Cựu tiền vệ Nguyễn Rodgers: Gã trai vắt sữa bò & cú đào tẩu ‘nổi sóng’ B.Bình Dương
Câu chuyện về Nguyễn Rogers (tên thật là Rodgers Omusulah Nandwa) từng được ví như “cổ tích” về anh chàng vắt sữa bò chơi bóng ở Việt Nam. Vậy đó là sự thật hay chỉ là câu chuyện được thêu dệt?
“Tôi sinh ra ở Kenya và bây giờ, tên tôi là Nguyễn Rogers”
Tháng 5/2011, trong một bài viết, tờ Michezo Afrika của Kenya chạy tít: “Nandwa switches Kenyan Nationality In favor of Việt Nam” (tạm dịch: Nandwad chuyển đổi quốc tịch Kenya nhờ đặc ân của Việt Nam). Tờ báo này cũng khẳng định Rodgers đã chia tay tên thường gọi Luhya để lấy tên tiếng Việt là Nguyễn Rodgers.
Rodgers cho biết, anh sinh ra trong một trang trại ở Kitale thuộc quận Trans Nzoia (tỉnh Rift Valley, Kenya). Như bao chàng trai lớn lên ở vùng quê, Rodgers phải sớm làm quen với công việc của một nông dân. Một ngày đẹp trời, giữa đám thiếu niên trần như nhộng quần nhau với quả bóng, Rodgers được “nhặt” ra để chơi cho trường trung học Kitale vì anh có những cú sút như sấm sét.
Sau đó Rodgers gia nhập Trung tâm bóng đá ở hạt Trans Nzoia, rồi đội bóng này ra mắt vào năm 2000. Với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, chỉ được vài năm Rodgers tìm cơ hội đổi đời khi đến Uganda. Và năm 2005, theo tiếng gọi của những tay “cò”, Rodgers quyết định tới Việt Nam. Khi ấy, hành trang của anh chỉ là chiếc ba lô và đôi giày cũ sờn.
“Tôi đã rời quê hương Kenya để tìm kiếm cơ hội tại Uganda, trước khi chuyển đến Việt Nam. Tôi rất ít về nhà nên không nhiều người biết đến. Tôi cảm thấy có thể chơi cho ĐTQG Việt Nam dù biết rằng, điều đó là rất khó. Mọi thứ ở đây thật sự tuyệt vời, nhưng Kenya vẫn là nguồn cội của tôi”, Rodgers trả lời phỏng vấn.
Nguyễn Rogers (trái) trong màu áo Thanh Hóa đối đầu với Navibank Sài Gòn Ảnh: MINH TUẤN
Chuyện cổ tích là có thật
Video đang HOT
Ở Kenya, điền kinh mới là môn “ thể thao vua” chứ không phải bóng đá. Để thoát khỏi cái nghèo, cái đói, rất nhiều cậu bé sinh ra ở quốc gia miền Đông châu Phi này chọn điền kinh. Cho nên nơi đây sản sinh ra rất nhiều huyền thoại điền kinh như Catherine Ndereba, David Rudisha hay Kenya Eliud Kipchoge… Bóng đá Kenya cũng đã xuất hiện những ngôi sao. Chẳng hạn như Victor Wanyama từng khoác áo Southampton hay Tottenham tại Premier League…
Rodgers hay Alan Wanga, Duncan Ochieng, James Omondi, Eric Harrison Muranda…, những cầu thủ từng đầu quân cho các đội bóng Việt Nam chỉ có một giấc mơ, đấy là đi thật xa để kiếm tiền và cả chạy trốn khỏi Kenya, đất nước khiến người ta ám ảnh bởi nạn đói hay đại dịch HIV/AIDS. Như đã biết, đến Việt Nam, Rodgers chẳng có gì ngoài sức khỏe và những cú sút sấm sét. Lần đầu gặp Rodgers, HLV Trần Văn Phúc của Thanh Hóa đã lắc đầu ngán ngẩm: “Nó chỉ biết chạy nhiều và sút bừa, đá bóng làm sao được”.
