Cựu Tổng thống Peru từng đươc ân xá lại phải vào tù
Cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru từng bị tuyên án 25 năm tù vì ngược đãi nhân quyền nhưng được ân xá dịp Noel 2017, đã phải vào tù hôm 4.10, khiến người ủng hộ ông phẫn nộ.
Ông Fujimori khi được trả tự do – Ảnh: Getty Images
Các tổ chức nhân quyền hoan nghênh quyết định của Tòa án tối cao Peru, nhưng người ủng hộ ông Fujimori và con gái ông, tập hợp trước nhà ông hôm 4.10 (giờ Nam Mỹ) để phản đối.
Bà Keiko Fujimori nói đây là đòn đàn áp gia đình bà, trong khi luật sư của ông cho đài truyền hình Peru biết: ông Fujimori “buồn” trước phán quyết nhưng sẽ tuân thủ trong khi chờ kháng nghị. Đầu giờ chiều 4.10, ông Fujimori, 80 tuổi, được đưa đến bệnh viện ở Lima, và chính quyền cầm trát đến bắt ông.
Ông Fujimori từng bị tuyên án 25 năm tù vì tội tham nhũng và các tội vi phạm nhân quyền năm 2009, cụ thể là chỉ đạo biệt đội tử thần giết 25 người gồm 1 bé trai 8 tuổi, là những người bị cáo buộc oan là quân ly khai cánh tả Con đường sáng (theo chủ nghĩa Mao).
Hiệp hội nhân quyền Peru hoan nghênh quyết định đưa ông trở lại nhà tù của Tòa án tối cao Peru. Hiệp hội nói đây là một thành quả lớn cho gia đình các nạn nhân sau 26 năm đòi công lý nhưng bị cắt ngắn bởi quyết định ân xá.
Năm 2018, gia đình các nạn nhân cố gắng đưa vụ ân xá ra Tòa án Nhân quyền liên Mỹ. Tòa này trả hồ sơ về chính phủ Peru, yêu cầu xem xét lệnh ân xá có hợp lý hay không.
Giáo sư luật Annibal Quiroga của Đại học Giáo hoàng Peru nói dù tổng thống có quyền ân xá tội phạm, Tòa án Tối cao Peru vẫn có quyền bác sự ân xá dành cho ông Fujimori. Ông cũng nói Peru có thể bị vi phạm các thỏa thuận quốc tế khi trả tự do cho người vi phạm nhân quyền.
Tổng thống ban ân xá để không bị luận tội tham nhũng?
Phán quyết của tòa là diễn biến mới nhất trong “tấn kịch” thu hút sự chú ý của dân Peru, từ sau lần ông Fujimori được hưởng ân xá vào đúng ngày lễ Noel 24.12.2017.
Video đang HOT
Đêm đó, Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski tuyên bố quyết định tha tội vì lòng nhân đạo cho ông Fujimori, sau khi một nhóm y tế xác định vị cựu độc tài bị một căn bệnh không thể chữa được, và điều kiện nhà tù có thể là gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe và tính mạng của ông Fujimori.
Ngày 23.12, ông Fujimori đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau khi ông bị giảm huyết áp nhanh, nhịp tim bất bình thường. Bác sĩ nói người tù phạm 79 tuổi có thể chết.
Nếu không được ân xá, ông Fujimori sẽ phải ngồi tù đến khi 93 tuổi. Ông từng làm đơn xin ân xá vì tuổi cao sức yếu hồi một năm trước. Cụ thể là bị chứng loạn nhịp tim, khiến ông đã phải nhập viện nhiều lần.
Luật Peru quy định người phạm tội giết người hoặc bắt cóc khi bệnh nặng thời kỳ cuối mới được tổng thống ân xá. Ông Fujimori đã xin ân xá 3 lần kể từ năm 2013, nhưng đều bị bác sau khi các bác sĩ nói ông ta không bị bệnh không thể cứu chữa, cũng không bị bệnh tâm thần nặng.
Tuyên bố ân xá ông Fujimori gây bất ngờ, vì Tổng thống Kuczynski không là đồng minh của ông. Tuy nhiên, vì ông Kuczynski đối diện nguy cơ bị con gái ông Fujimori làm nghị sĩ khởi xướng luận tội ông khai man chuyện dính líu và nhận tiền hối lộ của công ty xây dựng Odebrech (Brazil), nên nhiều người nghĩ vụ ân xá là một thỏa thuận để ông Kuczynski được tiếp tục làm tổng thống.
Nhưng quyết định ân xá khiến các nhóm nạn nhân phản đối, và LHQ lên án việc thả ông Fujimori.
Hồi tháng 3.2018, bà Fujimori lại dẫn đầu một cuộc gây sức ép để lật Tổng thống Kuczynski, và vị Tổng thống đã phải từ chức.
Bà Fujimori có tầm ảnh hưởng lớn ở Quốc hội và đảng của bà chiếm đa số ghế. Trong khi đó, Tổng thống Martin Vizcarra (thay ông Kuczynski chưa thể chứng tỏ là một thế lực.
