Cựu Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ra tòa
Trước phiên tòa xét xử về tội giết người, ngày 4.11, ông Mohamed Morsi cựu Tổng thống Ai Cập bị quân đội phế truất vẫn tuyên bố ông là Tổng thống của Ai Cập.
Ông Mohamed Morsi đứng sau song sắt tại tòa án tại thủ đô Cairo ngày 4.11 – Ảnh: AFP
Ông Morsi phải đứng trong lồng sắt bên trong tòa án ở Cairo, đúng vị trí mà cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đứng hầu tòa trước đó, theo AFP.
Cả ông Morsi và ông Mubarak đều phải hầu tòa vì bị cáo buộc gây ra cái chết của những người biểu tình.
Nhưng không giống như ông Mubarak, ông Morsi đã mặc bộ áo vest màu xanh dương đậm đứng trước tòa. Phiên tòa đã bị gián đoạn trong một khoảng thời gian do ông Morsi từ chối mặc áo tù màu trắng.
“Tôi là Tiến sĩ Mohamed Morsi, Tổng thống Ai Cập”, ông Morsi tuyên bố khi thẩm phán gọi tên ông.
Video đang HOT
“Những gì đang xảy ra hiện nay chỉ là để che đậy cho cuộc đảo chính vừa qua (hồi tháng 7). Tôi không phải tự nguyện có mặt tại đây (tòa án), mà là bị ép buộc”, ông Morsi tuyên bố trước tòa.
“Đây không phải là một phiên tòa. Đây là một vụ đảo chính. Những kẻ đứng đầu vụ đảo chính phải bị xét xử”, ông Morsi nói thêm.
Phiên tòa xét xử ông Morsi không được truyền hình trực tiếp như người tiền nhiệm Mubarak. Thẩm phán Ahmed Sabry Youssef ngày 4.11 đã ra lệnh cấm sử dụng camera và các thiết bị thu âm khi phiên tòa đang diễn ra.
Quân đội đã giam giữ ông Morsi tại một vị trí bí mật kể từ khi tiến hành một vụ đảo chính, phế truất ông hồi tháng 7.2013 và buộc tội ông cùng 14 người khác đã gây ra cái chết của những người biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống Ai Cập hồi tháng 12.2012.
Nếu tội danh được thành lập, ông Morsi có thể lãnh án tử hình hoặc chung thân.
Căng thẳng ở Ai Cập leo thang trong ngày 4.11 do người ủng hộ ông Morsi và người ủng hộ quân đội đồng loạt ra đường biểu tình. Các quan chức Ai Cập đã triển khai lực lượng cảnh sát hùng hậu để bảo vệ an ninh cho phiên xử ông Morsi.
Làn sóng bất ổn ở Ai Cập gia tăng kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 7.2013, khi quân đội phế truất ông Morsi, khiến trên 1.000 người thiệt mạng sau những cuộc đụng độ giữa người biểu tình, cảnh sát và quân đội Ai Cập; hàng ngàn người biểu tình bị bắt giữ, theo AFP.
Ông Morsi giành chức tổng thống nhờ vào cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Ai Cập hồi tháng 6.2012, sau cuộc nổi dậy lật đổ cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Nhưng kể từ khi lên nhậm chức, ông Morsi vẫn luôn trong tình trạng đối mặt với tình hình bất ổn chính trị nội bộ và khủng hoảng kinh tế ở Ai Cập.
Theo TNO
Ai Cập: Hoãn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi
Đài Truyền hình nhà nước Ai Cập ngày 4.11 đưa tin, phiên tòa xét xử Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi và 14 thành viên phong trào Huynh đệ Hồi giáo đã được mở đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, các thẩm phán đã tuyên bố hoãn phiên xét xử này với lý do việc cầu kinh của các bị cáo làm gián đoạn tiến trình.
Người ủng hộ ông Morsi mang theo áp phích in hình ông Morsi và những khẩu hiệu ủng hộ ông.
Trước đó, cựu Tổng thống Mohamed Morsi được máy bay quân sự chuyển từ một nhà tù bí mật đến tham gia phiên tòa được tổ chức tại một học viện cảnh sát ở phía đông Cairo, thủ đô Ai Cập. Đây là lần đầu tiên ông Morsi xuất hiện trước đám đông kể từ khi bị truất quyền trong cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 3.7. Được biết, học viện cảnh sát trên từng được dùng để mở phiên tòa xét xử người tiền nhiệm của ông Morsi - cựu Tổng thống Hosni Mubarak - người bị kết án thiếu trách nhiệm để xảy ra vụ hơn 900 người biểu tình thiệt mạng trong một sự kiện bạo động kéo dài 18 ngày.
Ông Morsi cũng bị buộc tội kích động bạo lực, dẫn đến việc người biểu tình thiệt mạng hồi tháng 12.2012. Nếu bị kết án, ông Morsi có thể lĩnh án tử hình, trở thành vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Ai Cập phải lĩnh mức án cao nhất này.
Chính quyền Ai Cập triển khai 20.000 cảnh sát trên khắp cả nước, đặc biệt huy động lực lượng dày cảnh sát chống bạo động đóng chốt tại các khu vực quanh phiên tòa. Máy bay trực thăng quân sự, xe bọc thép... cũng được điều đến. Trong khi đó, hàng trăm người ủng hộ ông Morsi tập trung bên ngoài học viện cảnh sát, mang theo áp phích in hình ông Morsi và những khẩu hiệu ủng hộ ông này. Ngoài ra, còn vài trăm người tuần hành bên ngoài Tòa án Hiến pháp Tối cao.
rước khi phiên tòa diễn ra, những người ủng hộ ông Morsi và phong trào Huynh đệ Hồi giáo từng tuyên bố sẽ mở cuộc biểu tình lớn phản đối phiên tòa và chống chính phủ. Ước tính, kể từ khi ông Morsi bị lật đổ, hơn 1.000 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người Hồi giáo bị bắt giữ trong những cuộc biểu tình tại Ai Cập.
Giới quan sát nhận định sự xuất hiện của ông Morsi có thể sẽ tiếp lửa cho những người ủng hộ, khiến nguy cơ đụng độ càng gia tăng.
Ngày 3.11, một ngày trước phiên tòa xét xử Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có mặt tại Ai Cập trong chuyến thăm không được báo trước. Ông Kerry chỉ lưu tại Ai Cập trong 4 giờ và đã có các cuộc hội đàm chớp nhoáng với giới chức lãnh đạo cao nhất của chính phủ chuyển tiếp về tình hình an ninh của Ai Cập cũng như việc không nên kéo dài ban bố tình trạng khẩn cấp. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định "thời điểm của chuyến thăm không liên quan đến phiên tòa xử ông Morsi".
Theo Laodong
Ai Cập xét xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi Ngày 4.11, Ai Cập bắt đầu phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập bị quân đội phế truất, ông Mohamed Morsi, về các cáo buộc gây ra những cái chết của người biểu tình. Cựu Tổng thống Ai Cập - Ảnh: Reuters Làn sóng bất ổn ở Ai Cập gia tăng kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 7.2013, khi đó...