Cựu Thủ tướng Úc giải thích lý do cấm Huawei, ZTE
Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mới đây trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ CNBC về quyết định cấm hẳn Huawei Technologies và ZTE tham gia xây dựng thế hệ mạng di động kế tiếp 5G.
Ông Malcolm Turnbull – Ảnh: Reuters
Theo ông Turnbull, chính phủ Úc từng cố gắng hết sức để hàng Huawei và ZTE sử dụng được trong 5G, song họ vẫn không thể giảm thiểu rủi ro mà hai nhà thiết bị viễn thông Trung Quốc đặt ra. Tháng 8.2018, Úc cấm Huawei và ZTE bán thiết bị 5G tại nước này vì lo ngại an ninh quốc gia. Cùng tháng, Turnbull rời vị trí thủ tướng.
Hôm nay 28.3, ông Turnbull cho hay quyết định cấm hai hãng Trung Quốc của Úc dựa trên nhu cầu phòng ngừa rủi ro tương lai. Trong mạng 5G, phần mềm được nhấn mạnh hơn là phần cứng. Điều này có nghĩa là các nhà cung ứng thiết bị, hoặc thậm chí là bên thứ ba độc hại có thể truy cập, có khả năng quan sát rất rõ những gì diễn ra trong mạng, chẳng hạn như theo dõi chuyển dữ liệu, theo dõi vị trí người dùng điện thoại di động và nghe lén các cuộc hội thoại.
Video đang HOT
“Giờ đây, đơn vị cung cấp, duy trì và truy cập vào thiết bị có khả năng rất lớn nếu họ chọn làm thế để gây bất lợi cho bạn. Không ai nói rằng Huawei sẽ làm thế. Tôi không nói thế. Tôi rất ngưỡng mộ doanh nghiệp, song khả năng là thứ cần thời gian dài để vào đúng chỗ. Ý định có thể được thay đổi trong tích tắc. Vì vậy, bạn phải phòng ngừa và tính đến rủi ro có thể thay đổi trong những năm tới”, ông Turnbull nói, nhắc đến các hãng bán thiết bị 5G cần thiết để xây dựng mạng di động tốc độ cực nhanh.
Dù Huawei đạt thành công lớn trên con đường tiến đến 5G, công ty vẫn đối mặt không ít lo ngại về mối quan hệ giữa hãng với gián điệp Trung Quốc. Ngoài Úc, New Zealand, Nhật Bản cũng chặn Huawei phát triển 5G quốc gia. Liên minh châu Âu (EU) đến nay vẫn “ngó lơ” các cuộc gọi cấm Huawei trên toàn khối từ Mỹ. Thay vào đó, họ yêu cầu các nước thành viên chia sẻ dữ liệu về rủi ro an ninh mạng 5G và đưa ra biện pháp để giải quyết.
Nhiều hãng viễn thông lên tiếng chống lệnh cấm Huawei tham gia 5G. Một số hãng cho rằng điều này sẽ làm chậm quá trình triển khai công nghệ. Về phần mình, Huawei liên tiếp lên tiếng bác bỏ lo ngại. Ông Turnbull cho rằng tình hình hiện thời là dấu hiệu cho sự thất bại đáng kể giữa các nước phương Tây.
“Nếu bạn là AT&T và Verizon, bạn có bốn nhà cung ứng tiềm năng: Hai hãng Trung Quốc, và hai hãng Bắc Âu. Vì thế, những gì Mỹ và các đồng minh thân cận của chúng tôi làm là đảm bảo rằng chúng tôi có lựa chọn thay thế về nhà cung cấp, hãng có mức độ an ninh mà chúng tôi có thể dựa vào 100%”, ông Turnbull kết luận.
Theo thanh niên
Huawei lại tuyên bố 'không mấy hề hấn' khi bị Mỹ cấm
Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu cho biết chiến dịch vận động nhiều nước quay lưng với Huawei Technologies ít ảnh hưởng đến doanh số của doanh nghiệp, và sẽ không nhiều quốc gia thuận theo Washington.
Ảnh: Reuters
Theo South China Morning Post, ông Xu nói trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở Huawei ở Thâm Quyến: "Gần đây, chúng tôi chứng kiến số lượng lớn các nước tự đưa ra quyết định của họ. Có lẽ chỉ có Úc". Chủ tịch luân phiên Huawei nhắc đến việc Úc, New Zealand cấm cửa công ty Trung Quốc khỏi thế hệ mạng di động 5G, song Đức, Pháp và nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) hiện vẫn phớt lờ lời kêu gọi từ Mỹ.
Ông Xu cũng khẳng định doanh thu Huawei tăng 36% trong hai tháng đầu năm 2019, đạt mức tăng thường niên 15% lên 125 tỉ USD. Số liệu thể hiện một số mảng kinh doanh cốt lõi vẫn tốt. Tăng trưởng của Huawei chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh smartphone và doanh số mạng máy tính, truyền thông cho chính phủ và doanh nghiệp các nước. Đây cũng là các lĩnh vực được cho là sẽ giúp công ty Trung Quốc ăn nên làm ra trong tương lai gần.
Công ty Trung Quốc không cho rằng Mỹ sẽ tăng cường động thái chống hãng bằng cách cấm doanh nghiệp nhà bán thành phần, linh kiện Mỹ. Đây từng là dạng lệnh cấm áp lên ZTE hồi năm ngoái. Huawei là hãng mua chip máy tính lớn thứ ba thế giới và nhiều chip đến từ các doanh nghiệp Mỹ. Lệnh cấm bán linh kiện cho Huawei sẽ gây gián đoạn ngành công nghệ toàn cầu.
Bình luận của ông Xu đến giữa lúc Huawei kiện chính phủ Mỹ vi hiến vì ngăn trở quyền tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Ở Canada, luật sư của Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, kiện chính phủ vì bắt giữ bà hôm 1.12.2018 theo lệnh dẫn độ của Mỹ. Bà Mạnh đang bị cáo buộc gian lận với ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Sau hàng loạt lùm xùm liên quan đến nền kinh tế lớn nhất thế giới, Huawei tích cực chạy chiến dịch truyền thông làm sạch hình ảnh doanh nghiệp và "đánh bóng" công ty. Đầu tuần này, phóng viên Reuters được mời đến xem các tệp tin trong "phòng đăng ký chia sẻ" của Huawei, nơi lưu giữ hồ sơ hàng chục ngàn cổ đông kiêm nhân viên. Hãng muốn chứng minh rằng doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhân viên, không liên quan đến chính phủ Trung Quốc.
Nhà đồng sáng lập Nhậm chỉ nắm giữ hơn 1% cổ phần "đứa con tinh thần" của ông. Phần lớn e ngại toàn cầu xuất phát từ quan hệ của ông Nhậm với quân đội Trung Quốc, nơi ông phục vụ với tư cách kỹ sư dân dụng trong gần nửa thập kỷ, giúp chính quyền xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc trước khi ngừng phục vụ năm 1983.
Theo thanh niên
Nikkei: Việt Nam chọn con đường riêng để phát triển mạng 5G Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G từ đầu năm 2020, như vậy hai nước này sẽ có dịch vụ 5G chỉ sau các nước giàu từ 1 đến 2 năm. Các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng đẩy nhanh việc triển khai mạng 5G, quyết không để tụt lại so với...