Cựu Tổng giám đốc PVN kháng cáo kêu oan
Ông Phùng Đình Thực cho rằng không chỉ đạo PVPower và PVC ký hợp đồng 33 trái quy định, song vẫn bị kết tội là oan.
Nguyên Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: TTXVN
Chiều 2.2, ông Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN), bị cáo trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND Hà Nội vì cho rằng bị oan.
Trước đó ngày 22.1, ông Thực bị tuyên chín năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 3, Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và phải bồi thường 7,5 tỷ đồng cho Nhà nước.
Trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và PVN, cùng hầu tòa với ông Thực có ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) và 19 bị cáo khác.
Trong tám trang giấy khổ A4 gửi tòa, ông Thực cho rằng không chỉ đạo PVPower và PVC ký hợp đồng số 33 sai quy định. Ông cũng phủ nhận cáo buộc tòa sơ thẩm xác định ông chỉ đạo, thúc ép ký hợp đồng này tại các biên bản giao ban của PVN.
“Tôi không chỉ đạo ấn định thời gian khởi công vì đã được Hội đồng thành viên xác định trước đó, và Phó tổng giám đốc phụ trách điện ấn định cụ thể là quý I/2011 tại văn bản số 11370 ngày 14.12.2010 kết luận cuộc họp ngày 10.12.2010″, đơn kháng cáo nêu.
Ông Thực cho rằng, việc Hội đồng xét xử sơ thẩm kết luận trước ngày 16.6.2011 ông có biết hợp đồng số 33 không có căn cứ pháp lý, không có hiệu lực thi hành, là không đúng với thực tế và hàm oan cho mình. Ông không được cấp dưới báo cáo về hợp đồng số 33 không có giá trị pháp lý.
Về việc PVN tạm ứng tiền cho PVC, ông khẳng định không ký vào các quyết định cấp vốn tạm ứng, phiếu chi tạm ứng cho Ban quản lý dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Video đang HOT
“Hội đồng xét xử sơ thẩm chưa cá thể hóa hành vi, trách nhiệm của từng bị cáo trong Ban tổng giám đốc PVN, dẫn đến chưa đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của tôi trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2″, ông trình bày trong kháng cáo.
Ông Thực cho rằng có nhiều chứng cứ mới, rõ nét chứng minh bản thân không có lợi ích nhóm, không tư lợi. Thời gian đương chức, ông không ưu ái cho cá nhân hoặc đơn vị nào thuộc tập đoàn. “Chính tôi trực tiếp ký quyết định miễn nhiệm lãnh đạo PVC ngay sau khi tổng công ty này có một năm kinh doanh thua lỗ”, ông Thực trình bày.
Với các lý do trên, ông Thực kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, song cũng thừa nhận có sơ suất trong việc kiểm tra, giám sát dự án không sát sao.
Cuối đơn, ông Thực còn trình bày hiện tuổi cao, cùng với việc gặt hái được nhiều thành tích với 70 công trình nghiên cứu khoa học, nhận hai giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ… nên mong muốn cấp phúc thẩm xem xét khách quan, tuyên một bản án đúng với hành vi.
Ngoài đơn của ông Thực, ông Nguyễn Ngọc Quý (cựu Phó chủ tịch HĐQT PVC), Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) cũng gửi kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Vì sao ông Phùng Đình Thực bị tuyên 9 năm tù vẫn rời tòa một mình?Nguồn: Người Đưa Tin
Theo bản án sơ thẩm (xét xử ngày 8-22.1), PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD.Dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày 18.6.2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.Ngày 11.10.2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28.4.2011 đến ngày 12.7.2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.Sau khi nhận tiền tạm ứng, PVC đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22.11.2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 119 tỷ đồng) bị xác định là thiệt hại…
Theo Việt Dũng (VNE)
Xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Tranh luận quanh va ly tiền 14 tỷ
Sáng nay (2.2), phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm về tội Tham ô tài sản tiếp tục với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát tiến hành đối đáp và các bị cáo tự bào chữa.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh. (Ảnh TTXVN)
Tự bào chữa lạc đề
Sau khi nghe đại diện Viện Kiểm sát đối đáp, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho các bị cáo tự bào chữa. Khi được gọi lên bục, bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã nói: "Bị cáo cũng không muốn nói nhưng vì Tòa cho phép nên bị cáo nói".
"Lập luận của Viện Kiểm sát không khác gì bản luận tội khiến cho việc bị cáo làm đúng thành sai", bị cáo Thanh nói.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng, việc Viện Kiểm sát lập luận bị cáo là người chỉ đạo bán cổ phần thấp để chia tiền là không có căn cứ.
"Với bản luận tội và đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát, bị cáo thấy rằng, Viện Kiểm sát coi thường mọi người, coi thường luật sư, coi thường các bị cáo, coi thường bố mẹ của bị cáo", bị cáo Thanh nói.
