Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời
Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi – biểu tượng của phong trào chống phân biệt chủng tộc đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày hôm qua (5/12).
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thông báo cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã qua đời trong yên bình. “Đất nước chúng ta đã mất đi người con vĩ đại”, ông Zuma nói.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng cho biết lễ tang của ông Mandela sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc gia và cờ sẽ được treo rủ. Các phóng viên của hãng tin BBC tiết lộ thi thể của ông Mandela sẽ được chuyển tới một nhà xác ở Pretoria và tang lễ dường như sẽ diễn ra vào thứ Bảy tới.
Nelson Mandela từng bị cầm tù 27 năm vì chống lại chế độ phân biệt chủng tộc cho tới khi được thả vào năm 1990. Bốn năm sau đó, ông trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc của người da trắng.
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng từ khi chính thức nghỉ hưu vào năm 2004. Lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là tại một trận đấu ở World Cup 2010 được tổ chức tại Nam Phi. Trước khi qua đời, ông đã điều trị bệnh viêm phổi tại nhà sau khi điều trị 3 tháng tại bệnh viện.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông Mandela đã đạt được nhiều hơn những gì con người có thể làm. Ông chủ Nhà Trắng nói: “Ông không thuộc về chúng ta mà thuộc về nhiều thế hệ. Mandela đã nắm lịch sử.”
FW de Klerk, Tổng thống da trắng gần đây nhất của Nam Phi, người đã ra lệnh thả Mandela, cho biết: “Mandela đã có những cống hiến đặc biệt không chỉ đối với việc thành lập chế độ dân chủ lập hiến mà còn cho sự nghiệp hòa giải và xây dựng dân tộc.”
Video đang HOT
Theo BBC
Những câu nói bất hủ của vĩ nhân Nelson Mandela
"Cây bao báp đại thụ" Nelson Mandela đã ngã xuống, nhưng những câu nói bất hủ của ông sẽ còn mãi với thời gian và nhân loại.
Ngày 6/12, sau khi cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, đảng Quốc gia Phi châu (ANC) cầm quyền ở Nam Phi tuyên bố: "Cây bao báp đại thụ đã ngã xuống nhưng gốc rễ của nó vẫn sẽ ngàn đời nuôi dưỡng đất đai."
Cây bao báp đại thụ, một hình ảnh rất phổ biến ở châu Phi chính là biểu tượng cho sức mạnh phi thường, ý chí đấu tranh vô hạn và lòng khoan dung bao la của người anh hùng dân tộc Nam Phi Mandeal, biểu tượng của cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc apartheid, một tượng đài của bình đẳng, công lý, hòa bình và hy vọng của hàng triệu người dân Nam Phi và trên khắp thế giới.
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Biểu tượng đó đã trở nên nổi tiếng trong lòng nhân loại với những câu nói bất hủ mang đậm tư tưởng chiến đấu đến cùng vì tự do và công lý cũng như lòng bao dung ngay cả đối với kẻ thù của Nelson Mandela. Chúng tôi xin dẫn lại những câu nói nổi tiếng đi vào lòng người của nhà lãnh đạo vĩ đại này.
Khi phải đối mặt với án tử hình tại tòa án của chính quyền apartheid Nam Phi năm 1964, Nelson Mandela khảng khái tuyên bố:
"Tôi đã dành trọn cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh này của nhân dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi đã ấp ủ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người chung sống hòa bình với những cơ hội công bằng. Đó là lý tưởng mà tôi vẫn hằng theo đuổi và mong muốn trở thành hiện thực. Và nếu cần, đó cũng chính là lý tưởng mà tôi sẵn sàng chết vì nó."
Sau khi được trả tự do sau 27 năm ngồi tù, Mandela đã phát biểu trước công chúng từ ban công của tòa thị chính Cape Town vào ngày 11/2/1990:
"Tôi chào đón các bạn nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do cho tất cả mọi người. Tôi đứng đây trước mặt các bạn không phải với tư cách là một nhà tiên tri, mà với tư cách là một người đầy tớ khiêm nhường của các bạn, của nhân dân. Tôi đứng đây ngày hôm nay là nhờ những hy sinh đầy anh dũng và không biết mệt mỏi của các bạn. Bởi vậy tôi sẽ đặt hết những năm tháng còn lại của đời mình vào tay các bạn."
