Cựu Thủ tướng Thái Lan “ăn mì cũng phải được phép”
Hôm qua (12/2), Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha cho biết, quân đội nước này đang kiểm soát cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đến mức bà muốn “ăn mì cũng phải được phép”.
Thủ tướng Thái Lan cựu tư lệnh lục quân Prayut xác nhận đã ra lệnh cho binh sĩ quân đội khám xét đoàn xe chở bà Yingluck tới dự một buổi lễ của gia tộc ở thành phố phía bắc Chiangmai hồi đầu tuần. Ngày hôm sau, báo chí đăng ảnh bà ăn mì tại thị trấn này.
“Nếu bà ấy muốn đi ăn mì thì có thể đi, nhưng nếu bị chúng tôi cấm thì bà ấy không thể làm được điều đó” ông Prayut tuyên bố, với ngụ ý rằng quân đội Thái Lan sẽ tiếp tục giám sát mọi động thái của bà Yingluck.
Ông Prayut đã trở thành người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan sau cuộc đảo chính. Sau khi lên nắm quyền, ông Prayut cũng đã có nhiều phát biểu gây tranh cãi tương tự.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông cho biết, quyết định kiểm soát đoàn xe của bà Yingluck là nhằm đảm bảo an ninh cho cựu thủ tướng trong giai đoạn hỗn loạn.
Tuần trước, chính quyền Thái Lan cho biết đã ra lệnh cấm nữ thủ tướng đầu tiên của nước này – em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra được đi ra nước ngoài do bà Yingluck phải đối mặt với cáo trạng tham nhũng. Quốc hội Thái Lan chính thức phế truất bà hồi tháng trước.
Như vậy bà Yingluck đã bị cấm tham gia chính trị trong năm năm. Với cáo trạng tham nhũng liên quan đến chương trình trợ giá gạo, bà Yingluck có thể lĩnh án tù 10 năm. Giới phân tích chính trị nhận định, chính quyền quân sự Thái Lan quyết phá vỡ hoàn toàn ảnh hưởng chính trị của gia đình Shinawatra.
Sau khi lên nắm quyền, quân đội Thái Lan đã ra lệnh cấm tụ tập chính trị, kiểm soát giới truyền thông và bắt giữ các nhân vật đối lập. Thủ tướng Prayut cho biết sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm 2016 sau khi đã thực hiện các cải tổ để chống tham nhũng và hạn chế quyền lực của các đảng chính trị. (tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Mỹ bác tin đồn bà Yingluck xin tị nạn
Đại biện lâm thời Mỹ ở Thái Lan Patrick Murphy hôm 11-2 phủ nhận thông tin cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra xin tị nạn tại Mỹ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Murphy cho biết bà Yingluck đang phải đối mặt với một vụ kiện tại tòa án và ông cũng chưa nhận được yêu cầu xin tị nạn chính trị của bà.
Trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Thái Lan Yongyuth Yuthavong tại tòa nhà chính phủ hôm 11-2, ông Murphy khẳng định hai người không đề cập tới vấn đề kể trên mà chỉ thảo luận về chương trình viện trợ của chính phủ cho người nghèo và các loại vắc-xin chống đại dịch AIDS.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cũng khuyến cáo bà Yingluck không được phép ra nước ngoài thời gian này để chuẩn bị vụ kiện sắp diễn ra trong vài tuần tới.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: AP
Hôm 11-2, luật sư của bà Yingluck, ông Norawit Laleng, cáo buộc phe đối lập tung tin đồn nữ cựu thủ tướng Thái Lan muốn trốn ra nước ngoài để hạ thấp uy tín của bà. Từ ngày 15 đến 22-2, bà Yingluck đề nghị được đi du lịch tại Hồng Kông nhưng bị chính quyền quân sự bác bỏ. "Nếu bà Yingluck muốn bỏ trốn, bà ấy đã không công bố kế hoạch đi nước ngoài" - ông Laleng phản bác.
Trong khi đó, em rể cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, ông Somchai Wongsawat - cũng là cựu thủ tướng Thái Lan - vừa bị Tòa án Tối cao triệu tập vào ngày 11-5 tới về cáo buộc lạm dụng quyền lực trong cuộc đàn áp biểu tình năm 2008.
Vụ kiện do Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) đề xuất. Tướng Chavalit Yongchaiyudh, cấp phó của ông Wongsawat, cựu cảnh sát trưởng Pajarawat Wongsuwan và cựu ủy viên cảnh sát đô thị Suchart Muenkaew cũng phải hầu tòa.
NACC cáo buộc 4 người ra lệnh cảnh sát trấn áp người biểu tình khiến 2 người thiệt mạng và 471 người bị thương ngày 7-10-2008.
Theo NTD
Cựu Thủ tướng Thái Lan đối mặt với mức án 10 năm tù Ngoài việc đối diện với nguy cơ bị cấm hoạt động chính trị, cựu Thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra cũng đang đứng trước việc phải nhận mức án tù 10 năm. Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia và Viện Kiểm soát tối cao Thái Lan đã thống nhất khởi tố hình sự đối với cựu Thủ tướng Thái Lan bà...