Cựu Thủ tướng Iraq bị cáo buộc để Mosul rơi vào tay IS
Cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cùng hàng chục quan chức khác bị quy trách nhiệm về việc để thành phố Mosul rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS.
Cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cùng hàng chục quan chức khác bị quy trách nhiệm về việc để thành phố Mosul rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS.
Một Ủy ban Điều tra của Quốc hội Iraq kêu gọi đưa cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki cùng 35 quan chức khác ra xét xử vì có liên quan đến việc để thành phố Mosul rơi vào tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS năm 2014.
Báo cáo của ủy ban điều tra này đã được trình lên Chủ tịch Quốc hội Iraq Salim al-Juburi.
“Không ai có quyền đứng ngoài vòng pháp luật. Cơ quan chức năng sẽ trừng phạt những người có trách nhiệm và liên quan”, Reuters dẫn tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội Salim al-Juburi.
Video đang HOT
Cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki bị qui trách nhiệm để mất thành phố Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, vào tay IS.
Bản báo cáo về sự việc được đưa ra thảo luận công khai cũng như bỏ phiếu vào ngày 17/8. Sau đó, báo cáo này có thể được chuyển tới Thủ tướng Iraq Haider Abadi và cơ quan công tố.
Dư luận cáo buộc cựu Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki làm leo thang căng thẳng tôn giáo giữa người Hồi giáo theo dòng Shi”ite và Sunni ở Iraq.
Cựu Thủ tướng Maliki cũng bị nghi ngờ đã bổ nhiệm Tổng tư lệnh dựa trên mối quan hệ cá nhân chứ không phải dựa vào khả năng chuyên môn, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của quân đội Iraq.
Được biết, ngoài cựu Thủ tướng Maliki, nhiều quan chức Iraq khác bao gồm cựu Thống đốc Mosul Atheel al-Najaifi, cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Sadoun al-Dulaimi, cựu chỉ huy quân đội Babakir Zebari và Trung tướng Mahdi al-Gharrawi – cựu chỉ huy tác chiến của tỉnh Nineveh,… cũng bị quy trách nhiệm về việc mất thành phố Mosul vào tay phiến quân IS.
Thiên An (Theo RT)
Theo_Kiến Thức
Đồng minh cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck thoát tội
Những đồng minh của cựuThủ tướng Thái Lan Yingluck vừa thoát tội sau khi Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan tiến hành bỏ phiếu.
Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) đã tiến hành bỏ phiếu luận tội 248 cựu Hạ nghị sĩ về việc cố tình sửa đổi hiến pháp năm 2007 nhằm đưa Thượng viện thành cơ quan được bầu chọn hoàn toàn vào năm 2013.
Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) (ảnh: Bangkok Post)
Phần lớn các cựu Hạ nghị sỹ này thuộc đảng Vì Nước Thái (Pheu Thai) của Thủ tướng bị lật đổ Yingluck Shinawatra. Họ bị cáo buộc vi phạm Mục 68 của Hiến pháp năm 2007. Nếu Hội đồng lập pháp quốc gia bỏ phiếu ủng hộ quyết định luận tội, họ sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tham gia chính trường trong 5 năm.
Theo quy định của Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan, các cựu Hạ nghị sỹ sẽ bị buộc tội nếu có ít nhất 132 trong tổng số 220 phiếu thuận, hoặc ba phần năm các thành viên trong hội đồng bỏ phiếu.
Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu cho thấy, số phiếu đồng thuận luận tội chỉ dao động trong khoảng 55 - 66 phiếu mỗi người, trong đó ông Prompong Nopparit - cựu phát ngôn của Đảng Vì Nước Thái là người bị số phiếu cao nhất (66 phiếu).
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Phó Chủ tịch thứ hai Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan, ông Peerasak Porjit khẳng định, với kết quả trên, Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan đã quyết định không truy tố các cựu Hạ nghị sỹ./.
Xuân Hùng
Theo_VOV
Thủ tướng Abe: Nhật Bản không phải tiếp tục xin lỗi về sai lầm quá khứ Thủ tướng Nhật Bản Shino Abe cho rằng, các thế hệ tương lai của Nhật Bản không cần phải tiếp tục xin lỗi về những sai lầm trong quá khứ. Ông Abe cũng bày tỏ sự thấu hiểu đối vỡi những "đau thương, mất mát vô hạn" mà quân phiệt Nhật Bản đã gây ra cho những người vô tội trong Chiến tranh...