không tệ như David Huang từng tưởng tượng.
Bữa tối đầu tiên của Huang ở khu cách ly trên đảo Giáng sinh hôm 4/2 khá tẻ nhạt. Khi được sơ tán từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vốn đang bị phong tỏa vì dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) bùng phát, Huang, sinh viên 22 tuổi ở Sydney, không kỳ vọng nhiều với khu cách ly trên đảo Giáng sinh thuộc Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth của Australia 2.600 km.
Huang là một trong 270 công dân và thường trú nhân Australia rời Vũ Hán tuần trước và được đưa tới đảo Giáng sinh để cách ly trong 14 ngày, dù hiện tất cả họ đều có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.
Người đàn ông đeo khẩu trang đi trong khu cách ly trên đảo Giáng sinh ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia y tế chỉ trích quyết định của chính phủ khi chọn đảo Giáng sinh, nơi từng giam giữ người tị nạn trái phép, làm nơi cách ly người trở về từ Trung Quốc, thay vì chuyển họ tới một cơ sở quân sự có điều kiện tốt hơn trên đất liền. Trong khi một số người nói rằng điều kiện ở nơi cách ly tệ hơn họ nghĩ, Huang thấy nơi này có thể chấp nhận được.
Anh cho biết nhiều người đã phát hiện sâu bướm chết trên giường, gián chết trên sàn nhà và mất gần trọn đêm đầu tiên để dọn dẹp, nhưng anh không mấy bận tâm đến điều đó.
"Những căn phòng bụi bẩn tất nhiên không phải là nơi lý tưởng. Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghĩ tới thực tế rằng có nhiều người sống ở đây và thích nghi với điều kiện như vậy", Huang nói qua điện thoại.
Sinh viên này cho biết nhân viên của khu cách ly luôn tìm cách đáp ứng yêu cầu của họ như thêm nhiều hoa quả và rau cho bữa ăn hay cung cấp xà phòng, thuốc lá. Họ cũng phát kem chống nắng, quần short và dép sandal, những món đồ phù hợp trên hòn đảo nhiệt đới này hơn đồ mà nhiều người mang về từ Trung Quốc. Ngoài ra, khu cách ly còn có máy chơi điện tử Xbox 360 để người ở đây giết thời gian.
Người cách ly được trang bị dây đeo cổ tay có mã QR để có thể truy cập vào hồ sơ y tế của họ. Bác sĩ mặc đồ bảo hộ kiểm tra thân nhiệt cho họ mỗi ngày. Những gia đình tới đây được tách thành hai người mỗi phòng. Huang và cha cậu ở cùng phòng, còn mẹ và em trai ở một phòng khác. Mỗi phòng đều có giường tầng và bàn làm việc, nhưng họ phải dùng chung nhà tắm với phòng khác.
Người đàn ông đeo khẩu trang chơi bóng bầu dục tại khu cách ly trên đảo Giáng sinh. Ảnh: NY Times.
Hành trình của gia đình Huang bắt đầu hôm 2/2 tại thành phố Tương Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, cách tâm dịch Vũ Hán khoảng ba tiếng lái xe. Họ về Trung Quốc để thăm họ hàng trong dịp Tết Nguyên đán cuối tháng trước, trước khi chính quyền phong tỏa thành phố để kiểm soát dịch.
Khi quyết định rời đi, họ gọi rất nhiều cuộc điện thoại cho giới chức Trung Quốc và Australia, sau đó nhận được giấy thông hành qua chốt kiểm tra để tới sân bay Vũ Hán. Chuyến bay đầu tiên hạ cánh ở Learmonth, căn cứ không quân ở Tây Australia. Hành khách được chuyển sang máy bay khác tới đảo Giáng sinh.
Huang luôn giữ mình vì sợ lây nhiễm virus corona. Mỗi ngày sau khi thức dậy, anh chạy bộ bên ngoài khu nhà có hàng rào cao bao quanh. Sau khi ăn sáng và kiểm tra sức khỏe, Huang trở về phòng và chơi điện tử trên máy tính vài giờ tiếp theo, sau đó lướt mạng xã hội. Để giết thời gian, mẹ dạy cậu đọc và viết chữ Trung Quốc.
"Đó là lịch trình hàng ngày của tôi ở đây", Huang chia sẻ và thêm rằng điều khó khăn nhất phải đối mặt là cảm giác bị cô lập trên hòn đảo xa lạ, khiến anh nhớ bạn bè ở Sydney.
"Rất nhớ nhà. Tôi nghĩ đó là điều mà gia đình tôi và mọi người xunh quanh đều cảm thấy", cậu gửi tin nhắn trên Facebook ngay trước khi mạng bị đứt.
Thanh Tâm (Theo NY Times)
Theo vnexpress.net
Bà mẹ Trung Quốc được đặc cách đến Australia từ biệt con trai hấp hối Một bà mẹ người Trung Quốc vừa được miễn lệnh cấm nhập cảnh để đến Australia chào từ biệt lần cuối con trai đang hấp hối trong bệnh viện tại Melbourne. Bệnh viện Hoàng gia Melbourne cho biết Xiao Li, 22 tuổi, đã chết não sau vụ tai nạn với xe tải ở Gippsland, vùng nông thôn bang Victoria vào ngày 27/1. Trước...