Cựu Thủ tướng xinh đẹp Thái Lan ở nhà lá, trồng nấm
Cựu Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra hôm qua đăng tải nhiều hình ảnh lên Facebook với cảnh bà ở trong căn nhà lá nơi bà đang say mê trồng và thu hoạch nấm.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vui vẻ với sản phẩm thu hoạch được. (Ảnh: thaivisa)
Trong bức hình, bà mặc áo phông với dòng chữ Thái dịch ra là “cuộc sống bình thường”. Bà nói yêu cuộc sống tự do khi bà có thể tự trồng rau. “Sống một cuộc sống của một người bình thường quả là dễ chịu. Hạnh phúc không phải là những gì xa xôi”, bà Yingluck viết.
Trước đó, tờ Bangkok Post đưa tin, bà Yingluck Shinawatra khẳng định hiện tại chỉ tập trung vào việc chăm sóc con trai thay vì hoạt động chính trị. “Tôi đặt mọi năng lượng vào việc chăm con trai Nong Pipe (Supasek Amornchat), trồng nấm, đọc sách và viết. Đó là tất cả”.
Bà Yingluck Shinawatra cùng con trai thích thú với món pizza nấm. (Ảnh:nationmultimedia)
Video đang HOT
Bà Yingluck buộc phải rời ghế Thủ tướng Thái Lan cách đây 1 năm, sau khi tòa án hiến pháp tuyên bố bà lạm dụng quyền lực. Vài tuần sau, quân đội tiến hành đảo chính để trục xuất nốt các bộ trưởng còn lại trong chính phủ của bà.
Thế giới cũng có nhiều chính khách khi rời vị trí lãnh đạo đã “đoạn tuyệt” với chính trường. Ví như cựu Phó Thủ tướng TQ Ngô Nghi.
Bà Ngô được mời vào vị trí Chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại quốc tế TQ sau khi nghỉ hưu, nhưng bà đã rất khảng khái trả lời: “Tôi nghỉ hưu và mong muốn sau đó sẽ không nắm giữ bất kỳ vị trí trong các tổ chức chính thức hay bán chính thức hoặc tổ chức phi chính phủ.Tôi hy vọng rằng, mọi người sẽ hoàn toàn quên tôi”.
Hiện bà sống cùng cháu gái trong một căn hộ gần Tử Cấm Thành. Ngô Nghi yêu thích văn thơ Nga và thích thú câu cá.
Hay Tổng thống Mỹ George W. Bush. Sau khi rời khỏi Nhà Trắng, ông đã sống một cuộc đời “im ắng”, không mấy khi xuất hiện ồn ào. Mãn nhiệm năm 2009, Bush là một chính trị gia mà mọi người ở nước Mỹ đều muốn “ghét”. Tỷ lệ ủng hộ ông chỉ đạt 33% – mức thấp nhất so với bất kỳ tổng thống nào kể từ Richard Nixon.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài ông “ở ẩn”, người Mỹ dường như đã sớm “tha thứ” cho vị cựu Tổng thống và “quên đi” các vấn đề của họ với ông.
Và cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trở về California sau khi Tổng thống Mỹ Bush rời nhiệm sở tháng 1/2009. Giờ đây, bà đảm nhận dạy môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và là hội viên cấp cao về chính sách công tại Học viện Hoover của Stanford.
Sau hai nhiệm kỳ phục vụ trong chính quyền Bush – nhiệm kỳ đầu là cố vấn an ninh quốc gia và sau là Ngoại trưởng – bà đã trở về chính nơi từng bắt đầu công tác giảng dạy năm 1981 và có 6 năm ở cương vị hiệu trưởng.
Ở phương Đông, nếu một chính khách cấp cao thành thực tuyên bố rút lui, thì đã đủ để mọi người tán dương ca tụng, nhưng hiếm có hiện tượng quan chức hoàn toàn rũ bỏ mọi quyền lực hay ảnh hưởng khi đã rời chính trường. Ở phương Tây, quan chức nghỉ hưu cũng vẫn có những ràng buộc với hệ thống chính trị. Dù làm kinh doanh, thuyết giảng hay dẫn đầu một tổ chức nào đó, họ vẫn sử dụng những giá trị của mình để duy trì quyền lực trong một mức độ nào đó.
Theo Thái An (tổng hợp)
Vietnamnet
Thái Lan xét xử cựu Thủ tướng Yingluck
Hôm nay 19/5, phiên toà xét xử nữ cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra với tội danh vô trách nhiệm sẽ diễn ra tại thủ đô Bangkok.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Ảnh: Getty)
Tháng 1/2015, bà Yingluck bị cơ quan lập pháp do quân đội bầu ra cáo buộc tội sao lãng trong kế hoạch trợ cấp lúa gạo. Bà cũng bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm tới.
Chương trình trợ giá lúa gạo của Thái Lan dưới thời bà Yingluck đã thu mua lúa gạo của nông dân cao gấp đôi giá trị trường, gây thiệt hại hàng tỷ USD của chính phủ. Nông dân ở các vùng nông thôn chính là lực lượng ủng hộ chính của nhà Sinawatra.
Nếu bị kết án, bà Yingluck có thể sẽ phải lĩnh án tới 10 năm tù. Tuần trước, bà Yingluck đã tuyên bố sẵn sàng tự biện hộ cho bản thân tại phiên tòa, báo The Nation của Thái Lan đưa tin.
Bà Yingluck đã lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc nhằm vào bà, và cho đó là âm mưu chính trị. Bà khẳng định không liên quan đến các hoạt động thường ngày trong kế hoạch thu mua lúa gạo và khẳng định luôn coi đây là một nỗ lực nhằm trợ giúp người nghèo khó ở nông thôn.
Tòa án Hiến pháp của Thái Lan đã buộc bà Yingluck phải từ chức hồi đầu tháng 5/2014 với cáo buộc bà lạm dụng quyền lực. Vài tuần sau đó, quân đội tiếp quản nhà nước, kéo theo nhiều tháng biểu tình đường phố của quần chúng nước này.
Paul Chambers, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Chiang Mai (Thái Lan), nhận định việc đưa ra xét xử bà Yingluck là động thái mới nhất của chính quyền quân sự Thái Lan nhằm loại bỏ vĩnh viễn gia tộc Shinawatra ra khỏi đời sống chính trị của quốc gia này.
Nghi Phương
Theo Dantri/ BBC
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ra tòa Cựu Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra ra hầu tòa ngày 19.5 với cáo buộc thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo, gây thất thoát hàng tỉ USD. Bà Yingluck có thể đối mặt với mức án 10 năm tù nếu bị kết tội. Bà Yingluck Shinawatra tự tin khi đến phiên tòa sáng 19.5 - Ảnh: Reuters Sáng 19.5...