Trong cuốn hồi ký Đường dài tới tự do (Long Walk to Freedom) của ông xuất bản năm 1994, Nelson Mandela bình luận về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc:
"Không ai sinh ra đã thù ghét người khác chỉ vì màu da hay xuất thân hoặc tôn giáo của người đó. Người ta bị học để thù ghét, và nếu họ có thể học được cách thù ghét thì họ cũng có thể học được cách yêu thương, vì tình yêu thương xuất phát một cách tự nhiên từ trái tim con người hơn là lòng thù hận."
Nelson Mandela nói về tự do trong cuốn hồi ký:
"Để được tự do không đơn thuần chỉ là chặt đi xiềng xích của bản thân mà còn phải biết sống để tôn trọng và mang lại tự do cho những người khác."
Về lòng can đảm:
"Tôi nhận ra rằng can đảm không có nghĩa là không sợ hãi, mà phải là chiến thắng nỗi sợ hãi. Tôi không thể nhớ hết những lần mình cảm thấy sợ hãi, nhưng tôi đã tìm cách giấu nó đằng sau chiếc mặt nạ của lòng can đảm. Người đàn ông dũng cảm không phải là người không biết sợ hãi, mà là người có thể chinh phục được nỗi sợ."
Lời phát biểu của ông về sự trở lại của Nam Phi trên vũ đài chính trị thế giới trong diễn văn nhậm chức ở Pretoria tháng 5/1994:
"Không bao giờ và sẽ không đời nào xứ sở xinh đẹp này lại phải tiếp tục trải qua những áp bức của giống người này với giống người khác và chịu đựng nỗi nhục của việc bị cả thế giới khinh bỉ nữa."
Về những chiếc áo kiểu châu Phi của ông, tháng 8/1995:
"Tổng giám mục Tutu và tôi đã bàn về vấn đề này. Ông ấy bảo tôi: &'Ngài Tổng thống, tôi nghĩ ngài đã làm rất tốt mọi việc ngoại trừ cách ngài ăn mặc.' Tôi trả lời con người mà tôi vô cùng kính trọng: &'Ồ, xin đừng đi vào một cuộc tranh luận không có hồi kết.'"
Phát biểu của ông về tương lai của nền dân chủ tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/1998:
"Khi tôi trở về và nằm lại Qunu, tôi vẫn sẽ nuôi hy vọng rằng sẽ có những nhà lãnh đạo mới ở đất nước và khu vực chúng tôi, trên lục địa châu Phi và trên thế giới không cho phép việc con người bị tước bỏ quyền tự do như chúng tôi đã từng phải chịu đựng, việc người dân phải trở thành những người tị nạn và bị tước bỏ nhân phẩm như chúng tôi đã từng trải qua."
Về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu vào Iraq, tháng 9/2002:
"Chúng tôi thật sự giận dữ khi một quốc gia, dù là một siêu cường hay một nước nhỏ, vượt quá khuôn khổ của Liên Hợp Quốc và tấn công và các quốc gia độc lập khác. Không quốc gia nào được phép bẻ cong luật pháp quốc tế bằng bàn tay của mình."
Phát biểu của ông về cái chết trong một bộ phim tài liệu về Mandela được đề cử giải Academy năm 1996:
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người hoàn thành những gì mà anh ta cho là nghĩa vụ phải làm đối với nhân dân và đất nước, người đó có thể được yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã nỗ lực làm được điều đó, bởi vậy tôi sẽ thanh thản yên giấc ngàn thu."
Theo Telegraph
Thế giới tiếc thương Nelson Mandela vĩ đại "Đây là một mất mát quá lớn cho cả đất nước Nam Phi, người dân chúng tôi không còn ai để dẫn đường nữa." Ngày 5/12, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ xuất hiện trên truyền hình và ra một thông báo khiến cả đất nước Nam Phi và nhân dân thế giới bàng hoàng: "Biểu tượng chống chế độ phân...