Cựu Tổng Giám đốc VEAM bị xác định khai báo chống đối, quanh co chối tội
Theo kết luận điều tra, cựu Tổng Giám đốc VEAM Trần Ngọc Hà được cho là khai báo chống đối, không thành khẩn, quanh co chối tội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) cùng cấp truy tố bị can Trần Ngọc Hà – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – cùng 16 đồng phạm, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Bị can Trần Ngọc Hà tại cơ quan điều tra.
Liên quan tới vụ án, bị can Nguyễn Văn Khôi – nguyên Trưởng ban kiểm soát VEAM – bị đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hồi tháng 3, Bộ Công an đề nghị truy tố ông Hà cùng 5 đồng phạm. Tuy nhiên, Viện KSND tối cao cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên hoàn hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, điều tra thêm, nhà chức trách đã khởi tố thêm 11 bị can.
Theo kết luận bổ sung, VEAM hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức công ty mẹ – con, với 25 công ty con và đơn vị thành viên. Năm 2017, công ty này cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.
Công ty cổ phần Vận tải và thương mại (VETRANCO) là công ty con của VEAM.
Theo kết luận điều tra, trong quá trình giữ chức Tổng Giám đốc VEAM, bị can Hà không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, buông lỏng quản lý, quyết định những chủ trương, chiến lược hoạt động của VEAM không đúng các quy định pháp luật gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Năm 2007-2013, Tổng Giám đốc VEAM qua các thời kỳ đã ký 7 văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán cho những hợp đồng tín dụng của VETRANCO, từ đó, VETRANCO mang hồ sơ đi vay tiền tại các ngân hàng, tổng giá trị bảo lãnh được tính tại các văn bản là 193 tỷ đồng.
Việc bảo lãnh cho công ty con vay ngân hàng trái quy định của VEAM đã gây thiệt hại hơn 75,28 tỷ đồng.
Bị can Hà với tư cách là Chủ tịch HĐTV buộc phải biết về việc VEAM bảo lãnh cho VETRANCO vay ngân hàng trái quy định. Tuy nhiên, ông Hà vẫn để hai thuộc cấp thực hiện hành vi sai phạm, gây thiệt hại.
Ngoài sai phạm trên, bị can Hà còn bị cáo buộc có nhiều hành vi sai phạm khác gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Quá trình điều tra, ông Hà thừa nhận quyền hạn, quá trình thực hiện nhiệm vụ và sai phạm của VEAM như trên, nhưng không thừa nhận trách nhiệm cá nhân của mình. Người này khai không biết việc VEAM bảo lãnh thanh toán và cho VETRANCO vay vốn.
Tuy nhiên, nhà chức trách xác định ông Trần Ngọc Hà khai báo chống đối, không thành khẩn, quanh co chối tội. Cơ quan điều tra đề nghị xử lý nghiêm khi lượng hình.
Quan hệ giữa công ty của vợ ông Nguyễn Đức Chung và Nhật Cường
Công ty Nhật Cường bị cáo buộc dùng hợp đồng kinh tế "khống" với Công ty Minh Hoa của vợ ông Nguyễn Đức Chung để hợp thức hoá hồ sơ dự thầu.
Đây là kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) trong vụ án đấu thầu sai phạm xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ra ngày 26/7.
Theo kết luận, ngày 27/1/2016, ông Nguyễn Tiến Học, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ký phê duyệt dự toán gói thầu số hoá tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn năm 2016 với số lượng hơn 13 triệu trang A4, dự toán kinh phí hơn 42 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư sau đó thông báo mời thầu.
Khi công tác đấu thầu đang diễn ra, Tổng giám đốc Nhật Cường Bùi Quang Huy gửi email đề xuất ông Chung chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư lùi ngày đóng thầu thêm 2 tuần để Huy giới thiệu một số công ty tham gia đấu thầu. Ông Chung sau đó gọi điện thoại cho ông Giám đốc Sở Nguyễn Văn Tứ, chỉ đạo dừng gói thầu số hoá năm 2016. Ông Tứ chỉ đạo thuộc cấp làm theo, ban hành hồ sơ mời thầu sửa đổi.
Huy tiếp tục gửi email cho ông Chung đề xuất dừng tất cả gói thầu số hoá trên địa bàn để giao cho Nhật Cường thực hiện. Cùng lúc này, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh Võ Việt Hùng biết Huy có mối quan hệ thân thiết với ông Chung nhưng Nhật Cường lại không có năng lực về số hoá nên đã mời hợp tác. Huy đồng ý.
Đến tháng 12/2016, Huy thay đổi tư cách dự thầu, đề xuất đơn vị tham gia đấu thầu là liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh. Trong đó, Nhật Cường đảm nhận 76% khối lượng giá trị gói thầu, Đông Kinh phụ trách 24% còn lại.
Công an khám xét Trung tâm bảo hành Nhật Cường, tháng 5/2019. Ảnh: Võ Hải.
Kết luận nêu, để hợp thức hoá việc nộp hồ sơ đấu thầu, Nhật Cường đã ký hợp đồng kinh tế "khống" với Công ty Minh Hoa (do vợ ông Chung làm giám đốc). Liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh sau đó sử dụng hợp đồng này để hợp thức hóa hồ sơ năng lực và dự gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016.
