Cựu Tổng thống Obama mắc COVID-19
Ngày 14/3, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo rằng ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi trải qua một số triệu chứng bệnh trong “vài ngày”.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19
“Tôi vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Tôi đã bị ngứa cổ họng trong vài ngày, nhưng hiện tại tôi vẫn cảm thấy ổn. Michelle (phu nhân của cựu Tổng thống Obama) và tôi rất biết ơn khi được tiêm phòng và tăng cường sức khỏe. Cô ấy thì có kết quả âm tính. Đó là lời nhắc nhở để tiêm phòng nếu bạn chưa tiêm, ngay cả khi các trường hợp mắc bệnh giảm” – ông Obama viết trên trang Twitter cá nhân.
Ông Obama nhiễm COVID-19 trong bối cảnh làn sóng các ca bệnh do biến thể Omicron gây ra tiếp tục giảm dần ở Mỹ. Ở tuổi 60, ông Obama không được coi là nằm trong nhóm nguy cơ cao đối với COVID-19, mặc dù trước đó CDC nói rằng ngay cả những người ở độ tuổi 50 cũng có nguy cơ gặp các triệu chứng bệnh COVID-19 nặng.
Cả ông Barack và bà Michelle Obama đều tiêm vaccine ngừa COVID-19 ngay đợt triển khai tiêm đầu tiên vào năm 2021 và khuyến khích những người khác chủng ngừa.
“Khi bạn có thể tiêm vaccine COVID-19, tôi hy vọng bạn sẽ làm vậy. Barack và tôi chắc chắn rất vui vì chúng tôi đã làm được. Đó là cách tốt nhất của chúng tôi trong việc đánh bại loại virus này và quay trở lại một số điều chúng tôi bỏ lỡ . Tiêm vaccine sẽ cứu mạng người và cuộc sống đó có thể là của bạn ” – bà Michelle Obama nói trên mạng xã hội vào tháng 3 năm ngoái.
COVID-19 tới 7h sáng 19/2: Thế giới có 9.679 ca tử vong mới; nước Mỹ vượt 80 triệu ca bệnh
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 1,86 triệu ca nhiễm mới, nâng tổng ca bệnh vượt 421 triệu. Số ca tử vong trong ngày cũng tăng mạnh lên 9.679 trường hợp.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 19/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 421.890.616 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.891.244 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.868.169 và 9.679 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 338.060.925 người, 71.776.671 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 85.708 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 206.037 ca nhiễm mới; Nga đứng thứ hai với 180.071 ca; tiếp theo là Brazil (122.748 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.631 người chết trong ngày; tiếp theo là Brazil (1.114 ca) và Nga (784 ca).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 80.001.356 người, trong đó có 957.745 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.801.326 ca nhiễm, bao gồm 511.262 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 28.064.224 ca bệnh và 643.111 ca tử vong.
Video đang HOT
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 149,2triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 110,9 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 93,96 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 53 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,42 triệu ca và châu Đại Dương gần 3,23 triệu ca nhiễm.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ hoãn phê duyệt vaccine của hãng Pfizer dành cho trẻ dưới 5 tuổi
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn nguồn tin độc quyền ngày 18/2 của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay cơ quan quản lý y tế Mỹ vừa quyết định hoãn phê duyệt vaccine COVID-19 của hãng Pfizer dành cho trẻ dưới 5 tuổi bởi kết quả cho thấy hai liều đầu tiên đã tiêm cho trẻ không mang lại hiệu quả đối với chủng Omicron. Dữ liệu cho đến nay cho thấy vaccine Pfizer dành cho trẻ em đạt hiệu quả ngừa chủng Delta nhưng nhiều trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc COVID-19 sau khi chủng Omicron xuất hiện.
Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Mỹ (FDA) và hãng Pfizer đã nhất trí sẽ chờ thêm dữ liệu nghiên cứu để có cơ sở đánh giá kỹ hơn tính hiệu quả của vaccine. FDA cũng sẽ kiểm tra xem vaccine có tạo được mức độ miễn dịch cho trẻ em ngang bằng như mức đối với người lớn hay không. FDA hy vọng sẽ đưa ra được quyết định về vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi trong thời gian mùa xuân này còn phía hãng Pfizer cũng cho biết kết quả nghiên cứu của họ dự kiến sẽ hoàn thiện vào đầu tháng Tư năm nay.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Một số chuyên gia y tế thừa nhận chưa rõ vì sao vaccine lại không đạt hiệu quả mong muốn ở trẻ em nhưng một số khác cũng đưa ra những giả thuyết rằng có thể hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện hoặc lượng vaccine tiêm cho trẻ em quá thấp. Mỗi liều vaccine Pfizer cho trẻ dưới 5 tuổi chỉ có 3 micrograms, tương đương 1/10 liều dành cho người lớn. Pfizer cho biết trước đó họ đã thử nghiệm liều 10 micrograms cho trẻ em nhưng thấy có quá nhiều phản ứng phụ như sốt cao, ớn lạnh cho nên đã giảm xuống 3 micrograms để đảm bảo an toàn.
