Cứu trợ người dân vùng lũ miền Trung: Có cần phải bê mì tôm tới tận nhà?
Tình hình mưa lũ tại miền Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tuyến đường bị chia cắt, gây khó khăn cho công tác cứu trợ…
Nhiều tuyến đường tại miền Trung bị chìm trong nước lũ
Cảnh báo các đoàn cứu trợ tự phát tại miền Trung
Theo thông báo tới sáng nay, 20/10, mưa lũ tại miền Trung đã khiến nhiều điểm trên quốc lộ 1A và hàng loạt tuyến đường tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị chia cắt.
Dự báo thời tiết từ nay đến ngày 21/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; ở khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên 50-100mm, có nơi trên 150mm.
Trong tình hình trên, rất nhiều nhóm cứu trợ đã nhận được cảnh báo từ chính quyền địa phương là nên quay đầu trở về tránh gặp nguy hiểm vì một số nơi nước lũ đang dâng lên rất nhanh….
Trước đó thông tin về một người đàn ông tại Thừa Thiên-Huế bị lật thuyền tử vong khi trên đường mang quà cứu trợ tới vùng lũ khiến dư luận thêm xót xa. Qua đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi, làm thế nào để giúp người dân vùng lũ miền Trung được hiệu quả?
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chị Đ.P (Hà Nội) từng có kinh nghiệm làm thiện nguyện gần 30 năm qua, cho hay những người có tâm, muốn giúp đỡ đồng bào miền Trung lúc này nên qua các kênh, hệ thống tổ chức nhân đạo chính thống, chuyên nghiệp vừa có vai trò kết nối, lan tỏa lại có khả năng điều phối hàng cứu trợ kịp thời.
“Tình hình miền Trung đang vô cùng khó khăn. Chúng tôi hết sức lưu ý các đoàn cứu trợ nhân đạo, nếu bạn không có chuyên môn, vui lòng không dồn dập đến các vùng nguy hiểm làm khó thêm các lực lượng cứu hộ và cán bộ đang làm nhiệm vụ trong khu vực.
Nếu bạn gửi phương tiện, đồ dùng, thực phẩm cứu trợ, xin hãy gửi cho các đoàn lớn, đã có kết nối từ trước. Hoặc gửi cho chính quyền để họ đưa đến đúng nơi cần”.
Video đang HOT
Tương tự, từng tham gia nhiều đoàn thiện nguyện, bạn T.P (Bắc Giang) chia sẻ: “Mấy hôm nay thấy miền Trung tang thương, mình cũng như rất nhiều người đã luôn suy nghĩ làm cách nào tốt cho miền Trung? Nhiều khi bão qua, dân ko cần ăn mì tôm, không cần gạo cứu đói nữa thì các đoàn mới mang đến. Người dân đi nhận miễn cưỡng. Nhiều nơi không văn minh, còn xảy ra chuyện cãi cọ vì chia hàng từ thiện. Đi từ thiện kiểu ấy về, buồn đau hơn…
Từ đó mình nhận thấy, nếu thác gửi cho từ thiện, người gửi cần biết bao giờ tiền đi, hàng đi đến nơi cứu trợ. Nếu thác gửi được cho người, hay đoàn có tâm – đi luôn, đi ngay thì nên. Còn không nên chọn cách chờ lũ xong, xem đoàn nào xây nhà chống lũ, tặng con giống vật nuôi thì đóng góp, cho tặng thì hơn…”
Những chuyến hàng cứu trợ đầu tiên được vận chuyển bằng hàng không miễn phí đã hạ cánh tại Huế chiều nay, 20/10
Người dân vùng lũ cần gì?
Theo chị P. ai cũng biết từ thiện tự phát là từ tâm, tuy nhiên thực tế có nhiều vấn đề nhạy cảm nảy sinh, thậm chí rủi ro tới tính mạng.
“Thiên tai ập đến, nhiều địa bàn trở nên khu vực nguy hiểm, do đó, các đoàn đi từ thiện phải tuyệt đối đảm bảo an toàn tránh việc người khác phải lo cho mình. Nhiều địa điểm nguy hiểm, tổ chức đi như thế nào, tới đâu cho hợp lý phải tuân theo hướng dẫn của địa phương, không phải cứ muốn đi là đi, cũng đâu cứ phải bê quà tới tận nhà…”, chị P. nói và cho hay: “Có lần khi đi cứu lụt tại Hương Khê, Hà Tĩnh, chúng tôi bắt gặp nhiều đoàn từ thiện tự phát không thông qua chính quyền địa phương. Khi xe hàng cứu trợ tới nơi đành đứng im một chỗ cả ngày chờ người dân đi qua…Cũng có chỗ vừa phát phong bì trong nhà văn hóa thì ra tới cổng lại có người đứng sẵn xin thu lại. Khi được hòi lý do thì họ nói thu lại để chia ra cho những người chưa đến được…”
Nói về nhu cầu của người dân chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chị P. chia sẻ: “Thiên tai ập tới, người dân cái gì cũng thiếu từ quần áo, thuốc men, lương khô, rau xanh… tới đèn pin, bật lửa chứ không chỉ mỗi mì tôm. Nhớ có lần đi cứu trợ tại Sơn La sau khi lũ quét, đoàn chúng tôi vận động hơn nghìn thùng mì tôm. Tuy nhiên, khi tới nơi mới thấy cảnh mì tôm chồng chất mì tôm tại các nhà văn hóa, trường học, thậm chí chất ra cả ven đường… Lại có những nơi ồ ạt các đoàn tới cứu trợ trong khi nhiều điểm khác cũng thiệt hại nhưng không được đưa tin lên đài báo thì lại chẳng thấy ai…”
Với tâm nguyện của mình, chị P trăn trở: “Thiên tai dù sao cũng đã xảy ra, sau thiên tai giúp dân như thế nào mới là vấn đề quan trọng, cần tháo gỡ”.
128 người thương vong, 160.000 ngôi nhà bị ngập trong đợt lũ lịch sử
Mưa lũ ở các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên đã khiến 128 người thương vong. Tại các tỉnh Hà Tĩnh- Thừa Thiên Huế đã sơ tán hơn 28 ngàn hộ dân.
102 người chết, 26 người mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính từ ngày 6/10 đến 16h ngày 19/10, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 102 người chết, 26 người mất tích.
Theo báo cáo của các tỉnh, tính đến 16h ngày 19/10, tại các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế đã sơ tán 28.938 hộ/90.967 người.
Về tình hình ngập lụt, tính đến nay có 166.782 hộ dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Cụ thể, tại Hà Tĩnh 28.418 hộ. Tại Quảng Bình, có 84.605 hộ tại 86 xã phường, thị trấn thuộc 8 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, TX Ba Đồn, TP Đồng Hới, Quảng Trạch. Tại Quảng Trị: ngập lụt 53.759 hộ tại 9 huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, TP. Đông Hà, Vĩnh Linh, Gio Linh, Quảng Trị, Triệu Phong, Hải Lăng.
Tính từ ngày 6/10 đến 16h ngày 19/10, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 102 người chết, 26 người mất tích.
Về giao thông: 13 tuyến quốc lộ, 30.050m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị). Hiện tại, ngập lụt tiếp tục chia cắt tại 3 điểm trên Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Quảng Bình và 1 vị trí trên đường Hồ Chí Minh; nhiều tuyến đường nội tỉnh đang ngập lụt, chia cắt.
Mưa lũ miền Trung đe dọa tính mạng nhiều người
Mưa lũ khiến 924 ha lúa, 2000 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 2.899 con gia súc, 528.857 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cho học sinh nghỉ học tránh mưa lũ
Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nhiều công trình thủy điện và hồ chứa nước thủy lợi đồng loạt xả lũ gây ra tình trạng ngập lụt, nhiều địa phương ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã cho học sinh nghỉ học.
Theo đó, ở Hà Tĩnh đã quyết định cho hơn 300 ngàn học sinh từ bậc học mầm non đến THPT ở 13 huyện, thành, thị nghỉ học từ sáng 19/10. Việc đi học trở lại của học sinh sẽ được các trường căn cứ vào tình hình thực tế mưa lũ ở các địa bàn để đưa ra quyết định.
Còn tại Nghệ An, nhiều trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn các phường như Lê Mao, Hưng Dũng, Hồng Sơn, Hà Huy Tập (TP Vinh) đã có thông báo gửi đến phụ huynh về việc cho học sinh nghỉ học.
Tại 2 huyện huyện miền núi Tương Dương và Kỳ Sơn, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện cũng đã có công văn khẩn yêu cầu các trường chủ động cho học sinh nghỉ học ngày 19/10 cho đến khi các thời tiết ổn định và các điều kiện đảm bảo an toàn trở lại.
Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh ngập lụt, giao thông tê liệt
Tại Hà Tĩnh do hồ Kẻ Gỗ xả lũ nên tuyến quốc lộ 1 qua huyện Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh bị ngập, nhiều điểm ngập sâu xe cộ không di chuyển được.
Quốc lộ 1A tê liệt vì mưa lũ
Để đảm bảo giao thông an toàn trong mưa lũ, ngay từ đoạn đầu đường tránh TP Hà Tĩnh, lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Tĩnh và đơn vị quản lý đường bộ phải ứng trực, phân luồng giao thông, đặt biển cấm xe qua do đường bị ngập.
Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng mưa lũ, trong sáng nay tuyến đường Hồ Chí Minh, tại Km 903 800 - Km904 150 bị ngập từ 60 - 100cm; sạt lở taluy, đất và đá tràn xuống đường.
Lực lượng chức năng đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị và cắt cử công nhân túc trực để điều tiết giao thông tại các điểm ngập nước.
Thủ tướng quyết định xuất cấp 5 nghìn tấn gạo hỗ trợ nhân dân miền Trung Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh, mỗi tỉnh 1.000 tấn để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Bộ đội Biên phòng...