Cựu tổng giám đốc gang thép Thái Nguyên xin giảm tiền bồi thường
Sáng 9/11, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án sai phạm ở dự án Gang thép Thái Nguyên.
Phiên toà do thẩm phán Mai Anh Tài làm chủ toạ, dự kiến diễn ra trong nhiều ngày. Phiên toà có ít nhất 16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Phiên toà phúc thẩm mở theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và miễn, giảm mức bồi thường thiệt hại của ông Trần Trọng Mừng và 12 bị cáo, chủ yếu là cựu lãnh đạo của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Trong phiên toà sơ thẩm cuối tháng 4, các bị cáo này bị phạt từ 18 đến 8 năm tù, thuộc 2 nhóm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu tổng giám đốc Nhà máy Gang thép Thái Nguyên Trần Trọng Mừng tại phiên toà sơ thẩm tháng 4/2021. Ảnh: Nam Anh
Phiên tòa triệu tập TISCO với tư cách nguyên đơn dân sự và VNS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; đồng thời, yêu cầu triệu tập đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính và đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Video đang HOT
Bản án sơ thẩm xác định, dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được Chính phủ phê duyệt năm 2005, tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. VNS là cấp phê duyệt dự án.
Biết rõ nhà thầu, Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng; chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực.
Hậu quả, dự án quá thời hạn gần 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, gây thất thoát hơn 830 tỷ đồng.
Đây là đại án đầu tiên được xét xử trong số 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm trong năm 2021. Bốn đại án còn lại gồm vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); vi phạm quy định xây dựng tại Dự áncao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 1) và sai phạm xảy ra tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và đơn vị liên quan.
Một cựu tử tù phát đơn kiện đòi nhiều tài sản ở TPHCM, Vũng Tàu
Cựu tử tù Liên Khui Thìn khởi kiện lại 50% cổ phần công ty từng góp vốn 25 năm trước gồm nhiều tài sản và nhà đất tại TPHCM, Vũng Tàu và được tòa cấp sơ thẩm chấp nhận.
Theo dự kiến, ngày 15/11, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp quyền sở hữu vốn góp trong công ty giữa nguyên đơn là ông Liên Khui Thìn và bị đơn là ông Phạm Minh Đạo, Phạm Nguyễn Minh Đức.
Theo hồ sơ vụ án, năm 1996, ông Thìn và bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cùng thành lập công ty TNHH sản xuất thương mại Tây Sơn với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, mỗi người góp 50% vốn.
Sau đó, ông Thìn bị bắt trong đại án Epco - Minh Phụng và bị tuyên án tử hình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, do đã cấu kết với một số người chiếm đoạt tiền Nhà nước thông qua các hợp đồng vay ngân hàng.
Tiếp đó, ông Thìn được Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm từ án tử hình xuống tù chung thân. Hơn 10 năm cải tạo tốt, ông này tiếp tục được giảm án rồi được đặc xá năm 2009.
Sau khi ra tù, ông Thìn cho rằng, trong thời gian mình chấp hành án, bà Mai đã chuyển toàn bộ vốn và tài sản của công ty Tây Sơn cho ông Phạm Minh Đạo, Phạm Nguyễn Minh Đức (chồng và con bà Mai) và ông Đỗ Thế Minh (em bà Mai) mà không hỏi ý kiến của mình. Ông nhiều lần liên hệ bà Mai và người thân của bà để giải quyết nhưng họ không hợp tác.
Ông Liên Khui Thìn được tòa cấp sơ thẩm chấp nhận đơn kiện (ảnh: M.K).
Tháng 9/2018, ông Thìn khởi kiện chồng con bà Mai ra TAND TPHCM, yêu cầu tuyên hủy giao dịch gian dối, phục hồi quyền sở hữu 50% tài sản và vốn góp của mình trong công ty Tây Sơn.
Ngoài ra, ông Thìn cũng đề nghị tòa tuyên vô hiệu các giao dịch chuyển nhượng vốn góp giữa những người này, hủy các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ lần một đến lần 8 của công ty này.
Trong đơn kiện, ông Thìn cho biết, vốn điều lệ lúc đăng ký kinh doanh của công ty Tây Sơn là 3 tỷ đồng. Tài sản của công ty bao gồm nhiều bất động sản có giá trị tại trung tâm TPHCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại tòa, phía bị đơn không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Họ cho rằng toàn bộ giao dịch chuyển nhượng vốn của công ty Tây Sơn cho bị đơn là hợp pháp do ông Thìn không còn là thành viên của công ty.
Căn cứ phía bị đơn đưa ra là theo công văn ngày 22/8/2000 của TAND TPHCM trả lời về phần hùn vốn của ông Thìn. Cụ thể, công văn này giải thích: "Liên Khui Thìn tuy có góp vốn điều lệ trong công ty TNHH Tây Sơn là 1,5 tỷ đồng, nhưng sau đó lại lấy tài sản của chính công ty Tây sơn để thế chấp nơi khác thì coi như không còn vốn điều lệ trong công ty nữa. Các thành viên còn lại có thể đăng ký theo Luật Doanh nghiệp để ổn định hoạt động".
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Thìn, tuyên bố các giao dịch chuyển nhượng góp vốn giữa bà Mai với ông Đức, ông Đạo là vô hiệu. Tòa cũng tuyên hủy các giấy thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty Tây Sơn.
Theo HĐXX, việc bà Mai chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty cho ông Minh (người chưa phải là thành viên công ty) trước khi thay đổi đăng ký kinh doanh, giảm vốn điều lệ, cũng như thay đổi, xóa tên thành viên mà chưa có ý kiến của ông Thìn, không có quyết định của Hội đồng thành viên là vi phạm Luật Doanh nghiệp, xâm phạm quyền lợi của ông Thìn.
Tương tự, các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Minh, bà Mai cho chồng con bà này và thay đổi thành viên công ty đều vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, tòa bác quan điểm, ông Thìn không còn là thành viên công ty bởi công văn bị đơn trình bày không phải là bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa.
Không đồng ý với phán quyết này, phía bị đơn và những người liên quan kháng cáo toàn bộ bản án.
Một bị cáo trong đại án Nhật Cường chết trước ngày xét xử Hai tuần trước khi phiên xử diễn ra, bị cáo Mai Tiến Dũng, một trong 15 người liên quan đại án Nhật Cường, đã chết do trọng bệnh. Sáng 5/5, TAND Hà Nội mở phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường do...