Cựu Tổng thống Mỹ nằm trong danh sách 500 người bị cấm đến Nga
Nằm trong danh sách 500 người Mỹ bị Nga cấm nhập cảnh có cựu Tổng thống Barack Obama, cựu đại sứ Mỹ Jon Huntsman cũng như nhiều người dẫn chương trình nổi tiếng.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nằm trong số những người bị cấm nhập cảnh đến Nga. Ảnh CNN/Getty Images.
Nga ngày 19/5 tuyên bố cấm “500 người Mỹ”, gồm nhiều nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, nhập cảnh vào nước này “để đáp trả các biện pháp trừng phạt chống Nga do chính quyền Joe Biden áp đặt”, theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga.
Danh sách bao gồm những cái tên nổi bật như cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Đại sứ Jon Huntsman, một số thượng nghị, người dẫn chương trình truyền hình như Jimmy Kimmel, Stephen Colbert và Seth Meyers.
Bên cạnh đó, danh sách cũng có những người trong chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, những người mà theo Bộ Ngoại giao Nga là “trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến” sau vụ tấn công vào Điện Capitol. Ngày 6/1/2021, những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump đã xông vào Tòa nhà Quốc hội nhằm ngăn chặn việc công nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bỏ phiếu.
Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố: “Đã đến lúc Washington phải biết rằng không một cuộc tấn công thù địch nào chống lại Nga sẽ diễn ra mà không có phản ứng mạnh mẽ”
Kinh đô điện ảnh thế giới đứng trước nguy cơ đội ngũ biên kịch đình công
Kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood đang đứng trước nguy cơ đội ngũ biên kịch tổ chức một cuộc đình công lớn đầu tiên sau 15 năm.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc đàm phán giữa các nhà biên kịch và hãng phim Hollywood rơi vào bế tắc là do lương thấp. Ảnh: CNN
Theo hãng tin Reuters, sau khi các cuộc đàm phán ký tiếp hợp đồng giữa các nhà biên kịch và các hãng phim Hollywood không đạt được nhiều tiến triển và kéo dài trong vài tuần trước đó, dường như đã không có thoả thuận nào đạt được trước ngày 1/5 - thời điểm hết hạn hợp đồng giữa Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGAW) và các hãng phim.
Nguyên nhân dẫn tới việc không đạt được thoả thuận và có nguy cơ nổ ra các cuộc đình công là do mức lương không đủ, bản quyền không được bảo vệ cũng như môi trường, điều kiện làm việc không được đảm bảo khi bên Hollywood phân phối các sản phẩm trên các nền tảng phát trực tuyến như Netflix.
Vào tháng 4, WGAW đại diện cho khoảng 11.500 nhà biên kịch phim, chương trình truyền hình cho biết họ đã kêu gọi đủ sự ủng hộ cho một cuộc đình công. Điều này sẽ cho phép các nhà lãnh đạo công đoàn triển khai một đình công ngay lập tức sau khi hợp đồng với các hãng phim Hollywood hết hạn.
Nếu một cuộc đình công diễn ra, các chương trình talkshow do các diễn viên hài như Stephen Colbert, Jimmy Fallon, Jimmy Kimmel chủ trì sẽ ngừng phát sóng ngay lập tức. Các bộ phim dự định ra mắt vào mùa thu năm nay cũng sẽ bị hoãn vô thời hạn.
Trong lịch sử, các biên kịch đã 6 lần tổ chức đình công. Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1960. Hiệp hội Biên kịch đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài gần năm tháng. Các cuộc đình công tiếp theo vào các năm 1973, 1981 và 1985, 1988.
Lần cuối cùng các biên kịch Hollywood tổ chức đình công là vào năm 2007. Vào thời điểm đó, cuộc đình công kéo dài 100 ngày và gây thiệt hại ước tính 2,1 tỷ USD. Một trong số những điều kiện chính mà các biên kịch giành được là yêu cầu các chương trình phát trực tuyến mới sẽ phải thuê các nhà biên kịch của hội nếu ngân sách của họ đủ lớn.
Thảm đỏ Oscar đổi màu mới lần đầu tiên sau 6 thập kỷ Giải thưởng điện ảnh Oscar đã trải qua nhiều đổi mới, nhưng trong 6 thập kỷ qua, ít nhất một điểm không hề đổi thay chính là chiếc thảm đỏ. Màu sắc thảm đỏ biến đổi theo thời gian, nhưng nó luôn ở tông đỏ cho đến năm nay. Các nhân viên trải thảm mới cho sự kiện Oscar 2023. Ảnh: AP Hôm...