"Omicron tàng hình" có thể gây bệnh nặng hơn biến thể gốc
"Omicron tàng hình", cách gọi khác của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, không chỉ lây lan nhanh hơn mà còn có thể gây bệnh nặng hơn so với biến thể gốc BA.1, thậm chí có thể "né tránh" được các liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ trên động vật của các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo ở Nhật Bản được công bố mới đây.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng "Omicron tàng hình" gây bệnh nặng hơn ở những con chuột hamster bị nhiễm virus. Theo các nhà nghiên cứu, "Omicron tàng hình" có các đặc tính tương tự như biến thể Delta xét về cách tác động đến phổi của con người, khiến "Omicron tàng hình" trở nên nguy hiểm hơn biến thể gốc.
Tuy nhiên, những người đã nhiễm biến thể Omicron có thể không nhiễm "Omicron tàng hình" nữa vì dòng phụ này không thể phá vỡ những kháng thể có được sau khi nhiễm biến thể gốc của nó.
Biến thể tàng hình của Omicron BA.2 đã được phát hiện ở 74 quốc gia trên thế giới. Ảnh minh hoạ: Picture alliance
WHO khuyến nghị rút ngắn thời gian cách ly
Trong nỗ lực hướng tới cuộc sống "bình thường mới", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị những nước đang đối phó với số ca mắc COVID-19 gia tăng nên rút ngắn thời gian cách ly 14 ngày trong một số trường hợp. Cụ thể, thời gian cách ly có thể giảm từ 14 ngày xuống 10 ngày mà không cần xét nghiệm, và giảm xuống 7 ngày nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 miễn là người cách ly không còn bất kỳ triệu chứng mắc bệnh nào.
Theo WHO, ban hành hướng dẫn mới tạm thời này sẽ giúp ích cho những nước có các ngành dịch vụ thiết yếu đang phải chịu áp lực lớn do số ca bệnh gia tăng. Ngoài ra, WHO cũng cho rằng các nước nên cân nhắc nới lỏng các biện pháp truy vết tiếp xúc trong những trường hợp tương tự. Các nước cần ưu tiên những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất khi tiếp xúc với những người mắc COVID-19, như nhân viên y tế, hoặc những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19 thể nặng như người ốm bệnh hay chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kiev, Ukraine ngày 7/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hàn Quốc nới lỏng quy định dù trên 100.000 ca nhiễm mới
Ngày 18/2, Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội trong khoảng 3 tuần tới trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nhỏ của nước này bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp chống dịch COVID-19. Theo hướng dẫn mới, số người được phép tụ tập riêng tối đa là 6 người, song thời gian kinh doanh sẽ được kéo dài thêm một giờ. Cụ thể, các nhà hàng, quán cà phê, các trung tâm thể thao trong nhà, quán karaoke, quán rượu và câu lạc bộ đêm sẽ được phép mở cửa đến 22h hằng ngày. Những người chưa tiêm phòng đủ sẽ được phép vào nhà hàng và quán cà phê một mình, hoặc sử dụng dịch vụ mua về hoặc giao hàng. Chương trình thẻ thông hành vaccine, vốn cho phép những người đã tiêm phòng đủ có thể đến các cơ sở tập trung đông người, sẽ được duy trì tại 11 địa điểm như các nhà hàng, quán cà phê và quán rượu.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 4/2/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Indonesia lập cơ sở cách ly tập trung tại tất cả các địa phương
Ngày 18/2, một quan chức Indonesia cho biết chính phủ nước này đã chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung tại mỗi tỉnh và thành phố để điều trị bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, hãng thông tấn chính thức Antara dẫn lời Trưởng Lực lượng đặc nhiệm xử lý COVID-19, ông Suharyanto nêu rõ Chính phủ Indonesia cũng khuyến cáo các bệnh nhân không có triệu chứng tự cách ly và hỗ trợ y tế cho họ. Ông nhấn mạnh tỷ lệ tử vong do biến thể Omicron không cao nhưu trong làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta gây ra hồi giữa năm 2021. Tuy nhiên, biến thể này vẫn có khả năng gây tử vong ở những bệnh nhân có bệnh nền, chưa được tiêm phòng và đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. Ông Suharyanto cho biết thêm rằng hiện phần lớn người dân Indonesia đã được chủng ngừa, với tỷ lệ bao phủ liều vaccine thứ nhất đạt 90% và liều thứ hai đạt 66%. Ở người cao tuổi, tỷ lệ này đạt 74% và 51%.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ ở Indonesia.
