Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan qua đời
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, sáng 23/11, cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đã qua đời sau một thời gian dài lâm bệnh tại nhà riêng ở phường Yeonhui, quận Sodaemun, Seoul, thọ 90 tuổi.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan tại nhà riêng ở Seoul, ngày 9/8/2021. Ảnh tư liệu: Yonhap/ TTXVN
Tại thời điểm còn giữ chức Tư lệnh An ninh, ông Chun Doo-hwan đã đứng đầu cuộc đảo chính quân sự ngày 12/12/1979. Đến tháng 5/1980, các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự mới nổ ra trên cả nước. Trong vai trò là quyền Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương ở thời điểm đó, ông Chun Doo-hwan đã ra lệnh trấn áp những người biểu tình và sinh viên tham gia Phong trào Vận động dân chủ Gwangju vào ngày 18/5/1980, sau đó tiến hành cuộc bầu cử gián tiếp trong cùng năm. Ông trở thành Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980 và đảm nhiệm chức vụ này cho đến tháng 2/1988.
Năm 1995, ông Chun Doo-hwan bị bắt giữ vì cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD từ giới doanh nhân trong lúc tại chức. Ông được ân xá và trả tự do vào năm 1997.
Australia kêu gọi Myanmar thả công dân
Australia kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar "ngay lập tức" thả Sean Turnell, công dân nước này từng làm cố vấn kinh tế cho bà Suu Kyi.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền quân sự cho phép giáo sư Turnell trở về với gia đình của ông ấy ở Australia", Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết trong tuyên bố hôm nay, thêm rằng họ vẫn tiếp tục tìm kiếm thông tin chính thức về lý do Turnell bị bắt.
Sean Turnell, cố vấn kinh tế người Australia của Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP .
Turnell là người nước ngoài đầu tiên bị bắt sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 tại Myanmar, lật đổ chính quyền dân cử của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Chuyên gia kinh tế này bị cáo buộc hai tội danh vi phạm luật nhập cư và bảo vệ bí mật nhà nước của Myanmar, có nguy cơ phải ngồi tù nhiều năm.
Christa Avery và Matthew O'Kane, hai công dân Australia khác, cũng bị bắt tại Myanmar sau khi cố gắng rời khỏi nước này hồi tháng trước. Họ được cho là đang bị quản thúc tại gia. Hai người này điều hành một công ty tư vấn đã hoạt động ở Đông Nam Á trong hơn hai thập kỷ và tại Myanmar 7 năm qua.
Quân đội Myanmar cho biết họ bắt bà Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Cố vấn Nhà nước Myanmar bị cáo buộc tham nhũng, nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm quy tắc chống Covid-19, nhưng luật sư của bà và một số chính phủ phương Tây tuyên bố những cáo buộc này là bịa đặt.
Hàng trăm dân thường Myanmar đã thiệt mạng trong phong trào biểu tình nổ ra kể từ sau vụ đảo chính, khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật để trấn áp đám đông. Nhiều nước phương Tây đã lên án tình trạng này, bao gồm Australia, nước đã đình chỉ hợp tác quân sự với Myanmar và chuyển nguồn viện trợ cho nước này sang các tổ chức phi chính phủ.
Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn Chính phủ Mỹ cho biết công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện "bảo vệ có thời hạn". "Do cuộc đảo chính quân sự và hành vi bạo lực của lực lượng an ninh nhằm vào dân thường, người Myanmar đang chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và tồi tệ ở...