Cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva chính thức khởi động chiến dịch tranh cử
Ngày 7/5, cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chính thức tuyên bố quyết định ra tranh cử một lần nữa vị trí người đứng đầu quốc gia Nam Mỹ này trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào cuối năm nay với cam kết sẵn sàng thực hiện một cuộc cách mạng hòa bình lớn nhất trong lịch sử Brazil.
Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, phát biểu tại lễ phát động chiến dịch tranh cử với sự tham gia của hàng trăm người ủng hộ, ông Lula da Silva cũng phát đi một thông điệp “hòa bình và tình yêu” trước mối đe dọa của sự “độc tài, hận thù, bạo lực, phân biệt đối xử” đang đè nặng lên đất nước.
Chính trị gia cánh tả Brazil cho rằng những thành tựu mà chính phủ của ông trước đây và nhân dân giành được đã bị chính phủ hiện nay phá hủy, vì vậy đây là thời điểm cấp bách để khôi phục lại chủ quyền của đất nước.
Đây là lần thứ 6 ông Lula da Silva ra ứng cử chức Tổng thống Brazil. Trong 3 lần tranh cử đầu tiên vào các năm 1989, 1994 và 1998 ông đều thất bại, song đã giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử năm 2002 và 2006. Theo các kết quả thăm dò dư luận mới nhất, hiện ông Lula da Silva đang là ứng cử viên có lợi thế nhất với gần 45% số cử tri ủng hộ.
Video đang HOT
Châu Âu kỳ vọng gì từ cuộc bầu cử tổng thống Pháp sau xung đột Nga-Ukraine?
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp, được tổ chức vào ngày 10/4 và ngày 24/4, sẽ xác định đường lối chính trị của Pháp, cũng như châu Âu, trong vài năm tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Theo Quỹ Marshall Đức của Mỹ mới đây, hiện hai ứng cử viên tổng thống Pháp có quan điểm rất khác nhau về chính sách đối ngoại và vai trò của Paris trên thế giới: trong khi Tổng thống Emmanuel Macron tiếp tục thúc đẩy một châu Âu có chủ quyền hơn và đầu tư vào EU như một phương tiện tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Pháp ở cấp độ toàn cầu, bà Marine Le Pen thúc đẩy tầm nhìn chủ quyền mang tính dân tộc triệt để, như rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO và thách thức các hiệp ước của EU để trở nên độc lập hơn.
Với Đức, trong những điều kiện bình thường, giới truyền thông và công chúng nước này sẽ theo dõi cuộc bầu cử của Pháp gần như cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhưng lần này, mọi sự chú ý ở Đức đều hướng về cuộc xung đột ở Ukraine.
Đặc biệt khi xung đột nổ ra, với tỷ lệ ủng hộ ông Macron đã tăng cao, dư luận và giới chức Đức cho rằng Tổng thống đương nhiệm Macron giành chiến thắng là điều chắc chắn. Mặc dù có những lo ngại về chiến thắng của bà Le Pen trong những năm trước, nhưng trên thực tế, Đức đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Macron.
Nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo của ông Macron sẽ có ý nghĩa lớn đối với Đức. Một thách thức lớn đối với Chính phủ Đức sẽ là sự thống nhất giữa các đối tác liên minh cầm quyền về cách thức hợp tác với Pháp. Quan điểm của ông Macron về vấn đề năng lượng, đặc biệt là năng lượng hạt nhân, có thể sẽ gây ra sự khó chịu với đảng Xanh. Về dự án trọng tâm khác của ông Macron, thúc đẩy tự chủ quốc phòng châu Âu, việc Đức tăng chi tiêu quốc phòng và lĩnh vực ưu tiên của quân đội Đức sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
Trong cuộc xung đột Ukraine, ông Macron cũng đã thể hiện sự tích cực hơn so với Đức. Trước khi xảy ra xung đột, Tổng thống Pháp ủng hộ một hiệp ước an ninh châu Âu mới và có chuyến thăm gây tranh cãi tới Moskva. Kể từ khi xung đột nổ ra, ông Macron đã lãnh đạo Pháp đi đầu theo 3 cách tiếp cận chính: tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của NATO, hỗ trợ Ukraine, trong khi vẫn duy trì liên lạc với Nga, bất chấp sự cô lập quốc tế chưa từng có với Moskva.
