Cựu Tổng thống Nelson Mandela nguy kịch
Sức khỏe của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, 94 tuổi, đang trở nên nguy kịch sau 16 ngày nhập viện vì bị nhiễm trùng phổi.
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela khi còn khỏe mạnh.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma hôm qua cho biết tình hình sức khỏe của cựu Tổng thống Mandela đang rất xấu.
“Các bác sĩ đang làm tất cả những gì có thể để cải thiện tình hình. Ông Mandela đã được chăm sóc và chữa trị rất tốt”, ông Zuma nói sau khi tới thăm ông Mandela tại một bệnh viện ở Pretoria vào tối qua.
Ông Zuma đã được các bác sĩ báo báo rằng tình hình sức khỏe của cựu lãnh đạo nước này đã trở nên nguy kịch trong 24 giờ qua.
Cựu Tổng thống Mandela nhập viện hôm 8/6 vì nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Đây là lần thứ tư nhà cựu lãnh đạo Nam Phi này phải nhập viện kể từ tháng 12/2012.
Ông mắc bệnh lao trong thời kỳ 27 năm bị giam cầm trước khi chế độ diệt chủng kết thúc tại Nam Phi vào năm 1994.
Ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1994 sau gần 3 thập kỷ đấu tranh chống lại sự áp bức của người da trắng và trở thành biểu tượng chống phân biệt chủng tộc không chỉ của quốc gia Nam Phi với 53 triệu dân mà còn của nhân dân yêu chuộng hòa bình và bình đẳng trên thế giới. Ông sẽ tròn 95 tuổi vào ngày 18/7 tới.
Theo Dantri
Video đang HOT
Hé lộ chuyến công du tiêu tốn 100 triệu USD của Obama
Mỹ sẽ điều một tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ, 56 phương tiện, bao gồm 14 siêu xe limousine và 3 xe tải chở kính chống đạn, tới châu Phi trong khuôn khổ chuyến công du của Tổng thống Obama, dự kiến tiêu tốn từ 60-100 triệu USD, vào cuối tháng này.
Các mật vụ vây quanh Tổng thống Mỹ Obama trong một lần ông tới thăm Phoenix, bang Arizona.
Ông Obama và gia đình sắp tới sẽ thực hiện chuyến công du kéo dài 8 ngày tới khu vực châu Phi cận Sahara, với các điểm dừng chân tại Senegal, Tanzania và Nam Phi. Chuyến thăm chứng tỏ cam kết của Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ với các nền dân chủ mới nổi trong khu vực.
Để chuẩn bị cho chuyến thăm, hàng trăm nhân viên của Sở mật vụ Mỹ sẽ được cử tới để đảm bảo an ninh tại các điểm mà ông Obama sẽ dừng chân. Một tàu sân bay hoặc một tàu đổ bộ của hải quân Mỹ, với một trung tâm y tế-cứu thương hoàn thiện, sẽ được bố trí ngoài khơi phòng trường hợp khẩn cấp.
Các máy bay vận tải quân sự sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển 56 phương tiện hỗ trợ, trong đó có 14 siêu xe limousine và 3 xe tải chở kính chống đạn để che các cửa sổ khách sạn nơi gia đình Tổng thống nghỉ lại. Các máy bay chiến đấu sẽ bay luân phiên suốt 24 giờ trên không phận Tổng thống Obama có mặt để có thể nhanh chóng can thiệp nếu một máy bay lạ tiến lại gần.
Các kế hoạch an ninh tỉ mỉ trên đã được vạch ra trong một tài liệu kế hoạch mật, nội bộ bị rò rỉ với tờ Washington Post. Mặc dù công tác chuẩn bị trên dường như tương tự với các chuyến công du trong quá khứ, nhưng tài liệu này đã hé lộ một cái nhìn khác thường về các nỗ lực khổng lồ nhằm bảo vệ nhà lãnh đạo Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài.
Từ 26/6-3/7, gia đình tổng thống sẽ có các điểm dừng chân tại 3 quốc gia châu Phi, nơi các quan Mỹ "tự cung tự cấp" gần như tất cả các nguồn lực, hơn là phụ thuộc vào lực lương an ninh địa phương, giới chức quân sự hay sự trợ giúp từ các bệnh viện.
Các quan chức Nhà Trắng cho hay chuyến thăm đã bị trì hoãn quá lâu và đây là chuyến công du đầu tiên của ông Obama tới khu vực châu Phi cận Sahara, ngoại trừ chuyến thăm chóng vánh chỉ kéo dài 22 giờ tại Ghana hồi năm 2009.
Ông Obama sẽ tổ chức các cuộc gặp song phương với lãnh đạo 3 quốc gia và tìm cách thúc đẩy quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa lúc Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi. Ông Obama cũng nêu bật các chương trình y tế toàn cầu, trong đó có việc phòng chống HIV/AIDS.
Tổng thống và đệ nhất phu nhân cũng lên kế hoạch thăm tới một vườn thú ở Tanzania trong khuôn khổ chuyến công du, vốn có thể cần đội chống tấn đặc biệt của tổng thống để mang súng hiện đại nhằm vô hiệu hóa báo, sư tử và các loài động vật khác nếu chúng trở thành mối đe dọa.
Nhưng các quan chức Mỹ cho hay chuyến thăm tới vườn thú đã bị hủy và thay là vào đó là chuyến thăm tới đảo Robben ngoài khơi Cape Town, Nam Phi nơi cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng bị giam giữ như tù nhân chính trị.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, từng đến Nam Phi và Botswana một mình vào năm 2011, sẽ tham dự một số sự kiện. Các điểm dừng chân cũng bổ sung các thách thức về hậu cần, vì bà cũng cần các phương tiện và sự bảo vệ an ninh riêng.
