Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo: Bị khởi tố vì nghi nhận “lại quả” nhiều triệu USD
Các công tố viên Philippines ngày 29-12 đã khởi tố vụ án hình sự thứ hai đối với cựu Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo vì bị cáo buộc tham nhũng trong hợp đồng kinh tế với một tập đoàn viễn thông Trung Quốc.
Những người biểu tình tại thành phố Quezon Philippines đòi tống giam bà Arroyo
Việc khởi tố vụ án bắt nguồn từ một thỏa thuận trị giá 330 triệu USD giữa Chính phủ Philippines với tập đoàn ZTE của Trung Quốc về việc thiết lập mạng băng thông rộng trên toàn đất nước Philippines. Dự án này được cho là bị “thổi” giá khi thỏa thuận gốc chỉ là 130 triệu USD, để gia đình bà Arroyo cùng những quan chức cấp cao thân cận với cựu nữ tổng thống được nhận số tiền “lại quả” hàng chục triệu USD. Ngoài bà Arroyo, cựu Chủ tịch Ủy ban bầu cử Philippines Benjamin Abalos Sr, cựu Bộ trưởng Giao thông Philippines Leandro Mendoza và chồng của bà Arroyo, ông Jose Miguel Arroyo cũng bị truy tố vì các cáo buộc tham nhũng liên quan đến hợp đồng kinh tế nói trên. “Bà Gloria Arroyo không thể phủ nhận sự tồn tại của bản hợp đồng trên vì bà cũng có mặt chứng kiến lễ ký kết”, bản cáo trạng viết.
Vào năm 2008, trước sức ép của dư luận, bà Arroyo đã hủy bỏ thỏa thuận trên. Tuy nhiên, bà Arroyo, người đang bị giam giữ vì các cáo buộc gian lận bầu cử năm 2007, đã phủ nhận mọi cáo buộc nhằm vào mình trong vụ án mới nhất.
Người phát ngôn tòa án, Renato Bocar cho hay, bà Arroyo bị cáo buộc “chấp thuận dự án vì lợi ích cá nhân cho dù nhận thức rõ những sai trái và sự bất bình thường của nó”. Trước đó, cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế kế hoạch Romulo Neri đã xác nhận rằng ông Abalos đã hối lộ mình nhằm thông qua bản hợp đồng, trong khi một nhân chứng khác tên là Jose de Venecia III nói rằng, chồng bà Arroyo đã được hứa hẹn số tiền hoa hồng 70 triệu USD.
Video đang HOT
Trước đó, các công tố viên Philippines cũng đã khởi tố vụ án liên quan đến bản hợp đồng trên, tuy nhiên, vụ án đã bị hủy năm 2009 do bà Arroyo khi đó là đương kim Tổng thống được quyền miễn trừ truy tố.
Các vụ án nhằm vào nữ cựu Tổng thống Philippines là một phần trong nỗ lực nhổ tận gốc nạn tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của đương kim Tổng thống Philippines Benigno Aquino III. Ông Aquino cáo buộc bà Arroyo, người mãn nhiệm năm ngoái, đã để cho nạn tham nhũng hoành hành suốt 10 năm bà này lãnh đạo đất nước, làm xói mòn lòng tin của người dân vào chính phủ và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, bà Arroyo cáo buộc ông Aquino phát động một “chiến dịch tuyên truyền” nhằm bôi nhọ hình ảnh của bà.
Theo ANTD
Vụ 4 cháu chết thảm tại công trường: "Cần khởi tố vụ án hình sự"
Theo tiến sỹ, luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, vụ việc 4 cháu bé chết thảm tại công trường ngập nước đã có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, cần khởi tố vụ án hình sự.
Liên quan tới vụ việc 4 cháu nhỏ chết đuối tại công trường thi công nút giao thông Phú Đô nối đường Mễ Trì lên cầu vượt Mễ Trì gây bức xúc trong dư luận, TS luật Trần Đình Triển đã lên tiếng: "tất cả các công trình giao thông, xây dựng hạ tầng, hay ở các khu công nghiệp, trong quy định của pháp luật thì các đơn vị thi công, nhà thầu phải đảm bảo tối đa độ an toàn về tính mạng con người và tài sản".
Việc Vinaconex-PVC thi công nhưng không có rào chắn, biển báo, biển cấm đã vi phạm Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Đối với dự án thi công nút giao thông Phú Đô này đã được dừng thi công từ hơn một năm nay có những lỗi cơ bản sau: Thứ nhất: Đối với chủ đầu tư dự án, nhà thầu công trình xây dựng của mình đúng ra phải có hệ thống rào chắn, biển báo công trường và biển cấm ở những nơi có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Những điểm có thể gây nguy hiểm cần được khắc phục.
Việc đơn vị thi công đào hố trong công trường sâu tới hơn 1 mét như hố nước này (nơi vớt xác 4 cháu nhỏ) ở gần khu dân cư lại hay ngập lụt. Khi đơn vị ngừng thi công lại không san lấp và không có biển báo. Đó là lỗi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và hậu quả đã xảy ra khiến 4 cháu bé chết rất thảm thương.
Lỗi thứ hai: Theo như đơn vị chủ đầu tư (Ban quản lý dự án Thăng Long - PV) đã trả lời trước các cơ quan báo chí rằng công trình đã được dừng thi công được hơn 1 năm và đã quá thời hạn bàn giao công trình tới nửa năm. Trong sự việc này, các cơ quan chức năng như Thanh tra xây dựng, chủ đầu tư, và các cơ quan khác có thể xử lý nghiêm đơn vị thi công về việc không đảm bảo an toàn và có quyền thanh lý hợp đồng, đình chỉ thi công, thậm chí thu hồi giấy phép dự án. Tuy nhiên, việc làm này đã không được diễn ra. Phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, chi tiết hồ nước được hình thành suốt một thời gian dài tại công trường này, Vinaconex-PVC đã biết việc này nhưng không có biện pháp phòng ngừa nên có thể coi hồ nước hình thành trên mặt tuyến đường chậm tiến độ thuộc diện "nguồn nguy hiểm cao độ" trong Bộ Luật Dân sự.
Cái chết của 4 cháu nhỏ đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ông Triển cũng cho rằng, gia đình các nạn nhân cũng cần phải xem lại cách chăm sóc các con mình. Trách nhiệm của các gia đình trong việc này là đã thiếu sự quan tâm tới các cháu, bỏ bê các cháu khi các cháu đi chơi. Đây là bài học đắt giá và các gia đình khác cần rút kinh nghiệm.
Theo ông Triển, trong sự việc này đã có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công an cần vào cuộc khởi tố vụ án hình sự, xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu đơn vị thi công, chủ thầu, chủ đầu tư. Có như vậy mới có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung để phòng tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra.
Ông Triển cũng khẳng định, trong sự việc này, đơn vị thi công đã vi phạm Điều 165, Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, vi phạm Điều 227 Tội vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người và Điều 285 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ Luật hình sự
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nêu rõ: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Giáo Dục VN
TT-Huế: Đòi xe không được, dùng bay chém người Tên sau khioòi xe máy của bạn trong nhà ngưi khác, ngưi nhà can ngăn nổi máu "ngưi hùng" dùngi bay (một dụng cụ cho thợ xây) chém 2 b con thưch. Khoảng 18h30 ngày 27/10/2010,i thôn Bn Phổ, x Hưng An (huyệ), Toàn cùng Nguyễn Hữu Tuấn chạy xe máyến nhà ông Nguyễn Hữu Ngại (trúi thôn Bn Phổ) chi. Khiến nhà,...