Cựu thủ tướng Malaysia chê tiêm kích Mỹ
Cựu thủ tướng Mahathir nói Mỹ bán tiêm kích F/A-18D cho Malaysia nhưng không cấp mã nguồn tác chiến, khiến chúng chỉ hợp để bay biểu diễn.
“Những tiêm kích đó có tính năng thao diễn rất tốt, nhưng chúng tôi không thể tự lập trình nhiệm vụ mà phải nhờ Mỹ nạp chương trình nếu muốn tấn công đối thủ nào đó”, cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Jazeera tuần trước, đề cập đến phi đội tiêm kích F/A-18D mà Mỹ bán cho nước này.
Mahathir cho rằng sau khi trả chi phí tốn kém, Malaysia cũng sở hữu được tiêm kích F/A-18D và đưa chúng đi biểu diễn ở các triển lãm hàng không. “Nhưng chúng tôi không thể dùng chúng để chiến đấu chống lại bất cứ nước nào, vì chúng tôi không có mã nguồn”, ông nói.
Không quân Malaysia đang biên chế ba loại tiêm kích, gồm Su-30MKM và MiG-29 mua của Nga cùng F-18 mua từ Mỹ. Mahathir cho biết Mỹ đặt ra nhiều hạn chế trong vận hành số tiêm kích F-18 này và không cung cấp mã nguồn tác chiến cho Malaysia.
Tiêm kích F/A-18D của Malaysia. Ảnh: Wikipedia.
Video đang HOT
“Tôi ngờ rằng nhiều quốc gia cũng không được cấp mã nguồn. Những tiêm kích đó không phải vũ khí mà bạn có thể thực sự điều khiển. Quyền điều khiển thuộc về người Mỹ”, ông nói thêm.
Cựu thủ tướng Malaysia cho rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ có thể được cung cấp mã nguồn nhằm tận dụng tối đa tính năng của dòng Hornet, trong khi những quốc gia khác phải chịu nhiều rào cản vận hành.
“Khách hàng mua tiêm kích F-16 và F/A-18 chỉ có thể dùng chúng để tiêu diệt các mục tiêu được Mỹ cho phép, chứ không phải những mục tiêu họ muốn tập kích”, ông nói.
F/A-18 Hornet là tiêm kích trên hạm đa năng được phát triển cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, nhằm thay thế nhiều dòng tiêm kích và cường kích cũ trong biên chế. Mỹ đã xuất khẩu loại phi cơ này cho 7 quốc gia trên thế giới.
Mỗi chiếc Hornet có thể mang tối đa 6,2 tấn vũ khí dưới 9 giá treo, trong đó gồm tên lửa đối không tầm trung AIM-7 Sparrow, AIM-120 AMRAAM và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, cũng như nhiều loại tên lửa chống hạm, đối đất và bom thông minh.
Mahathir muốn Quốc vương bổ nhiệm lại thủ tướng
Mahathir sẽ gửi thư nói mình có đủ sự ủng hộ để làm Thủ tướng, sau khi Quốc vương Malaysia bổ nhiệm Muhyiddin làm người đứng đầu chính phủ.
Cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tối qua tuyên bố ông nhận được sự ủng hộ của 114 nghị sĩ, chiếm đa số trong quốc hội gồm 222 thành viên, để đảm nhiệm chức Thủ tướng Malaysia và sẽ gửi thư cho Quốc vương để thông báo điều này.
Mahathir cho hay ông, với tư cách là chủ tịch đảng Bersatu, cùng với 5 nghị sĩ khác là thành viên của đảng, không còn ủng hộ cựu bộ trưởng nội vụ Muhyiddin Yassin, người vừa được Quốc vương Malaysia thông báo bổ nhiệm làm tân Thủ tướng. Theo ông, việc này khiến danh sách nghị sĩ hậu thuẫn được Muhyiddin trình lên Quốc vương đã không còn chính xác.
Ông Mahathir Mohamad phát biểu tại văn phòng thủ tướng ở Putrajaya hôm 27/2. Ảnh: AFP.
"Tổng số nghị sĩ ủng hộ tôi làm Thủ tướng thứ 8 của Malaysia sẽ được tôi đệ trình lên Quốc vương. Tôi đã chuẩn bị bức thư giải thích lập trường này cũng như sự ủng hộ của 114 nghị sĩ dành cho tôi", Mahathir nói. "Tôi hy vọng Quốc vương sẽ chấp nhận bức thư và lời giải thích của tôi".
Trước khi Quốc vương Malaysia ra thông báo bổ nhiệm Muhyiddin hôm qua, Mahathir đã nỗ lực vận động để thu hút sự ủng hộ của các nghị sĩ nhằm tự thành lập chính phủ của mình. Hiện chưa rõ Quốc vương Malaysia có xem xét lại quyết định bổ nhiệm thủ tướng hay không.
"Trò chơi chưa kết thúc", James Chin, nhà phân tích chính trị người Malaysia đứng đầu Viện châu Á tại Đại học Tasmania, Australia nhận định. "Còn quá sớm để loại bỏ ông ấy. Mahathir là Mahathir, tôi cho rằng ông ấy mới là người mỉm cười cuối cùng sau khi loại bỏ Muhyiddin và Najib".
Quyết định bổ nhiệm Muhyiddin được đưa ra sau một tuần chính trường Malaysia hỗn loạn vì sự sụp đổ của liên minh cầm quyền và việc cựu thủ tướng Mahathir, 94 tuổi, bất ngờ nộp đơn xin từ chức. Đây được xem là động thái mang tính chiến thuật giúp ông hủy bỏ thỏa thuận chuyển đổi quyền lực của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan (PH), ngăn cản Anwar Ibrahim kế nhiệm ông trước cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2023.
Liên minh PH của Mahathir và Anwar giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018. Hai chính trị gia này từng đối đầu nhiều năm song đã liên minh để lật đổ cựu thủ tướng Najib Razak trước thềm cuộc tổng tuyển cử. Mahathir nhiều lần hứa hẹn để Anwar kế nhiệm song từ chối trả lời khi nào ông sẽ chuyển giao quyền lực, gây ra căng thẳng trong liên minh 4 đảng.
Huyền Lê (Theo Bloomberg)
Theo vnexpress.net
Các đảng phái chính trị được trao cơ hội đề xuất ứng cử viên Thủ tướng Malaysia Chiều 28/2, Quốc vương Malaysia tuyên bố Hoàng gia nước này sẽ cho các đảng phái chính trị cơ hội đề cử ứng cử viên Thủ tướng của mỗi đảng sau khi không có nghị sĩ nào có thể nhận được ủng hộ của đa số thành viên tại Hạ viện để trở thành Thủ tướng mới sau khi ông Mahathir Mohamad từ...