Chi phí khổng lồ
Các chuyến thăm của tổng thống tới bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều đắt đỏ với bất kỳ chính quyền Mỹ nào.
Bất kỳ chuyến công du nào của tổng thống, ví dụ như chuyến thăm Bắc Ireland và Đức dự kiến diễn ra vào tuần tới, đều là một thách thức hậu cần. Nhưng chuyến thăm tới châu Phi khá phức tạp do một loạt các nhân tố có thể biến chuyến thăm này trở thành chuyến đi tốn kém trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, theo những người biết về việc lên kế hoạch chuyến công du.
Các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush cũng từng tới thăm nhiều quốc gia châu Phi với sự chuẩn bị phức tạp tương tự. Chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới châu Phi năm 1998 tiêu tốn ít nhất 42,7 triệu USD, không bao gồm chi phí dành cho Sở mật vụ. Còn cựu Tổng thống George W. Bush đã 2 lần tới châu Phi vào năm 2003 và 2008, đưa vợ đi cùng cả 2 lần. Hai con gái của ông Bush cũng đi cùng trong chuyến đi đầu tiên, trong đó có chuyến thăm tới một vườn thú ở biên giới Botswana và Nam Phi.
"Thậm chí tại những quốc gia phát triển thế giới ở phía tây châu Âu, mức độ trợ giúp mà các bạn cần cho các hoạt động công chúng của Tổng thống cũng rất to lớn", Steve Atkiss, người từng phối hợp các chuyến đi cho cựu Tổng thống Bush, nói. "Khi bạn đi xa hơn, tới những quốc gia ít phát triển hơn, chắc chắn đó là một thách lớn hơn về hậu cần".
Kế hoạch đi lại của tổng thống diễn ra giữa lúc các cơ quan chính phủ, trong đó có Sở mật vụ, đang vật lộn với việc cắt giảm chi tiêu. Sở mật vụ phải cắt giảm 84 triệu USD trong ngân sách 2013 và mùa thu năm nay Sở mật vụ đã hủy các chuyến thăm Nhà Trắng để cắt giảm 74.000 USD một tuần trong chi phí ngoài giờ.
Giới chức Nhà Trắng và Sở mật vụ từ chối thảo luận về chi tiết các hoạt động an ninh và các trợ lý chính quyền tỏ ra thận trọng vì lịch trình của tổng thống chưa được quyết định.
Nhiều thông tin chi tiết về các chuyến công du nước ngoài của tổng thống được giữ bí mật vì các lý do an ninh và có rất ít thông tin công khai về tổng chi phí.
Nhưng dựa vào chi phí trong các chuyến công du châu Phi tương tự trong những năm gần đây, chuyến thăm sắp tới của ông Obama ước tính có thể tiêu tốn của chính phủ liên bang khoảng 60-100 triệu USD.
Dàn xe sang
Trong số 56 phương tiện phục vụ chuyến thăm có 13 siêu xe limousine cho tổng thổng và đệ nhất phu nhân, một xe thông tin đặc biệt nhằm đảo bảm các liên lạc điện thoại và video, một chiếc xe tải để chặn sóc radio quanh đoàn xe tổng thống, một xe cứu thương có thể xử lý các chất ô nhiễm hóa học và sinh học, và một chiếc xe tải chở thiết bị chụp X-quang.
Sở mật vụ thường vận chuyển các phương tiện như vậy, cùng với kính chống đạn, trong hầu hết các chuyến công du. Nhưng với các điểm dừng chân trong thời gian ngắn tại 3 quốc gia châu Phi, Sở mật vụ cần 3 bộ xe như vậy mỗi loại, do không có đủ thời gian để vận chuyển thiết bị.
100 mật vụ sẽ có nhiệm vụ giám sát các chốt kiểm soát an ninh và biên giới quanh tổng thống tại 3 thành phố đầu tiên mà ông tới thăm. 65 mật vụ sẽ đảm an ninh cho ông Obama tại Dar es Salaam (Tanzania). Trước khi chuyến thăm vườn thú ở Tanzania bị hủy bỏ, 35 mật vụ đã được chỉ định để bảo vệ vợ chồng Obama và 2 con gái ở đây.
Ngoài ra, khoảng từ 80-100 mật vụ bổ sung sẽ được đưa bằng máy bay tới châu Phi để làm việc theo ca luân phiên suốt 24/24.
Tuy nhiên, tài liệu lên kế hoạch chuyến thăm không cung cấp tổng số mật vụ có thể phục vụ trong chuyến công du này.
Phần lớn tại các quốc gia đang phát triển, hải quân Mỹ sẽ cung cấp một "bệnh viện nổi" trên một tàu sân bay hoặc một tàu đổ bộ gần nơi tổng thống dừng chân.
"Đây là điều mà các bạn cần để trợ giúp tổng thống Mỹ, bất kể tổng thống đó là ai", ông Steve Atkiss nói.
Theo Dantri
Ông Mandela nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela hôm qua đã nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng để điều trị bệnh viêm phổi. Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela lãnh đạo cuộc tranh đấu chống nạn phân biệt chủng tộc. Một phát ngôn viên cho biết ông Mandela "trong tình trạng nghiêm trọng nhưng ổn định", và vẫn có thể tự thở...