Nhà phân tích chính trị Fernando Tuesta nói vị thế ngôi sao đang lên của bà Fujimori sẽ còn kéo dài, và bà có thể mượn chuyện cha bà lại phải vào tù để kêu gọi người ủng hộ ông xuống đường trong vài ngày tới, và vận động sự ủng hộ đảng của bà ở các kỳ bầu cử sắp tới.
Quá khứ đau thương của Peru thời Tổng thống Fujimori
Theo báo New York Times, dù Peru nổi tiếng là một điểm đến du lịch và đang có nền kinh tế tăng trưởng, việc trả tự do cho ông Fujimori làm nhớ lại một giai đoạn đau thương mà Peru khó có thể quên.
Là con trai một di dân gốc Nhật, ông Fujimori từng là sinh viên đại học và giáo sư toán, là chính khách “ngoài lề” khi ông trúng cử tổng thống Peru năm 1990, thắng nhà văn Mario Vargas Llosa.
Lúc đó, các nhóm ly khai cánh tả Con đường sáng và Phong trào cách mạng Tupac Amaru thách thức quân đội, tiến hành chiến dịch khủng bố làm chết khoảng 70.000 người. Nạn siêu lạm phát cũng làm sụp đổ nền kinh tế Peru.
Tổng thống Fujimori tuyên bố giải tán Quốc hội Peru vì không thể xử lý tất cả các mối đe dọa, quyết định tạm ngưng Hiến pháp và điều hành đất nước theo chế độ độc tài.
Ông Fujimori nhanh chóng tái thiết đất nước bằng biện pháp tư hữu hóa ồ ạt các tập đoàn nhà nước. Chính phủ của ông mất nhiều thời gian hơn để đánh bại Con đường sáng nhưng ở cuộc chiến này, ông và gia đình nhận được sự ủng hộ tối đa, được ghi công đánh bại quân ly khai Con đường sáng.
Dù ông Fujimori khôi phục luật pháp và tái trúng cử năm 1995, chính phủ của ông ngày càng bị nghi ngờ tham nhũng và dàn xếp kết quả bầu cử, lập biệt đội tử thần để tấn công các đối thủ chính trị và thảm sát dân thường.
Năm 2000, sau khi rò rỉ những đoạn băng video chiếu chỉ huy tình báo Vladimiro Montesinos hối lộ các nghị sĩ, ông Fujimori bỏ chạy về quê nội Nhật Bản.
5 năm sau, ông Fujimori tuyên bố sẽ về Peru bằng tàu ngầm để tái tranh cử tổng thống, rồi ông bay đến Chilê, nơi ông bị bắt và dẫn độ qua Peru, năm 2007 bị kết án 6 năm tù vì tội liên quan đến hối lộ và lạm quyền, và năm 2009 bị tuyên án 25 năm tù vì ngược đãi nhân quyền, chỉ huy biệt đội tử thần giết oan các nạn nhân bị nghi theo Con đường sáng hồi năm 2009.
Theo nhà sử học đã quá cố Alfonso Quiroz, chế độ Fujimori tham nhũng lớn nhất trong lịch sử Peru, làm thất thoát khoảng từ 1,5 tỉ đến 4 tỉ USD.
Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) từng xếp ông Fujimori đứng hạng 7 trong 10 lãnh đạo tham nhũng “ăn dày” nhất thế giới, với ước tính ông đã chiếm đoạt khoảng 600 triệu USD.
Trung Trực ( theo New York Times)
Theo motthegioi
Ông Fujimori khi được trả tự do – Ảnh: Getty Images
Liên hợp quốc nối lại cuộc điều tra tội ác chiến tranh ở Yemen
Reuters đưa tin, ngày 28/9, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kéo dài một cuộc điều tra quốc tế về nhân quyền ở Yemen, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Yemen và Saudi Arabia.
Các lực lượng Chính phủ Yemen do liên quân Arab hậu thuẫn tuần tra tại thành phố Aden. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Với 21 phiếu ủng hộ, 8 phiếu chống và 18 phiếu trắng, nghị quyết của Liên hợp quốc đã cho phép nhóm chuyên gia được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc ủy nhiệm tiếp tục cuộc điều tra nói trên thêm 1 năm.
Các bên ủng hộ nghị quyết này, bao gồm Canada và Liên minh châu Âu (EU), đã lập luận rằng một nhóm chuyên gia được Hội đồng này ủy quyền hồi năm ngoái vẫn có nhiệm vụ phải làm ở Yemen, song các nước phản đối cho rằng việc điều tra sẽ làm trầm trọng cuộc khủng hoảng và gia tăng bất ổn trong khu vực.
Trong một báo cáo hồi tháng trước, các chuyên gia trên cho biết các cuộc không kích của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu trong cuộc chiến ở Yemen đã gây thương vong nặng nề cho dân thường và một số cuộc không kích có thể gây ra tội ác chiến tranh.
Tuy nhiên, Saudi Arabia đã bác bỏ thông tin này.
Theo vietnamplus
Thủ tướng Malaysia khẳng định tiếp tục theo đuổi CPTPP Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad mới đây đã khẳng định, Malaysia sẽ tiếp tục theo đuổi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 11 quốc gia thành viên. Các thành viên của hiệp định CPTPP Trong cuộc trả lời phỏng vấn với một...