Quan chức này khẳng định rằng các nỗ lực trên đang được thúc đẩy nhằm giảm gánh nặng cho các bệnh viện trong việc xử lý các ca mắc COVID-19. Chính phủ cũng hối thúc các bệnh viện ưu tiên điều trị cho các bệnh nhân có các triệu chứng từ nghiêm trọng đến nguy kịch, cũng như các bệnh nhân mắc bệnh nền hoặc cần điều trị đặc biệt.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng đang cung cấp các dịch vụ y tế từ xa để đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ đang tự cách ly tại nhà.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 14/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhật Bản tìm ra nguyên nhân của hội chứng COVID kéo dài
ADVERTISING
X
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân khiến các di chứng của việc mắc COVID-19 vẫn còn kéo dài ngay cả khi đã khỏi bệnh, còn gọi là các triệu chứng COVID kéo dài (long COVID).
Thông qua các thí nghiệm trên động vật, nhóm nghiên cứu của Giáo sư sinh học Eiji Hara (Đại học Osaka) nhận thấy các tế bào bị tác động bởi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã góp phần lây lan sự viêm nhiễm trong cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, đây có thể là lý do khiến các bệnh nhân COVID-19 thường phàn nàn về tình trạng hôn mê, đau đầu, rụng tóc và các triệu chứng khác sau khi đã khỏi bệnh.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Khi các nhà nghiên cứu cho virus SARS-CoV-2 nhiễm vào các tế bào người được nuôi cấy, họ phát hiện ra rằng nhiều tế bào bị nhiễm bệnh đã chết trong vài ngày và virus biến mất. Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện trước khi chết đi, các tế bào bị nhiễm bệnh đã tiết ra các chất để đẩy nhanh quá trình lão hóa của chúng. Các chất này khiến các tế bào xung quanh đó bị suy yếu và chúng lại tiết ra các chất gây viêm. Bằng cách sử dụng chuột hamster nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách có chủ đích, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất gây viêm đó vẫn tiếp tục phát ra từ các tế bào lão hóa trong phổi ngay cả khi virus đã biến mất.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn tới lão hóa tế bào và tình trạng viêm nhiễm kéo dài, và đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các di chứng của việc mắc COVID-19 vẫn kéo dài sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, giáo sư Hara lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu có nên nhắm vào cơ chế gây viêm nhiễm này để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 hay không.
Australia mở cửa cho du khách đã tiêm 3 mũi
Tại Australia, bang Tây Australia tuyên bố sẽ mở cửa cho các du khách đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19, sau khi nhận thấy khu vực này có thể ứng phó với sự lây lan của biến thể Omicron. Tại các thành phố Sydney và Melbourne, nhà chức trách đã dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế trong bối cảnh số ca nhập viện do COVID-19 đang giảm ở mức ổn định.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Jordan nới lỏng hạn chế với du khách nhập cảnh
Jordan cũng thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế từ ngày 1/3. Cụ thể, Jordan sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm PCR đối với toàn bộ du khách nhập cảnh vào nước này; những người có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ phải cách ly 5 ngày, bắt đầu từ ngày lấy mẫu xét nghiệm và không cần phải xét nghiệm PCR khi hết thời gian cách ly; những người tham dự các cuộc tụ tập, các sự kiện như hòa nhạc, đám cưới sẽ không cần phải xét nghiệm PCR nữa. Bắt đầu từ ngày 20/2, trường học sẽ mở cửa trở lại và chỉ có những học sinh mắc COVID-19 mới phải học trực tuyến. Theo Bộ Y tế Jordan, sau khi làn sóng dịch bệnh hiện nay chấm dứt, bộ sẽ công bố báo cáo dịch tễ theo tuần chứ không phải theo ngày như hiện nay.
Tương tự, CH Dominica đã dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế, trong đó có việc đeo khẩu trang bắt buộc và kiểm tra giấy chứng nhận tiêm phòng ở những nơi công cộng, mặc dù nước này chưa đạt mục tiêu bao phủ tiêm chủng cho 70% người trưởng thành. Bộ trưởng Y tế CH Dominica Daniel Rivera cho biết việc chấm dứt toàn bộ các biện pháp hạn chế là do số ca mắc và tử vong ở nước này giảm liên tục.
Tổng thống Thụy Sĩ mắc COVID-19 Chính phủ Thụy Sĩ ngày 17/1 thông báo Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước này Ignazio Cassis đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước này Ignazio Cassis đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo của Chính phủ Thụy Sĩ viết: "Vào...