Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair thăm Việt Nam
Cựu Thủ tướng Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland Tony Blair sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14-15/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.
Ông Tony Blair cũng là một nhà diễn thuyết có tiếng sau khi ông rời số 10 phố Downing.
Theo lịch trình dự kiến, ông Tony Blair sẽ đến Hà Nội vào tối muộn ngày 14/10 và sau đó, vào ngày 15/10, ông sẽ có buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Cựu Thủ tướng Blair cũng sẽ chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ.
Ông Blair trở thành thủ tướng Anh sau khi Công đảng giành thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997, thay thế thủ tướng John Major và kết thúc giai đoạn 18 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ. Cho đến nay ông là thủ tướng lâu năm nhất của Công đảng và là người duy nhất dẫn dắt đảng này chiến thắng tại ba cuộc tổng tuyển cử liên tiếp. Ông từ nhiệm vào năm 2007. Sau đó ông được bổ nhiệm làm đặc phái viên của nhóm Bô tứ (gồm Mỹ, Nga, Liên Hiêp quôc, Liên minh châu Âu) về tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Theo Dantri
Kofi Annan: Blair lẽ ra đã ngăn được chiến tranh Iraq
Ông Kofi Annan là Tổng thư ký LHQ trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq (Nguồn: AFP)
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair là người duy nhất có thể thuyết phục George Bush không tiến hành cuộc xâm lược Iraq năm 2003, theo lời cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trong một cuộc phỏng vấn đăng tải ngày thứ Bảy.
Ông Annan nói trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Times rằng ông Blair có thể đã khiến ông Bush đổi ý vì mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia và hai nhà lãnh đạo.
Annan nói ông thường tự vấn rằng điều gì đã xảy ra nếu như "Blair đã nói rằng: George, chúng ta chia tay ở đây. Ông phải tự lo lấy phần của mình" sau khi thất bại trong việc thông qua nghị quyết thứ hai của Liên Hợp Quốc về Iraq.
"Tôi thực sự tin rằng điều đó có thể ngăn cuộc chiến," ông Annan, từng được trao giải Nobel hòa bình, nói. Ông cũng là tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng Iraq.
Nghị quyết thứ nhất của Hội đồng bảo an đã cho Iraq cơ hội cuối cùng chấp nhận các quy định về giải giáp được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối vào tháng 11/2002.
Nhưng nghị quyết thứ hai do Anh, Mỹ và Tây Ban Nha đề xuất năm 2003 kêu gọi có hành động chống lại chế độ của Saddam Hussein bị rút lại sau khi tình hình trở nên rõ ràng là nó sẽ bị phủ quyết.
Mỹ do đó quyết định họ không cần một nghị quyết và vẫn đơn phương có hành động quân sự, nổ súng vào ngày 20/3/2003.
Cuộc xâm lược kéo theo tám năm chia rẽ và xung độ đẫm máu ở Iraq, khiến hơn 100.000 thường dân thiệt mạng.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Tổng thống Mỹ George Bush (Nguồn: AFP)
Annan phản đối ý kiến cho rằng nếu ông, hoặc bộ trưởng ngoại giao Mỹ khi đó Colin Powell, chấp nhận từ chức, mọi việc đã có thể thay đổi. Ông cũng bác bỏ lời kêu gọi của giám mục Desmond Tutu yêu cầu đưa Bush và Blair ra xét xử trước Tòa án hình sự quốc tế. Cả hai người đều được bầu lên một cách dân chủ và hành động vì lợi ích quốc gia của họ, ông Annan nói.
Ông Annan mới đây giữ cương vị đặc sứ của Liên Hiợp Quốc và Liên đoàn A-rập tại Syria, từ tháng 2 tới tháng 8, nhưng đã từ nhiệm sau khi kế hoạch hòa bình của ông thất bại.
Cuộc phỏng vấn của ông với tờ Times là một sự kiện chuẩn bị cho việc ra mắt cuốn hồi ký Interventions - a Life in War and Peace (Những sự can thiệp - Một cuộc đời trong chiến tranh và hòa bình).
Theo VNN
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đóng phim quảng cáo Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đã xuất hiện một trong bộ phim quảng bá cho Kazakhstan, một nước thuộc Liên Xô cũ nơi ông hiện là cố vấn tổng thống. Tổng thống Nursultan Nazarbayev (trái) và Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Trong bộ phim dài 67 phút được chiếu trên kênh truyền hình quốc gia Kazakhstan, ông Blair đã ca ngợi...