Cựu thủ tướng Thái Lan đối mặt với mức án tù 10 năm
Bên cạnh việc bị cấm hoạt động chính trị, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra còn đối mặt với mức án tù 10 năm.
Bà Yingluck đối mặt với mức án tù 10 năm – Ảnh: Minh Quang
Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) và Viện Kiểm soát tối cao (OAG) Thái Lan cùng thống nhất khởi tố hình sự đối với bà Yingluck trong vụ “trợ giá gạo”. Bangkok Post cho biết hai cơ quan này quyết định khởi tố bà cùng với 21 người khác liên quan đến vụ án lên tòa tối cao vào hôm 20.1.
Nếu tòa tối cao tuyên có tội, bà Yingluck sẽ bị phạt 10 năm tù.
Hồi năm 2014, NACC đã buộc tội bà Yingluck thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc điều hành chính sách trợ giá gạo cho nông dân.
Phán quyết này cùng với phán quyết của tòa hành chính, cũng trong năm 2014, liên quan đến quyết định bổ nhiệm nhân sự của bà Yingluck đã góp phần tước bỏ quyền điều hành chính phủ của bà Yingluck.
Video đang HOT
Những bị cáo trong “vụ án gạo” bị khởi tố hình sự cùng với bà Yingluck có cựu Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom, nhiều quan chức của bộ này và lãnh đạo các công ty kinh doanh gạo.
Chính sách gạo dưới sự điều hành của chính phủ Puea Thai mà bà Yingluck là người đứng đầu đã làm tổn thất 600 tỉ bahts (420.000 tỉ đồng), theo Bangkok Post.
Bà Yingluck đang bị Hội đồng lập pháp quốc gia xem xét trách nhiệm điều hành chính phủ cũng liên quan đến vụ gạo.
Thứ sáu 23.1, hội đồng này sẽ bỏ phiếu để quyết định có trừng phạt bà Yingluck hay không mà theo đó bà cựu thủ tướng có thể bị cấm tham gia chính trị 5 năm nếu 3/4 hội đồng này bỏ phiếu chống đối với bà.
Bạo động được dự đoán có thể xảy ra hoặc những người ủng hộ bà Yingluck, đặc biệt là lực lượng “áo đỏ”, sẽ kéo đến quốc hội để phản đối các thành viên trong Hội đồng lập pháp quốc gia trong ngày bỏ phiếu.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm qua kêu gọi người dân bình tĩnh và cảnh báo những người ủng hộ bà Yingluck không manh động vì thiết quân luật vẫn đang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Thái Lan.
Thủ tướng Prayuth cho biết Chính phủ Thái sẽ không huy động thêm cảnh sát hay quân đội ở khu vực tòa nhà quốc hội ở khu Dusit, Bangkok.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Cựu thủ tướng Thái Lan vắng mặt trong phiên luận tội thứ hai
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã không xuất hiện trong phiên luận tội thứ hai vào ngày 16.1, và cử các bộ trưởng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi đến để trả lời câu hỏi của các nghị sĩ chất vấn.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra - Ảnh: Reuters
Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan (NLA) chủ trì phiên luận tội thứ hai, phiên cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 23.1, sau đó sẽ bỏ phiếu ra phán quyết đối với bà Yingluck.
Bà Yingluck bị cáo buộc tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân nghèo khi bà còn đương chức. Nếu bị buộc tội, bà Yingluck sẽ bị cấm tham gia chính trường trong 5 năm, theo Reuters.
Bà Yingluck, nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, đã bị phế truất với cáo buộc lạm quyền hồi tháng 5.2014, vài ngày trước khi quân đội Thái Lan đảo chính, lên nắm quyền điều hành đất nước.
Chương trình trợ giá gạo đã giúp bà Yingluck thắng cử trong cuộc bầu cử năm 2011. Chương trình này thu mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá trị trường nhưng khiến chính phủ Thái tổn thất 15 tỉ USD tiền ngân sách, theo ước tính của Bộ Tài chính nước này.
Bà Yingluck xuất hiện trước Quốc hội Thái Lan hồi tuần rồi, trong một bài phát biểu, đã lên tiếng bảo vệ chương trình trợ giá gạo của bà. Bà Yingluck cho biết những phiên luận tội bà là vô ích vì bà không còn đương nhiệm để bị phế truất.
Ngày 16.1, các thành viên NLA chất vấn vì sao bà không tham dự phiên luận tội thứ hai.
"Có phải bà Yingluck bị bệnh? Tại sao bà ấy không đến?", ông Somchai Sawaengkarn, thành viên NLA, chất vấn. Ông Phichit Chuenba, cố vấn pháp lý cho bà Yingluck, cho biết bà Yingluck đã "trả lời mọi câu hỏi" trong phiên luận tội đầu tiên.
"Bà Yingluck đã giải thích và trả lời từng câu hỏi một hồi tuần rồi, vì vậy, bà đã gửi các vị bộ trưởng có liên quan đến chương trình trợ giá gạo để trả lời chất vấn trong hôm nay (16.1)", ông Phichit Chuenba nói.
Reuters dẫn lời ông Paul Chambers, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Chiang Mai (Thái Lan), nhận định nếu bà Yingluck bị buộc tội thì Thái Lan sẽ phải đối mặt với làn sóng biểu tình mới.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Pháp đối mặt khủng hoảng an ninh nội địa Đã có ít nhất 5 vụ bắn giết xảy ra chỉ sau 2 ngày tại Pháp. Nó gióng hồi chuông báo động cho quốc gia này về tình hình chống khủng bố. Sâu hơn, các mâu thuẫn xã hội đã làm gia tăng áp lực kiểm soát dân số, sắc tộc cho chính quyền. Nước Pháp phải lo lắng vì những vụ nổ...