Nhưng rồi, nhà cầm quân này đã thấy được sự chất phác, cần cù và cầu thị ở Rodgers nên giữ anh lại để rèn giũa tư duy chơi bóng. Rodgers chính là cầu thủ góp công lớn đưa Thanh Hóa thăng hạng mùa 2005. Sau những cống hiến, Rodgers được tưởng thưởng bằng việc nhận mức lương 15.000 USD/tháng. Với anh chàng nông dân này, nó còn hơn cả giấc mơ kể từ ngày rời Kenya.
Cuộc đào tẩu “nổi sóng” B.Bình Dương
Rodgers Nandwa được Thanh Hóa nhập tịch thành công và đổi tên thành Nguyễn Rogers. Như lời hứa, anh nguyện một đời cống hiến cho đội bóng xứ Thanh. Nhưng bóng đá vốn không giống cuộc đời, ở đó không tồn tại thứ gọi là tình cảm. Sau những năm tháng cày ải liên tiếp, mùa giải 2012, Nguyễn Rodgers gặp 2 ca chấn thương đứt dây chằng. Đến lúc này, anh phải rời Thanh Hóa trong nước mắt.
Mất 1 năm, Nguyễn Rodgers mới có thể trở lại sân cỏ. B.Bình Dương đã lao vào cuộc chiến đúng nghĩa để giành chữ ký của anh. Mọi thứ gần như xong xuôi. Nhưng đến phút cuối, Nguyễn Rodgers bất ngờ khăn gói rời đại bản doanh B.BD trong trạng thái hoảng loạn. Sau đó, rất nhiều tin nhắn từ sim rác gửi đến các thành viên đội bóng “tố” ông Trưởng đoàn B.Bình Dương khi ấy đòi số tiền “bôi trơn” với giá cắt cổ. Cụ thể, Nguyễn Rodgers được nhận 30.000 USD tiền lót tay, nhưng anh phải “lại quả” đến 20.000 USD.
Nguyễn Rodgers chạy trốn khỏi B.Bình Dương rồi đầu quân cho Đồng Nai, nhưng anh cũng kịp để lại rất nhiều sự ầm ĩ ở đất Thủ. Vài năm sau đó, Nguyễn Rodgers có dịp trở lại Bình Dương, nhưng đấy là lúc anh đã bên kia sườn dốc sự nghiệp. Còn hiện tại, chẳng ai biết anh chàng vắt bò sữa được thêu dệt ngày nào ở đâu và làm gì?!
Đội bóng đất Thủ “ủ mưu” bất thành
Năm 2013, nếu có được chữ ký của Nguyễn Rogers (ảnh), B.Bình Dương sẽ có 8 cầu thủ gốc ngoại trong đội hình. Vào phút chót, Nguyễn Rodgers đã gia nhập Đồng Nai khiến tham vọng bay cao bằng “8 Tây” của đội bóng đất Thủ không thành. Tuy nhiên, một vài trận đấu, B.BD vẫn xếp đủ cầu thủ gốc ngoại đá chính ngay từ đầu. Chẳng hạn ở cuộc so giày với Xuân Thành Sài Gòn trên sân Thống Nhất vào tháng 3/2013, B.BD đã bố trí 4 cầu thủ nhập tịch là Phan Văn Santos, Nguyễn Trung Sơn, Nguyễn Hoàng Helio và Huỳnh Kesley cùng 3 cầu thủ ngoại là Aneikan, Sunday và Vincent ra sân ngay từ đầu. Bởi vậy, B.BD đã phải nhận rất nhiều lời đàm tiếu cùng màn “ném đá” từ dư luận.
