Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị kết án 17 năm tù vì tội tham nhũng
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị kết án 17 năm tù với một loạt tội danh tham nhũng, Yonhap đưa tin.
Tòa án tối cao Seoul hôm 19/2 ra phán quyết đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Ông Lee chịu án 17 năm tù và phạt tiền 13 tỉ won (11 triệu USD). Ông Lee Myung-bak là Tổng thống Hàn Quốc trong 5 năm kể từ năm 2008 đến năm 2012.
Tòa án tối cao Seoul cũng quyết định bãi bỏ quyền bảo lãnh tại ngoại với ông Lee, buộc ông phải vào tù trở lại. Ông Lee được tại ngoại vì những lo ngại về sức khỏe vào tháng 3/2019.
Hồi tháng 1, công tố viên đã đề nghị tòa phúc thẩm đưa ra án tù 23 năm với ông Lee. Ông Lee bị lên án vì đã không hối cải trước những hành động sai trái của mình và đổ lỗi cho người khác để tránh trách nhiệm.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị kết án 17 năm tù. (Ảnh: Xinhua)
Ông Lee, 78 tuổi, bị buộc tội hối lộ và biển thủ công quỹ liên quan đến công ty phụ tùng ô tô DAS. Tòa án tối cao Seoul chỉ rõ ông Lee là chủ sở hữu thực tế của DAS và ông đã sử dụng quyền lực tổng thống để mang lại lợi ích cho công ty và bản thân, bao gồm nhận hối lộ từ Samsung Electronics Co.
“Bị cáo đã phớt lờ nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng thống và làm những việc sai trái, như nhận hối lộ từ công chức và một công ty tư nhân”, Tòa án tối cao Seoul cho biết..
Tòa án tối cao Seoul cũng chỉ ra ông Lee đã biển thủ 25,2 tỷ won từ DAS và nhận hối lộ với tổng trị giá 9,4 tỷ won, bao gồm 8,9 tỷ won từ Samsung.
Một số tổng thống Hàn Quốc đã phải ngồi tù sau khi rời nhiệm sở. Người kế nhiệm của ông Lee, cựu Tổng thống Park Geun-hye, hiện ngồi tù 32 năm vì tội nhận hối lộ và lạm quyền sau khi bị lật đổ năm 2017 về vụ bê bối tham nhũng ở Hàn Quốc. Một cựu lãnh đạo khác, ông Roh Moo-hyun, đã tự sát sau khi bị thẩm vấn trong một cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến gia đình ông này.
KÔNG ANH (Nguồn: Yonhap, Straitstimes)
Đương kim tổng thống Romania chiến thắng vòng 1 bầu cử tổng thống
Đương kim tổng thống Iohannis nhận được sự ủng hộ của 39% số cử tri đi bầu, nhiều hơn 17% so với Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội.
Với định hướng ủng hộ hội nhập châu Âu, đương kim Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã giành chiến thắng vòng một cuộc bầu cử tổng thống ngày 10/11 và sẽ phải đối mặt với cựu thủ tướng Viorica Dancila ở vòng 2.
Kết quả thăm dò sau phòng phiếu của các hãng thăm dò có uy tín đều cho thấy đương kim tổng thống Iohannis nhận được sự ủng hộ của 39% số cử tri đi bầu, nhiều hơn 17% so với Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội đồng thời là cựu thủ tướng Dancila. Chủ tịch Liên minh giải cứu Romania Dan Barna về vị trí thứ ba với khoảng 16%.
Đương kim tổng thống có nhiều lợi thế để giành thắng lợi vòng hai ngày 24/11 (ảnh:cotidianul.ro)
Nếu kết quả này được khẳng định, tổng thống Iohannis và cựu thủ tướng Dancila sẽ bước vào vòng hai mang tính quyết định dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24/11 tới. Đây cũng là vòng bầu cử được nhiều người mong đợi nhất, bởi cả hai đều có quan điểm khác nhau ở nhiều vấn đề và thường chỉ trích nhau trên chính trường trong cách điều hành.
Là người ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ, ông Iohannis nhận được sự hậu thuẫn của Liên minh châu Âu với cam kết thúc đẩy nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Chính ông là người chỉ trích kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ khi bà Dancila còn nắm chính quyền, đặc biệt là các đạo luật có liên quan tới chống tham nhũng, cho rằng chúng tước bỏ thành quả chống tham nhũng mà Romania đã gặt hái được trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, kế hoạch cải cách tư pháp do Đảng Dân chủ xã hội của bà Dancila khởi xướng cũng vấp phải sự phản đối của Liên minh châu Âu, khi giới lãnh đạo Brussels cho rằng Romania đang tước bỏ tính độc lập của ngành tư pháp và rời xa các giá trị cơ bản của khối.
Còn bà Dancila từng là thủ tướng cho tới tháng trước khi chính phủ của bà thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội với cáo buộc điều hành yếu kém và tham nhũng. Bà được bầu là Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội vài tháng trước đây sau khi chủ tịch đảng này, ông Liviu Dragnea, bị tống giam với cáo buộc làm dụng chức vụ trong một bê bối tham nhũng. Tỉ lệ ủng hộ bà tăng đột biến tại vòng một cho thấy cuộc đối đầu của bà với đương kim tổng thống Iohannis tại vòng hai sẽ hứa hẹn nhiều kịch tính.
Theo các báo cáo ban đầu, tỉ lệ cử tri đi bầu tại vòng 1 khá cao, đạt gần 50%, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả là số lượng kiều dân Romania iở nước ngoài đi bỏ phiếu đạt mức kỷ lục, trên 650.000, chủ yếu tại Italia, Vương quốc Anh và Đức. Kết quả chính thức vòng một sẽ được công bố trong một vài ngày nữa./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Tổng thống Peru giải tán Quốc hội để thúc đẩy cải cách chống tham nhũng Khủng hoảng chính trị lên đến đỉnh điểm khi các nhà lập pháp vẫn không chấp nhận rời nghị viện bất chấp các cuộc biểu tình đang diễn ra. Một người ủng hộ Tổng thống Martín Vizcarra biểu tình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Lima. Ảnh: Rodrigo Abd / AP Tổng thống Peru Martín Vizcarra đã giải tán Quốc hội để...