Cựu Tổng giám đốc IMF kiện báo chí
Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF Dominique Strauss-Kahn, người từng dính vụ bê bối ầm ĩ liên quan đến việc tấn công tình dục cô hầu phòng ở New York, đang khởi kiện một số tờ báo, tạp chí hàng đầu của Pháp và cố vấn cao cấp của Tổng thống Pháp vì thông tin ông dính tới một đường dây gái gọi ở thành phố Lille.
Ông Strauss-Kahn tiêu tan sự nghiệp vì liên quan đến những bê bối
Những tờ báo bị kiện là tờ Nhật báo Le Figaro cùng 4 tờ tạp chí L’Express, Nouvel Observateur, Paris Match và VSD. Vợ chồng ông Strauss-Kahn cho rằng, họ không chấp nhận việc quyền riêng tư của họ bị báo chí khai thác vì mục đích thương mại thuần túy. Ngoài ra, ông Strauss-Kahn cũng kiện ông Henri Guaino, cố vấn cao cấp của Tổng thống Nicolas Sarkozy. Luật sư của ông Kahn, nói rằng ông Henri Guaino đã có những lời bình luận về ông Strauss-Kahn và vụ Lille trên đài truyền hình mới đây.
Trong khi cuộc điều tra về vụ Lille đang được tiến hành, truyền thông Pháp trong những tuần gần đây đã đăng tải rộng rãi những thông tin cho rằng, ông Strauss- Kahn là một trong số những nhân vật bị bắt giữ hoặc bị thẩm vấn liên quan đến đường dây gái gọi tại hai khách sạn lớn trong thành phố. Ông Strauss-Kahn đã khẳng định trên truyền hình rằng có một cuộc “gặp gỡ không thích hợp” nhưng phủ nhận rằng đã sử dụng quyền lực trong việc này.
Theo ANTD
Strauss-Kahn đối chất với văn sĩ Pháp
Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn hôm nay có cuộc đối chất kéo dài hai giờ với nữ văn sĩ Pháp cáo buộc ông có mưu toan cưỡng hiếp cô hồi năm 2003.
Văn sĩ Banon và cựu giám đốc IMF Strauss-Kahn. Ảnh: AFP.
Cuộc gặp mặt giữa Strauss-Kahn, 62 tuổi, và cô Tristane Banon, 32 tuổi, diễn ra tại một đồn cảnh sát ở thủ đô Paris, Pháp, AFP đưa tin. Ngoài sự hiện diện của cảnh sát, các luật sư không tham gia cuộc đối chất này.
Henri Leclerc, một trong số các luật sư của Strauss-Kahn, cho hay hai nhân vật chính vẫn giữ nguyên quan điểm về điều gì đã thực sự xảy ra 8 năm trước. Khi được hỏi liệu thân chủ của mình có đưa ra lời xin lỗi nào không, ông Leclerc nói: "Ông ấy chẳng làm gì để phải xin lỗi cả". Trong khi đó, Banon, người xuất hiện trong một chương trình truyền hình vào giờ vàng của Pháp tối hôm nay, từ chối bình luận về cuộc đối chất.
Cảnh sát hiện điều tra cáo buộc của Banon về việc ông Strauss-Kahn có ý đồ khóa chặt cô trong một căn hộ ở Paris hồi năm 2003 và tấn công cô. Cảnh sát đã lần lượt thẩm vấn khoảng 20 nhân chứng trong vụ việc này, bao gồm cả lãnh đạo đảng Xã hội kiêm ứng cử viên tổng thống, Francois Hollande. Sau khi có kết quả điều tra, các công tố viên sẽ quyết định có truy cứu cựu tổng giám đốc IMF. Theo luật của Pháp, các cuộc đối chất như thế này là rất phổ biến khi hai bên đối ngược trong một vụ việc có những quan điểm riêng khác nhau về các sự kiện liên quan.
Cuộc gặp giữa Strauss-Kahn và Banon có thể giúp ích nhiều cho quá trình điều tra. Công tố viên có thể nhờ đó mà quyết định đây có phải là một vụ việc nên đưa ra xét xử hay không, hoặc các hành vi gây án nếu có đã xảy ra quá lâu hay chưa. Lời buộc tội của Banon thiên về một mưu toan cưỡng hiếp hơn là một vụ tấn công tình dục hoặc quấy rối tình dục. Nếu công tố viên quyết định đánh giá thấp lời cáo buộc, Strauss-Kahn sẽ được bảo vệ bởi một pháp quy về thời hiệu với những tội danh nhẹ hơn.
Banon lần đầu đưa ra cáo buộc công khai trên truyền hình vào năm 2007, nhưng chỉ chính thức thưa kiện sau vụ một nữ hầu phòng ở New York buộc tội ông Strauss-Kahn tấn công tình dục hồi tháng 5. Vụ việc này bị hủy hỏ tháng trước sau khi các công tố viên nghi ngờ tư cách của người buộc tội, cô hầu phòng gốc Guinea Nafissatou Diallo, người vẫn đang tìm kiếm "công lý" tại một tòa án dân sự ở Mỹ.
Banon buộc tội nguyên ứng cử viên tổng thống Pháp đã lao vào cô "như một con tinh tinh", sau khi lừa được cô vào một căn hộ không có đồ đạc ở Paris, với lý do cho phép cô phỏng vấn ông để viết một cuốn sách. Strauss-Kahn thừa nhận đã có hành vi "tiếp cận" Banon, nhưng bác bỏ việc sử dụng bất cứ tác động bạo lực nào, đồng thời dọa kiện nữ văn sĩ tội vu khống. Đáp lại phản ứng này, Banon cho hay cô sẽ tiến hành kiện ra tòa dân sự nếu vụ kiện ở tòa hình sự không mang lại kết quả.
Vụ kiện của Banon tiếp tục khiến Strauss-Kahn đau đầu sau thời gian dài đối mặt với vụ kiện ở New York. Cựu tổng giám đốc IMF mới đây tuyên bố muốn được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, nhằm tránh những rắc rối có thể phát sinh khi cô hầu phòng Diallo vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện tại tòa dân sự.
Theo VNExpress
Nữ nhà văn Pháp muốn mặt đối mặt với "cựu trùm" IMF Tristane Banon, nữ nhà văn Pháp cáo buộc ông Dominique Strauss-Kahn quấy rối tình dục, vừa khẳng định, cô muốn được trực tiếp mặt đối mặt với "cựu trùm" IMF. "Cảnh sát hỏi liệu tôi có đồng ý một cuộc chạm trán. Tôi nói, tất nhiên tôi chấp nhận", Banon tuyên bố. "Tôi muốn ông ta đứng trước mặt tôi, nhìn thẳng vào...