VÀI NÉT VỀ NGUYỄN RODGERS
Tên thật: Rodgers Omusulah Nandwa
Sinh năm: 1981; tại: Kenya
Cao: 1m87; nặng: 80kg
CÁC CLB ĐÃ QUA
1997-2000: Kitale
2000-2003: Nzoia Sugar
2004-2012: Thanh Hóa
2013-2014: Đồng Nai
2015: Cần Thơ
2016: B.Bình Dương
Đức Nguyễn
Xoay xở tập luyện chờ V-League
Từ ngày 28-3, mọi đội bóng ở V-League và Hạng nhất đều đã ngưng tập luyện theo lệnh cấm tập trung trên 20 người của Thủ tướng Chính phủ
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ ngày 28-3, tạm dừng tất cả sự kiện tập trung trên 20 người. Quy định này ảnh hưởng lập tức với bóng đá Việt Nam khi mỗi đội bóng ở V-League và Giải Hạng nhất thường xuyên quy tụ từ 30-50 người trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Một buổi tập hạn chế số lượng người của các cầu thủ HAGL ảnh: Minh Trần
Sau khi nhận được chỉ đạo, ngay tối 27-3, các đội bóng như Sài Gòn FC, CLB Hà Nội, HAGL, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh... đã linh động xả trại. Tùy thuộc vào điều kiện ăn ở, tập luyện ở mỗi nơi, lãnh đạo các đội bóng sắp xếp để các cầu thủ không rời khỏi nơi đóng quân, luân phiên tập duy trì thể lực bằng phương pháp dạy online hoặc chia nhỏ nhóm tập luyện, dưới sự giám sát chặt chẽ của ban huấn luyện. Đơn cử như CLB HAGL, do ở chung trung tâm TDTT Hàm Rồng với đội bóng Công an Nhân dân, vốn cũng là những cầu thủ thuộc biên chế HAGL được bầu Đức tăng cường sang, nên việc duy trì tập luyện khá dễ dàng.
Theo Giám đốc điều hành CLB HAGL Nguyễn Tấn Anh, việc thực hiện cách ly, đội bóng đã làm từ sau khi toàn đội trở về từ Hà Nội hôm 15-3: "Sau khi trở về, các cầu thủ được yêu cầu hạn chế ra khỏi CLB nếu không được sự đồng ý từ ban huấn luyện. Việc kiểm tra y tế luôn được thực hiện hằng ngày. Trung tâm TDTT Hàm Rồng đã tạm thời đóng cửa. Nhân viên, công nhân cũng như mọi thành viên đội bóng và học viên mỗi khi ra vào đều phải qua chốt chặn, kiểm soát y tế ngay từ cổng, vì thế trong 2 tuần qua, mọi chuyện đều ổn. Hôm 27-3, hai đội HAGL và Công an Nhân dân cũng tranh thủ đá giao hữu trước khi ngừng toàn bộ việc tập luyện đông người".
Với đội Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, HLV Phạm Minh Đức cho biết: "Hiện cầu thủ đang cấm trại tại khách sạn nơi đội đóng quân. Do khách sạn chúng tôi ở thời gian qua đã không nhận khách lưu trú nên khá an toàn. Chúng tôi không cho các cầu thủ về địa phương vì như vậy sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh, tất cả đều ở tại chỗ và chia nhóm duy trì tập luyện".
Theo HLV Nguyễn Thanh Sơn, B.Bình Dương tuy đóng quân ở TP mới Bình Dương nhưng nhờ ở khu vực riêng biệt nên an tâm hơn. "Chúng tôi tập trung ở một khu riêng biệt nên những ngày qua đã tiến hành cấm trại, điều này chẳng khác gì tự cách ly. Nay thực hiện lệnh không tập trung đông người, có lẽ việc tập luyện của đội sẽ không tiến hành, thay vào đó các cầu thủ có khả năng sẽ chia thành nhóm nhỏ rèn thể lực để duy trì phong độ. Bên cạnh đó, đội ngũ y tế vẫn luôn túc trực để kiểm tra sức khỏe của các cầu thủ" - ông Sơn nói.
Việc tạm dừng tập luyện sẽ diễn ra trong 2 tuần theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, CLB TP HCM và Than Quảng Ninh đã cho quân nghỉ dài hạn sau khi kết thúc vòng đấu thứ 2 của V-League và sẽ tiếp tục nghỉ cho đến giữa tháng 4.
Anh Dũng
HAGL không bỏ phiếu, Hà Nội FC đổi ý cùng 5 đội muốn đá V-League ở miền Bắc 6 CLB, trong đó khá bất ngờ khi có cả Hà Nội FC, đã đồng ý với VPF về kế hoạch đá tập trung ở miền Bắc, trong khi đó, HAGL không họp nên cũng không bỏ phiếu Trong cuộc họp trực tuyến do VFF và VPF tổ chức để tìm giải pháp thi đấu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức...