Cựu Tổng Giám đốc VEC bị phạt 5 năm 6 tháng tù
Sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm và nghị án kéo dài, ngày 27/10, TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với 22 bị cáo trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 2) gây thiệt hại 460 tỷ đồng.
Dự án này do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc VEC) 36 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và 30 tháng tù tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt là 5 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC) bị tuyên phạt 4 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp với bản án trước đó, bị cáo Hùng phải thi hành hình phạt chung chung là 11 năm tù.
Bị cáo Lê Quang Hào (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC) bị tuyên phạt 2 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.Tổng hợp với bản án trước đó, bị cáo Hào phải thi hành hình phạt chung chung là 10 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu Tổng Giám đốc VEC) bị tuyên phạt 42 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo khác phạm tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” bị tuyên phạt mức án sau:
Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án thuộc VEC) 30 tháng tháng tù.
Đỗ Ngọc Ân (cựu Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án thuộc VEC) 15 tháng tù, tổng hợp bản án cũ là 5 năm 3 tháng tù.
Hà Văn Bình (cựu cán bộ Ban Quản lý dự án thuộc VEC) 15 tháng tù, tổng hợp bản án cũ là 6 năm 3 tháng tù.
Hoàng Việt Hưng (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án thuộc VEC) 24 tháng tù.
Video đang HOT
Trần Quang Hòa (cựu cán bộ Quản lý dự án thuộc VEC) 24 tháng tù.
Nguyễn Trọng Tân (cựu cán bộ Quản lý dự án thuộc VEC) 15 tháng tù.
Nguyễn Khắc Sơn (cựu cán bộ Quản lý dự án thuộc VEC) 15 tháng tù.
Nguyễn Văn Thuật (cựu Giám đốc liên danh nhà thầu thi công gói A1) 6 năm tù.
Nguyễn Thiên Nam (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A1) 4 năm tù.
Đỗ Quốc Vượng (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A4) 4 năm 6 tháng tù.
Đỗ Viết Thiết (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A4) 3 năm tù.
Nguyễn Anh Sơn (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A5) 6 năm tù.
Nguyễn Hữu Sơn (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A2) 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm.
Nguyễn Phú Ân (cựu Giám đốc chất lượng nhà thầu thi công gói A3) 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm.
Đoàn Ngọc Hùng (kỹ sư vật liệu) 3 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Tiến Công (kỹ sư vật liệu) 4 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Thọ Minh (kỹ sư vật liệu) 4 năm tù.
Trần Mạnh Hùng (kỹ sư vật liệu) 30 tháng tù.
Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử xác định, quá trình tổ chức thi công, các đơn vị liên quan đều không tuân thủ quy định xây dựng, giám sát công trình dẫn đến chất lượng không đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn được nghiệm thu thanh toán với tổng số tiền 460 tỷ đồng.
Do đó Hội đồng xét xử tuyên buộc: Tổng Công ty Xây dựng số 1 CC1 phải bồi thường hơn 47 tỷ đồng. Tập đoàn Sơn Đông (Trung Quốc) phải bồi thường129 tỷ đồng. Tập đoàn Giang Tô (Trung Quốc) phải bồi thường 85 tỷ đồng. Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) phải bồi thường 127 tỷ đồng và Tập đoàn Posco phải bồi thường 71 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử dành quyền yêu cầu bồi hoàn đối với các bị cáo cho các nhà thầu và nếu cần thiết thì giải quyết trong vụ án dân sự khác.
Về các ngân hàng đã phát hành bảo lãnh, Hội đồng xét xử tuyên: trường hợp nhà thầu không bồi thường, VEC có quyền yêu cầu các ngân hàng thực hiện bảo lãnh, nếu có tranh chấp thì sẽ giải quyết trong vụ án khác.
Theo bản án sơ thẩm, Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia do VEC làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài gần 140km. Trong đó, giai đoạn 1 dài 65km từ TP Đà Nẵng tới TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017, gồm 8 gói thầu. Giai đoạn 2 dài hơn 74km, từ thành phố Tam Kỳ đến thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) thông xe tháng 9/2018, gồm 5 gói thầu.
Dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và do Tổ chức tư vấn CDM Smith Inc của Mỹ thực hiện giám sát thi công. Phụ trách thi công đều là những tập đoàn lớn của nước ngoài gồm: Lotte E&C, Posco E&C (Hàn Quốc); Shandong Luquao Group – Sơn Đông, Jiangsu Provincial – Giang Tô (Trung Quốc).
