Cựu Thủ tướng Israel thoát cáo buộc tham nhũng
Một tòa án Israel đầu tuần này đã xóa tội cho cựu Thủ tướng Ehud Olmert liên quan tới các cáo buộc ông đã tham nhũng, gian lận trong thời gian cầm quyền. Tuy nhiên, Olmert vẫn chưa hết rắc rối bởi vẫn còn một cáo buộc tham nhũng khác đang chờ đợi ông ở trước mắt.
Cựu Thủ tướng đầu tiên bị cáo buộc phạm tội hình sự
Tòa án Jerusalem hôm 24/7 đã xóa bỏ phần lớn các cáo buộc nghiêm trọng nhất chống lại Olmert, gồm gian lận, che giấu tiền biếu xén và lạm dụng công quỹ. Tòa chỉ giữ lại một cáo buộc nhẹ hơn là lạm dụng tín nhiệm. Quyết định này đã khép lại cuộc điều tra tham nhũng kéo dài 5 năm, đã khiến ông Olmert buộc phải từ nhiệm hồi năm 2009 và giúp đưa chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu lên nắm quyền.
Cựu Thủ tướng Ehud Olmert (giữa) vui vẻ sau khi được xóa gần hết các tội danh
Từng ngồi ghế Thủ tướng, vị trí quyền lực nhất ở Israel, ông Ehud Olmert đã trượt dài trên con đường sự nghiệp. Mọi việc bắt đầu từ ngày 16/1/2007, khi nhà chức trách bắt đầu xem xét khoảng thời gian ông làm bộ trưởng Bộ Tài chính. Người ta phát hiện thấy Olmert đã cố can thiệp vào vụ bán ngân hàng Leumi để giúp đỡ trùm bất động sản Australia Frank Lowy, một người bạn thân của ông.
Video đang HOT
Tháng 4 cùng năm, lại xuất hiện cáo buộc nói rằng trong thời gian làm Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Lao động, ông Olmert đã tham gia vào một trung tâm đầu tư do cộng sự lâu năm Uri Messer lập ra rồi sử dụng ảnh hưởng cá nhân để giúp đỡ một số khách hàng của trung tâm nói trên.
Tháng 5/2008, ông Olmert bị nghi đã nhận tiền trợ giúp tranh cử của doanh nhân Mỹ gốc Do Thái Morris Talansky khi đang chạy đua vào chức Thị trưởng Jerusalem và ghế lãnh đạo Đảng Likud. Ông cũng nhận tiền khi đang là ứng viên của Đảng Likud tranh cử vào Quốc hội. Ngày 27/5/2008, Morris Talansky khai nhận trước tòa rằng trong 15 năm, ông ta đã đưa cho Olmert hơn 150.000 USD tiền mặt, nhét trong các phong bì. Talansky nói rằng phần lớn số tiền đó được dùng cho các chiến dịch tranh cử, nhưng một phần bị Olmert ném vào các hoạt động tiêu xài sang trọng, như mua thuốc lá xì gà và các loại bút máy đắt tiền.
Cuối cùng, phải kể tới vụ bê bối của hãng du lịch Rishon Tours. Từ năm 2002 đến 2006, ông Olmert đòi được thanh toán gấp đôi công tác phí mà thực chất là chi phí cá nhân. Cáo trạng ghi rõ ông Olmert đã biển thủ khoảng 92.000 USD. Những bê bối này đã khiến Olmert buộc phải từ chức vào năm 2008 và sau đó trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Israel phải đối mặt với những cáo buộc hình sự.
Các “quan” thi nhau dính chàm
Việc được xóa bỏ phần lớn các tội danh nghiêm trọng nhất chưa chấm dứt các vấn đề pháp lý của Olmert. Ông còn đối mặt với một phiên tòa tham nhũng khác, liên quan tới một hoạt động phát triển bất động sản gây tranh cãi ở Jerusalem, trong thời gian làm Thị trưởng thành phố. Tuy nhiên dù sao đây cũng là diễn biến đáng mừng với cựu Thủ tướng, người vẫn luôn khẳng định rằng mình chỉ là một nạn nhân của một màn kịch chính trị.
Dù sao ông Olmert vẫn trở thành chính khách cao cấp nhất trong lịch sử Israel bị cho là đã phạm tội hình sự. Việc tuyên án ông sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm, ông sẽ phải nhận mức án tối đa 3 năm tù. Tuy nhiên các luật sư của ông đã dự đoán rằng thân chủ của họ sẽ không phải ngồi tù.
Vụ việc của Olmert chỉ là một trong vài vụ điều tra tham nhũng và sai phạm được tổ chức gần đây, đã khiến người dân Israel giảm sút lòng tin vào bộ máy lãnh đạo. Năm ngoái, cựu Tổng thống Moshe Katsav cũng bị buộc tội hiếp dâm. Cơ quan cảnh sát khẳng định, ông Katsav đã quấy rối tình dục tới 10 phụ nữ. Hiện ông đang thụ án tù dài 7 năm.
Tương tự, Ngoại trưởng Avigdor Lieberman đang có khả năng bị khởi tố vì các cáo buộc tham nhũng và dùng ảnh hưởng cá nhân để trục lợi. Cơ quan điều tra tin rằng Lieberman đã nhận hối lộ hàng triệu USD và tham nhũng tiền ngân quỹ trong giai đoạn kéo dài từ năm 2008 – 2011, điều ông vẫn một mực bác bỏ.
Năm 2008, cựu Bộ trưởng Tài chính Israel Avraham Hirchson, đồng minh chính trị một thời của cựu Thủ tướng Olmert, đã phải nhận mức án 5 năm 5 tháng tù giam do tội biển thủ công quỹ, gian lận và các sai phạm khác khi còn làm lãnh đạo một nghiệp đoàn. Cùng năm đó, cựu Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Shlomo Benizri cũng bị tuyên phạt 4 năm tù giam do phạm các tội danh liên quan tới tham nhũng.
Theo NDT
Mitt Romney bị dư luận Palestine "ném đá"
Người Palestine cho rằng, bình luận mới đây của ông Romney sẽ làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực Trung Đông.
Ngày 29/7, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có cuộc hội đàm cấp cao với các nhà lãnh đạo Israel.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Mitt Romney (ảnh: Internet)
Khi đề cập tiến trình hòa bình Israel - Palestine, ông Mitt Romney ngay lập tức bị người Palestine lên án mạnh mẽ vì ủng hộ Jerusalem là thủ đô của Israel. Người Palestine cho rằng, bình luận này sẽ làm tổn hại lợi ích của Mỹ tại khu vực cũng như tổn hại tới hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.Nhà đàm phán Palestine Saeb Erekat tuyên bố, ngay cả khi bình luận của ứng cử viên Romney giới hạn trong khuôn khổ cuộc vận động tranh cử, điều đó là không thể chấp nhận được và Palestine hoàn toàn phản đối.
Người Palestine đang muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai và cực lực phản đối mọi ý đồ của Israel muốn mở rộng chủ quyền tại Jerusalem. Trong khi phần lớn cộng đồng quốc tế đều không chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô cuả Israel cho rằng, vấn đề tranh chấp này chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại./.
Theo VOV
Đề xuất của Iran với P5+1 không có triển vọng thành công Mỹ vẫn mong muốn một giải pháp ngoại giao để chấm dứt những bế tắc liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Ngày 16/7, phát biểu tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, đề xuất của Iran về chương trình hạt nhân của nước này trong đàm phán với nhóm P5 1 (bao gồm Mỹ, Anh,...