Cựu Tổng thống Sarkozy bị bắt: Âm mưu đen tối?
Nghi ngờ về một “âm mưu đen tối” đang gia tăng sau khi cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị bắt giữ vào đúng thời điểm ông đang hướng tới cuộc chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017.
Lực lượng ủng hộ ông Nicolas Sarkozy đã có những hành động rất đáng ngờ trong thời gian ông bị giam giữ.
Theo những dự đoán chính trị gần đây nhất, cựu Tổng thống đã lên kế hoạch cho sự trở lại đang rất được mong đợi vào tháng 8 tới đây.
Sau vụ bê bối khiến nhà lãnh đạo Jean-Francois Cope phải từ chức, đảng trung hữu UMP đang gặp nhiều rắc rối và đây là thời cơ chín muồi để một vị cứu tinh xuất hiện.
Tháng 11 tới, một Đại hội của Đảng UMP sắp sửa diễn ra càng minh chứng rõ ràng hơn cho việc ông Sarkozy sẽ trở thành chủ tịch của đảng này.
Đối với những người ủng hộ ông Sarkozy, không một nhà lãnh đạo UMP nào – không phải Francois Fillon cũng không phải Alain Juppe – có thể chống lại vị cựu Tổng thống.
Và sau đó, theo đúng kế hoạch lớn, ông Sarkozy sẽ khởi động chiến dịch hành lang vào năm 2015 với các chính sách mới và đưa ra cả một tên mới cho đảng, điều đó sẽ giúp ông quay lại điện Elysee vào 2 năm sau đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên dường như kế hoạch đã tiêu tan khi ông Sarkozy vướng vào cáo buộc pháp lý liên quan chủ yếu xoay quanh hoạt động quyên tiền cho chiến dịch vận động tranh cử đã giúp ông đứng lên vị trí cao nhất nước Pháp hồi năm 2007.
Việc bị bắt giữ như một đòn giáng mạnh vào nỗ lực chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2017 của ông Nicolas Sarkozy
Ông Sarkozy là một tội phạm bị cảnh sát bắt giữ và làm các thủ tục như những tội phạm thông thường khác. Mặc dù ông được đối đãi tử tế hơn nhưng đó vẫn là một sự sỉ nhục lớn đối với vị cựu Tổng thống Pháp.
Vụ việc lần này khiến ông Sarkozy trở thành một “tên tội phạm” đúng nghĩa trong mắt người dân Pháp.
Điều đáng nói ở đây là ông Sarkozy đã làm cách nào để sử dụng tầm ảnh hưởng của mình tác động lên Tòa Phúc thẩm tối cao trong khi những người được cho là tay trong của ông tại Tòa Phúc thẩm không có vai trò gì trong các cuộc điều tra? Bên cạnh đó, việc một vị thẩm phán bị cáo buộc là người đã làm lộ thông tin mật cho ông Sarkozy để đổi lấy một vị trí có danh tiếng ở Monaco cũng chưa được xác minh.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là việc cơ quan điều tra nghe lén các cuộc điện thoại của ông Sarkozy là đúng hay sai và liệu có bị xử lý?
Theo một nguồn thông tin chưa xác thực, tất cả những sự việc trên đều là “âm mưu” của điện Elysee do Tổng thống đương nhiệm Hollande bày ra vì lo sợ sự trở lại của đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là suy đoán dựa trên những nghi ngờ và giả thuyết chưa được xác minh.
Theo Khampha
Đảng UMP kịch liệt chỉ trích việc bắt giữ ông Sarkozy
Đảng UMP cho rằng vụ bắt giữ lần này nhằm mục đích hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông Sarkozy.
Dù là người ủng hộ ông Sarkozy hay không, đa phần những người đứng đầu UMP (đảng cánh hữu Liên minh vì Phong trào nhân dân) của ông Sarkozy đều cho rằng vụ bắt giữ vào ngày hôm qua (1/7) có mục đích chính trị, đặc biệt khi ông đang có ý định chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống năm 2017. "Tôi tin tưởng vào người bạn của tôi, ông Nicolas Sarkozy. Chúng tôi vô cùng phẫn nộ khi một vị cựu Tổng thống lại bị đối xử như vậy"- Thị trưởng thành phố Nice Christian Estrosi tuyên bố trên Twitter.
Luật sư Arno Klarsfeld cũng cho rằng vụ bắt giữ xuất phát từ "lòng thù hận mù quáng".
Cựu Tổng thống Sarkozy (ảnh: Picturedotnews)
Trong một bài phát biểu chính thức, cựu Bộ trưởng Nora Berra, phó Chủ tịch Hiệp hội những người bạn của Nicolas Sarkozy tuyên bố "đây là một quyết định pháp lý không công bằng".
Còn Patrick Devedjian, người trước đây thường không ủng hộ vị cựu Tổng thống Pháp, cũng bày tỏ đây là một hành động nhằm làm bẽ mặt Sarkozy trước công chúng.
Nhằm làm dịu bớt căng thẳng trong chính giới Pháp, một số nghị sĩ thuộc cánh hữu khác như ông Thierry Solère cho rằng "việc ông Sarkozy bị tạm giữ không có nghĩa là ông đã vi phạm pháp luật".
Trước phản ứng quyết liệt của đảng UMP, ông Claude Bartolone, người đứng đầu đảng Xã hội trong Nghị viện, tuyên bố sẽ không cho phép việc đe dọa "thể chế cộng hòa và luật pháp" bằng những lời lẽ quá khích. Còn Bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Le Foll cho biết công lý đang được thực thi và ông Sarkozy sẽ được đối xử giống như tất cả mọi người".
Cựu nguyên thủ quốc gia Pháp ông Nicolas Sarkozy đã bị tạm giam từ ngày hôm qua 1/7. Sau thời hạn tạm giam tối đa là 48 tiếng, ông Sarkozy sẽ đứng trước ba khả năng lớn: Khả năng thứ nhất là ông sẽ được trả tự do. Thứ hai, ông sẽ được liệt vào danh sách nhân chứng và không bị truy tố trước pháp luật. Thứ ba là khả năng sẽ có một bản cáo trạng dành cho ông Sarkozy trong đó đề cập đến việc chính quyền ông Gaddafi đã góp phần tài trợ cho ông Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2007./.
Theo VOV
Sarkozy là người thế nào? Làm tổng thống Pháp nhưng lại bị đánh giá là không đại diện cho giá trị tinh thần của người Pháp. Xem ra con đường tái tranh cử của ông Sarkozy vào năm 2017 sẽ vô cùng khó khăn. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, năm 2009 tại Bruxelles Tự nhận là một De Gaulle mới, sau khi đắc cử tháng 5/2007 (Tổng...