Với Tây Ban Nha, nước này đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Pháp với nhiều hy vọng. Lập trường ủng hộ châu Âu của tổng thống đương nhiệm khiến Tây Ban Nha "yên tâm, vì nước này là quốc gia cam kết hội nhập sâu sắc với châu Âu.
Chiến thắng của ông Macron, kết hợp với sự điều chỉnh của Đức về tài chính và an ninh châu Âu sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine đang mở ra hy vọng để thúc đẩy nhiều ưu tiên quan trọng của Tây Ban Nha, đặc biệt là an ninh và quốc phòng của châu Âu, như hội nhập kinh tế và tài khóa. Chiến thắng của ông Macron cũng tạo thuận lợi cho nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Tây Ban Nha, diễn ra vào nửa cuối năm 2023.
Kết quả của cuộc bầu cử ở Pháp cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phản ứng của châu Âu đối với cuộc xung đột ở Ukraine, và Ba Lan đang đặc biệt quan tâm đến điều này. Cuộc bầu cử diễn ra ở thời điểm mang tính bước ngoặt và châu Âu đang ở trong một môi trường an ninh hoàn toàn mới. Ba Lan hiện có hơn 1.160 km đường biên giới với Ukraine và ngày càng phụ thuộc vào sự đảm bảo an ninh từ NATO, Tây Âu cùng với Mỹ. Nước này muốn Ukraine để giành chiến thắng trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Ba Lan đang theo dõi chặt chẽ những điều mà các ứng cử viên tổng thống Pháp tuyên bố về các vấn đề liên quan đến địa chính trị: các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga, viện trợ vũ khí cho Ukraine, tổ chức quốc tế nào nên đi đầu về hợp tác trong cuộc khủng hoảng, vấn đề rút khỏi Bộ chỉ huy NATO, củng cố sườn phía Đông của NATO và chính sách thời hậu chiến đối với Nga.
Tại Anh, sự quan tâm của công chúng đối với cuộc bầu cử ở Pháp cũng hạn chế. Giống như hầu hết các nước châu Âu, sự chú ý của Anh đang tập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng việc ông Macron tái đắc cử là kết quả quan trọng đối với Anh. Đầu tiên, Chính phủ Anh hy vọng chiến thắng của đương kim Tổng thống Macron sẽ là cơ hội để củng cố quan hệ Pháp-Anh. Thứ hai, Anh muốn đảm bảo NATO vẫn là diễn đàn quan trọng cho bất kỳ cuộc thảo luận nào trong tương lai về an ninh châu Âu.
Trước đây, London cho rằng Paris là một đối tác quan trọng, nhưng cũng là một thách thức. Brexit và AUKUS đã làm căng thẳng quan hệ song phương giữa hai nước. Đối với Anh, ông Macron tiếp tục có quan điểm cứng rắn với Brexit và dẫn đến một số căng thẳng Anh-EU đang diễn ra. Pháp cũng cho rằng quan điểm đối đầu của Anh đối với EU là phản tác dụng.
Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang tạo ra những thay đổi. London đang hy vọng sẽ tận dụng sự hợp tác gần đây giữa Anh và Pháp về Ukraine để lan sang các lĩnh vực khác như biến đổi khí hậu và NATO. Anh muốn đảm bảo rằng bất kỳ sự thúc đẩy nào đối với "quyền tự chủ chiến lược" của EU sẽ không gây thiệt hại cho NATO hoặc vai trò của Anh và Mỹ trong an ninh châu Âu. Điều này cũng có nghĩa là Anh muốn NATO đóng một vai trò nổi bật hơn trong việc điều phối các quan điểm xuyên Đại Tây Dương đối với Trung Quốc. Mặt khác, Pháp muốn các cuộc đàm phán này diễn ra bên trong EU hoặc giữa EU và các đối tác khác.
Việc hàn gắn lại các mối quan hệ sẽ không dễ dàng, nhưng Anh vẫn lạc quan một cách thận trọng rằng 2022 có thể là năm khởi đầu cho một cuộc đối thoại mới giữa hai bên.
Ông Lý Gia Siêu nộp đơn tranh cử chức Trưởng đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, ngày 13/4, cựu Tổng thư ký hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu thông báo đã chính thức nộp đơn tham gia cuộc tranh cử chức trưởng đặc khu. Tổng Thư ký chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) Lý Gia Siêu phát biểu tại cuộc họp báo ở Hong...