Trong quá trình tự bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có lúc đi "lạc đề" nên đã bị HĐXX nhắc nhở.
Quay trở lại với nội dung vụ án, Trịnh Xuân Thanh khăng khăng cho rằng mình không có tội.
"Qua những gì vừa nói, bị cáo khẳng định mình vô tội, không có chút tội gì trong bản án này. Bằng chứng là cả Cơ quan cảnh sát điều tra lúc trước, rồi Viện Kiểm sát bây giờ, có những người đang công tác chưa một ai nói việc bị cáo làm là vi phạm pháp luật trong vụ án này. Sau 7 năm lại đưa bị cáo ra xét xử, kết luận bị cáo chỉ đạo rồi đề nghị án chung thân", bị cáo Trịnh Xuân Thanh phân trần.
Mâu thuẫn trong việc Trịnh Xuân Thanh nhận và trả 14 tỷ đồng
Trước đó vào đầu giờ sáng, đại diện Viện Kiểm sát trong phần đối đáp đã khẳng định: Căn cứ kết quả xét hỏi tại phiên tòa, Trịnh Xuân Thanh có vai trò chỉ đạo, quyết định chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá thực tế, tạo ra chênh lệch giá, nhằm chiếm đoạt số tiền trị giá 87 tỷ đồng.
Thực tế, các bị cáo đã chiếm được, chia nhau số tiền 49 tỷ đồng, trong đó, bị cáo Thanh được chia 14 tỷ đồng.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, căn cứ vào các quy chế của Tổng công ty PVC, HĐQT, các lời khai tại phiên tòa thì việc chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần tại PVPLand phải báo cáo Trịnh Xuân Thanh và bị cáo Thanh là người quyết định.
Về việc Trịnh Xuân Thanh nhận số tiền 14 tỷ đồng, theo đại diện Viện Kiểm sát, tại cơ quan điều tra, phiên tòa, lời khai của các bị cáo Thái Kiều Hương, Đinh Mạnh Thắng và người làm chứng đã khai nhận việc chuyển tiền cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng khai nhận có nhận được một vali tiền từ lái xe của bị cáo Thắng chuyển cho lái xe của bị cáo Thanh nhưng khi mở ra không kiểm đếm mà đã gọi điện cho bị cáo Thắng.
"Từ các cơ sở nêu trên, có đủ cơ sở xác định Trịnh Xuân Thanh là người đã chỉ đạo, quyết định việc chuyển nhượng 12 triệu cổ phần của PVPLand với giá tương đương 34 triệu đồng/m2 thấp hơn giá hợp đồng là 52 triệu đồng và chiếm đoạt 14 tỷ đồng", đại diện Viện Kiểm sát cho biết.
Về nội dung, các luật sư cho rằng, có mâu thuẫn trong việc Trịnh Xuân Thanh nhận và trả lại 14 tỷ đồng, số tiền này không thể cho hết vào vali kéo, đồng thời, đề nghị HĐXX cho thực nghiệm lại tại phiên tòa. Viện Kiểm sát cho rằng, căn cứ vào lời khai của bị cáo Thái Kiều Hương trong quá trình điều tra, tại phiên tòa phù hợp với lời khai của người làm chứng và các bị cáo Đinh Mạnh Thắng cũng như chính bị cáo Trịnh Xuân Thanh về việc ngày 7.4.2010, bị cáo Thanh đã nhận và chuyển vali tiền vào trong nhà.
Sau khi cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bị cáo Thái Kiều Hương đã yêu cầu bị cáo Thắng trả lại tiền và bị cáo Thắng đã điện cho bị cáo Thanh về việc bị cáo Hương yêu cầu trả lại 19 tỷ đồng.
Bị cáo Thắng sau đó đã đến văn phòng của bị cáo Thanh nhận lại vali tiền và chuyển cho bị cáo Thái Kiều Hương.
"Theo lời khai của bị cáo Đinh Mạnh Thắng, sau khi bị cáo Thanh trả lại tiền có nói với Thắng bảo Hương giữ bí mật về việc đã chuyển tiền cho Thắng, Thanh, coi như là tiền mới chỉ dừng đến Hương chứ chưa đến Thắng, Thanh...", đại diện Viện Kiểm sát nói.
Theo Danviet
Xét xử vụ Đinh Mạnh Thắng: Hành trình chiếc vali chứa 14 tỉ đồng đưa cho Trịnh Xuân Thanh Tại toà, ông Đinh Mạnh Thắng khai đã đưa cho Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng được chứa trong vali. Trịnh Xuân Thanh nói: "khi bị cáo hỏi lái xe thì biết anh Thắng có đưa vali tiền và đòi trả lại anh Thắng". Chuyển 14 tỉ đồng qua lái xe của Trịnh Xuân Thanh Chiều nay, phiên toà xét xử Trịnh Xuân...