Cựu thủ tướng Thụy Điển làm thủ tướng Ukraine?
Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt có thể trở thành người đứng đầu Chính phủ Ukraine thay cho ông Arseniy Yatsenyuk, báo Glavkom của Ukraine dẫn nguồn tin từ dinh tổng thống cho hay.
Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt tại thủ đô Washington ngày 8.7.2014 – Ảnh: AFP
Việc Ukraine mời ông Bildt làm thủ tướng, theo tờ báo, là để Kiev có thể dễ xoay trở hơn trong đàm phán với các chủ nợ quốc tế, đồng thời cũng cho phép Tổng thống Petro Poroshenko dễ bề kiểm soát các hoạt động của chính phủ. Ngoài ra, một lựa chọn nhân sự như vậy sẽ giúp chính quyền chuyển một phần trách nhiệm về cải cách ở Ukraine cho phương Tây, trong khi cựu thủ tướng Thụy Điển không thể cạnh tranh chính trị với Poroshenko.
Tuy nhiên, việc mời ông Bildt làm thủ tướng có thể gây phản ứng tiêu cực trong xã hội. Ngoài ra, ông cũng khó có thể thích ứng với thực tế chính trị của Ukraina, theo Glavkom.
Trong số những người có khả năng sẽ kế nhiệm đương kim thủ tướng Yatsenyuk có thể kể đến Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko, thống đốc Odessa Mikhail Saakashvili, chủ nhiệm văn phòng tổng thống Boris Lozhkina, chủ tịch quốc hội Volodymyr Groisman và chủ tịch Hội đồng An ninh – quốc phòng Alexander Turchinov.
Chính phủ hiện tại của Ukraine sẽ hết nhiệm kỳ vào ngày 11.12. Thủ tướng Yatsenyuk cảnh báo rằng đảng Mặt trận Nhân dân của ông sẽ rời khỏi liên minh chính trị tại Ukraine nếu Quốc hội buộc ông từ chức.
Video đang HOT
Ông Yatsenyuk bị cáo buộc là đã không thể giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước.
Tổng thống Ukraine rất tích cực mời gọi người nước ngoài tham gia vào cải cách và các công việc của chính quyền. Hồi đầu tháng 9.2015, ông Poroshenko mời cựu thủ tướng Úc Tony Abbott tham gia cuộc cải cách do Kiev thực hiện và trước đó, vào cuối tháng 5, ông đã ký quyết định bổ nhiệm cựu tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili làm thống đốc vùng Odessa.
Kể từ tháng 5.2015, cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt đã được ông Poroshenko mời tham gia Hội cố vấn quốc tế về cải cách. Trong hội đồng này còn có mặt thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và thành viên Hạ viện Elmar Brok.
Carl Bildt là Thủ tướng Thụy Điển trong giai đoạn 1991-1994. Từ 2006-2014, ông là bộ trưởng Ngoại giao. Ông Bildt đã nhiều lần chỉ trích Nga một cách gay gắt và là một trong những người đầu tiên trong số các chính trị gia châu Âu công nhận chính quyền mới của Ukraine sau cuộc đảo chính vào tháng 2.2014.
Tuy nhiên, ngày hôm qua 26.1, ông Carl Bildt đã bác bỏ thông tin rằng ông sẽ làm thủ tướng Ukraine trong trường hợp ông Arseniy Yatsenyuk từ chức. Ông nói: “Hiện nay Ukraine có một thủ tướng rất tốt. Không có lý do gì để thay thế ông ấy”.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ukraine đòi Nga trả 1.000 tỉ USD cho vụ sáp nhập Crimea
Chính phủ Ukraine đòi Nga phải trả 1.000 tỉ USD vì vụ sáp nhập Crimea vào Nga và dọa sẽ kiện ra tòa, vụ đòi tiền này làm Moscow ngạc nhiên.
Thủ tướng Ukraine đòi Nga trả 1.000 tỉ USD vụ sáp nhập Crimea - Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Nga Itar TASS hôm qua 15.10 dẫn phát biểu của Thủ tướng Ukraine, Arseniy Yatsenyuk cho biết Kiev sẽ yêu cầu Moscow thanh toán 1.000 tỉ USD cho vụ Crimea và Donbas.
"Chúng tôi có 2 vụ án quan trọng và cả hai vụ pháp lý này đều liên quan đến Nga về việc sáp nhập Crimea và can thiệp vào Donetsk và Luhansk", Itar Tass trích phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk.
Tuy nhiên, không rõ hãng thông tấn của Nga trích phát biểu của ông Yatsenyuk trong dịp nào và ở đâu cũng như số tiền trên được người đứng đầu chính phủ Ukraine đòi cho việc bồi thường cái gì.
Kiev đòi ít nhất 1.000 tỉ USD đối với vụ Crimea, nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng mà sẽ được tính toán trong quá trình theo dõi vụ này, Itar TASS dẫn phát biểu tiếp của Thủ tướng Ukraine.
Ông Yatsenyuk còn cho biết thêm các ngân hàng và công ty Ukraine sẽ kiện Nga ở "tất cả các tòa án" mà họ có thể để đòi tiền từ Nga.
Trong khi hãng Sputnik của Nga cho biết Thủ tướng Yatsenyuk phát biểu trong cuộc họp của Quốc hội Ukraine diễn ra hôm nay và 1.000 tỉ USD mà Kiev đòi Moscow là tiền bồi thường "vì mất Crimea và Donbas". Đài RT của Nga thì cho biết ông Yatsenyuk hàm ý 1.000 tỉ hryvnia (tiền Ukraine), tương đương 46 tỉ USD.
Hãng tin Interfax Ukraine ngày 15.10 không nói gì đến vụ đòi 1.000 tỉ USD nhưng trích phát biểu của Thủ tướng nước này nói rằng Kiev sẽ tiến hành "cuộc chiến pháp lý" với Moscow. Hãng thông tấn Ukraine nhắc đến 2 vụ kiện ở Tòa nhân quyền châu Âu được Thủ tướng Ukraine nói đến như "cuộc chiến pháp lý" chống lại Moscow.
Tuy nhiên, vụ đòi tiền này khiến Moscow ngạc nhiên. Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của tổng thống Nga nói điện Kremlin không nghĩ rằng Ukraine lại tính chuyện đòi tiền Nga cho vụ Crimea và cả Donbas.
"Crimea là lãnh thổ của Nga. Donbas là lãnh thổ của Ukraine. Số tiền đòi trả 1.000 tỉ USD này là gì? Thật là khó hiểu", ông Peskov được Sputnik trích dẫn.
Crimea là vùng đất ở miền đông Ukraine đã sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở vùng đất thân Nga này. Mỹ và phương Tây chỉ trích vụ sáp nhập này và trừng phạt bằng lệnh cấm vận kinh tế đối với Moscow.
Donetsk và Luhansk cũng là 2 vùng đất thuộc miền đông Ukraine đang bị lực lượng nổi dậy thân Nga đòi ly khai kiểm soát. Kiev cáo buộc Moscow cung cấp khí tài cho các lực lượng nổi dậy ở đây để chống lại chính phủ Ukraine.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ukraine bị yêu cầu từ chức Báo Nga Sputnik News hôm 3-4 đưa tin, Sergei Kaplin đại diện của Đảng cầm quyền Petro Poroshenko cho biết vị thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk sẽ phải từ chức trong tuần tới thông qua một cuộc bỏ phiếu sau khi thiết lập hội đồng điều tra chống tham nhũng tạm thời. Được biết yêu cầu này được đưa ra bởi các nhà...