Việc chỉ dẫn kỹ thuật do liên danh các nhà thầu Nippon Koei – Nippon Engineering (Nhật Bản) – Chodai và Thai Engineering (cùng từ Thái Lan) thực hiện khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán. Nhưng khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông.
Các vi phạm tại giai đoạn 1 dài 65km đã được xử lý với 36 bị cáo. Giai đoạn 2 của vụ án có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Các bị cáo là lãnh đạo thuộc chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát đã có nhiều sai phạm dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng
Đề nghị xem xét phần bồi thường và hình phạt trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Ngày 20/10, TAND TP Hà Nội tiếp tục điều hành phần tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 22 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra ở Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2), gây thiệt hại của Nhà nước 460 tỷ đồng.
Dự án này do Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư.
Chiều qua (19/10), đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt 22 bị cáo với mức án thấp nhất từ 24 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 7 năm tù giam về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" hoặc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong đó, bị cáo Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐTV, cựu Tổng Giám đốc VEC) bị đề nghị 36 tháng tù, cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc VEC) bị đề nghị từ 3 - 4 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt cả hai tội danh từ 5 năm 6 tháng - 7 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc 22 bị cáo liên đới bồi thường thiệt hại của vụ án cho nguyên đơn dân sự là VEC; các nhà thầu thi công tuyến đường phải bồi hoàn theo hợp đồng.
Nhóm nhà thầu thi công là Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CTCP) và Lotte E&C, Posco E&C (Hàn Quốc); Shandong Luquao Group - Sơn Đông, Jiangsu Provincial - Giang Tô (Trung Quốc).
Bào chữa cho bị cáo Hoàng Việt Hưng (cựu Giám đốc Ban quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga cho rằng, xét theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát sẽ giúp VEC được lợi khi nhận gấp đôi số thiệt hại của vụ án.
Luật sư Nga cho rằng nếu tòa tuyên phần dân sự như Viện kiểm sát đề nghị sẽ không hợp lý, không đúng quy định của pháp luật khi VEC sẽ nhận được cả bồi thường lẫn bồi hoàn. Trong khi đó, chính doanh nghiệp này trong vai trò nguyên đơn dân sự đã yêu cầu các nhà thầu bồi thường, không phải các bị cáo.
Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa ngày 20/10.
Bào chữa cho bị cáo Lê Quang Hào (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC), luật sư Đinh Anh Tuấn cũng cho rằng, tại giai đoạn 1 của vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (dài 65km), bản án có hiệu lực pháp luật đã buộc nhà thầu phải bồi thường cho VEC, chứ không buộc các bị cáo bồi thường.
"Trong hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo, lỗi của các pháp nhân, thiệt hại gây ra và trách nhiệm bồi thường trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2) hoàn toàn giống với vụ án ở giai đoạn 1 nên việc áp dụng pháp luật cần phải thống nhất", luật sư Tuấn nêu quan điểm bào chữa.
Liên quan đến vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 1), bị cáo Lê Quang Hào đã bị phạt 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". Đến nay, bị cáo Lê Quang Hào tiếp tục bị đưa ra xử về tội danh trên ở giai đoạn 2.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án thuộc VEC), luật sư Nguyễn Thị Thu cũng đồng tình với quan điểm của luật sư Đinh Anh Tuấn. Luật sư Thu phân tích, bị cáo Nguyễn Tiến Thành đã bị tạm giam từ năm 2019 đến nay đã gần 4 năm. Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Tiến Thành đã bị tuyên bản án 4 năm 6 tháng tù ở giai đoạn 1 của vụ án. Nếu tính cả đặc xá, giảm án thì bị cáo Nguyễn Tiến Thành có thể đã được ra tù. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát lại đề nghị bị cáo Nguyễn Tiến Thành thêm hình phạt từ 3 năm 6 tháng - 4 năm 6 tháng tù ở giai đoạn 2 của vụ án này, và nếu tổng hợp hình phạt thì bị cáo Thành có thể phải thi hành bản án lên tới 8 năm tù.
Dàn cựu lãnh đạo VEC khai gì trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi? Sáng 17/10, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2, dài 74km), do Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Bị cáo Nguyễn...