Cựu Tổng thống George W. Bush: “Hãy lắng nghe người biểu tình”
Trước các cuộc biểu tình tại Mỹ, cựu Tổng thống George W. Bush kêu gọi người Mỹ hãy lắng nghe những người biểu tình.
Cựu Tổng thống George W. Bush ngày 2/6 đã chỉ trích vụ người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết tại thành phố Minneapolis đồng thời khẳng định rằng ông và cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush lo ngại về sự bất công và nỗi sợ hãi đang “bóp nghẹt” nước Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Ảnh: Getty Images.
Đây là tuyên bố đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush kể từ khi George Floyd qua đời vào ngày 25/5. Ông cho rằng: “Đây không phải thời gian để diễn thuyết. Đây là thời gian để lắng nghe”.
Sau đó, ông Bush đã chỉ trích những kẻ nhắm vào và hành hung những người Mỹ gốc phi, đồng thời ca ngợi những người biểu tình ôn hòa tìm kiếm công bằng xã hội. Ông khẳng định cách duy nhất để chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống là phải lắng nghe tiếng nói của những người đang bị tổn thương và chịu đau đớn.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Mỹ cũng ca ngợi những người anh hùng nước Mỹ, các quan chức chính trị, các nhà hoạt động chính trị, người lãnh đạo cuộc chiến chống lại chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc và bất công, trong đó có Abraham Lincoln, Harriet Tubman, Frederick Doulass và Martin Luther King Jr.
Ông Bush cho rằng luật lệ phụ thuộc vào sự công bằng và hợp pháp. Ông cũng khẳng định người Mỹ tôn trọng đồng loại như chính bản thân.
Cựu Tổng thống của đảng Cộng hòa không đề cập đến Tổng thống Donald Trump hoặc các vấn đề cụ thể liên quan đến tình trạng hỗn loạn trong nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.
Ông Bush cũng kêu gọi người Mỹ hãy lắng nghe những người biểu tình thay vì phớt lờ những lo ngại của họ.
“Những người im lặng trước những lời than trách đó không hiểu ý nghĩa của nước Mỹ hoặc không biết làm thế nào để Mỹ trở thành một nơi tốt đẹp hơn”, ông Bush cho biết.
Bạo loạn ở Mỹ giảm nhiệt
Người biểu tình phớt lờ lệnh giới nghiêm ở nhiều nơi nhưng các vụ bạo lực và cướp phá xảy ra ít hơn các đêm trước.
Ngày 2/6 đánh dấu đêm thứ 8 liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Giới chức ở New York và thủ đô Washington đã siết chặt lệnh giới nghiêm, bắt đầu yêu cầu người dân về nhà khi vẫn còn là ban ngày.
Người biểu tình đối mặt lực lượng an ninh ở New York trong thời gian áp lệnh giới nghiêm tối 2/6. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, tại New York, hàng trăm người không chịu về nhà sau khi lệnh giới nghiêm đi vào hiệu lực từ 20h. Thay vào đó, họ hô khẩu hiệu và diễu hành trên đường phố ở Manhattan và Brooklyn. Một số vụ hôi của vẫn diễn ra ở thành phố New York nhưng tình hình đã cải thiện rõ rệt so với bất ổn những đêm trước.
Vài giờ sau khi lệnh giới nghiêm bắt đầu, thị trưởng Bill de Blasio nói rằng "tình hình rất ôn hòa", một ngày sau khi một số cửa hàng sang trọng ở Manhattan bị cướp phá. "Các lệnh giới nghiêm chắc chắn có hiệu quả, dựa trên những gì tôi thấy ở Brooklyn và Manhattan trong ba giờ qua", ông viết trên Twitter tối 2/6.
Một số người biểu tình gần Nhà Trắng cũng không ra về sau giờ giới nghiêm 19h của thủ đô Washington, mặc dù lực lượng hành pháp cảnh báo họ có thể phản ứng mạnh mẽ. Đám đông nhìn chung bình tĩnh và lịch sự, họ la ó phản đối khi một người biểu tình leo lên cột đèn tháo biển báo giao thông. Họ hô khẩu hiệu "biểu tình ôn hòa!".
Các cuộc biểu tình cũng tiếp diễn ở Los Angeles, Miami, St. Paul, Minnesota, Columbia, Bắc Carolina và Houston, nơi cảnh sát trưởng nói chuyện với những người biểu tình ôn hòa, hứa hẹn sẽ đưa ra các cải cách.
Phong trào biểu tình kêu gọi công lý cho người da màu George Floyd khởi phát ở Minneapolis, sau đó lan tới ít nhất 140 thành phố của Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Tại Mỹ, một số phần tử quá khích và cơ hội vài ngày qua lợi dụng biểu tình để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà.
Ít nhất 40 thành phố của Mỹ áp lệnh giới nghiêm để đối phó với các vụ bạo động. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật ở Washington D.C. và 28 bang.
60 phút hỗn loạn đằng sau bức ảnh của Trump Khi Trump sáng 1/6 nêu ý tưởng ông sẽ đi ra bên ngoài chiếc cổng cao 4m bao quanh Nhà Trắng, các phụ tá tỏ ra bất ngờ. Việc chuẩn bị hậu cần cho chuyến đi trong thời gian gấp gáp như vậy vốn đã khó khăn trong điều kiện bình thường, chưa nói đến tình trạng căng thẳng đang diễn ra. Người...