"Tài liệu thu thập tại Công ty Minh Hoa, Cục thuế Hà Nội và dữ liệu trích xuất từ phần mềm ERP của Công ty nhật cường thể hiện hồ sơ giữa công ty Minh Hoa và Công ty Nhật Cường có dấu hiệu là hợp đồng khống", nhà chức trách cáo buộc.
Bà Hoa không khai nhận hợp đồng này là khống. Bà khai mục đích ký để mua phần mềm quản lý doanh nghiệp cho công ty, không phải để giúp Huy hợp thức hồ sơ năng lực. Bà cũng không biết việc Nhật Cường tham gia đấu thầu và việc ký hợp đồng không liên quan ông Chung.
Theo cơ quan điều tra, do ông chủ Nhật Cường đang bỏ trốn, chưa ghi được lời khai nên chưa kết luận được ý thức chủ quan của bà Hoa trong việc ký hợp đồng để giúp Huy hợp thức hồ sơ năng lực, tham gia đấu thầu. Nhà chức trách cho biết chưa đủ căn cứ xem xét xử lý hình sự với vợ ông Chung.
Về quá trình triển khai gói thầu, sau khi liên danh Nhật Cường - Đông Kinh trúng gói thầu hơn 42 tỷ đồng, từ năm 2016 đến 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thanh toán hết cho Nhật Cường. Tuy nhiên sau khi nhận, Công ty Nhật Cường đã chuyển cho Công ty Đông Kinh 29 tỷ đồng theo hợp đồng "chuyển giao ngầm"
Tương tự với gói thầu số hóa năm 2017, sau khi nhận gần 17 tỷ đồng từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nhật Cường đã chuyển khoản hơn 10 tỷ cho Đông Kinh.
Kết luận xác định sau 2 hợp đồng, Công ty Nhật Cường đều "bán lại" cho Công ty Đông Kinh và hưởng lợi gần 20 tỷ đồng. Đông Kinh sau khi thực hiện hai gói thầu đã có lợi nhuận hơn 6,5 tỷ đồng.
Ba vụ án liên quan ông Nguyễn Đức Chung.
Tại cơ quan điều tra, ông Chung khai có quen Bùi Quang Huy từ năm 2005-2006 khi còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội. Tuy nhiên, cựu chủ tịch Hà Nội không thừa nhận có chỉ đạo đình chỉ thầu như cáo buộc.
Ông Chung khai chỉ đạo Nhật Cường vào làm thí điểm số hoá nhưng việc thí điểm không liên quan đến gói thầu, không tác động Sở Kế hoạch và Đầu tư sửa hồ sơ mời thầu. Sau khi bị khởi tố, ông Chung mới biết Công ty Minh Hoa của vợ mình và Nhật Cường thực hiện hợp đồng kinh tế.
Bị can Tứ thì cho rằng sau khi nhận được điện thoại chỉ đạo của ông Chung đã chỉ đạo cấp dưới dừng thầu bởi ông Tứ biết Nhật Cường là đối tác tin cậy, có quan hệ mật thiết với UBND thành phố. Ông Tứ còn nói với đơn vị trúng gói thầu 2015 thông cảm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và thôi không tham gia gói thầu năm 2016 nữa vì "chủ tịch UBND thành phố đã can thiệp rồi".
Ông Tứ cũng biết kết quả thí điểm số hoá của Nhật Cường không đạt yêu cầu nhưng vẫn chỉ đạo thuộc cấp tạo lợi thế cho liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh trúng thầu.
Các bị can Phạm Thị Thu Hường (Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư), Nguyễn Tiến Học (cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Phạm Thị Kim Tuyến (Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư) đều khai không biết mục đích dừng thầu của cấp trên là gì nhưng vẫn làm theo. Chỉ khi được lãnh đạo giao sửa đổi hồ sơ mời thầu, bà mới nhận thức được việc này là tạo lợi thế cho liên doanh Nhật Cường - Đông Kinh trúng thầu.
Bị can Võ Việt Hùng, Giám đốc Công ty Đông Kinh. Ảnh: Bộ Công an.
Để "bôi trơn" dự án, Lê Duy Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh, đã lập danh sách người cần tặng quà và số tiền để gửi email cho Huy. Theo phân chia, Huy sẽ trực tiếp tặng quà Giám đốc Sở còn Tuấn chịu trách nhiệm Phó giám đốc và những người liên quan.
Kết luận nêu, dịp tết năm 2017, Huy đến phòng làm việc bị can Tứ chúc Tết một chai rượu ngoại và 300 triệu đồng. Ông Tứ nhận thức đây là số tiền hưởng lợi bất chính nên đã phối hợp với gia đình nộp lại.
Cũng trong dịp này, Tuấn đến ơ quan chúc Tết bị can Học 100 triệu đồng, chúc Tuyến 30 triệu đồng. Tuấn còn mua tặng một robot hút bụi khoảng 10 triệu đồng nhân dịp bà Tuyến chuyển nhà mới, chúc tết bà Hường một chai rượu và tặng Sở Kế hoạch và Đầu tư 5 chậu hoa lan trị giá 25 triệu đồng. Trong số này, ông Học đã nộp lại 100 triệu đồng.
Với những cáo buộc trên cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, 54 tuổi, bị C03 đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 điều 281 Bộ luật Hình sự 1999. Các bị can Tứ, Học, Hường, Tuyến, Hùng, Tuấn bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự 2015.
Đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung cùng hàng loạt cựu cán bộ Hà Nội Nguyên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 26/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung,...