Cựu Thủ tướng Anh Theresa May quyết định không ra tranh cử Quốc hội nhiệm kỳ tới
Ngày 8/3, cựu Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ không tham gia tranh cử Quốc hội tại cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra giữa năm nay.
Cựu Thủ tướng Anh Theresa May tại London ngày 7/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà May, 67 tuổi, là thành viên cao cấp nhất trong đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố không tái tranh cử.
Theo phóng viên TTXVN tại London, quyết định của bà May được đưa ra trong bối cảnh đảng Bảo thủ đã liên tục bị Công đảng đối lập bỏ xa về tỷ lệ ủng hộ của người dân trong các cuộc thăm dò dư luận kể từ tháng 10/2022. Bà May đã đại diện cho khu vực bầu cử Maidenhead ở Đông Nam nước Anh từ năm 1997 và giữ chức thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2019 – một giai đoạn hỗn loạn ở Anh khi nước này cố gắng đàm phán việc rút khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Brexit).
Video đang HOT
Bà May từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ từ năm 2010 đến năm 2016 dưới thời Thủ tướng Anh David Cameron. Khi ông Cameron từ chức ngay sau khi Anh bỏ phiếu rời EU vào ngày 23/6/2016, bà May trở thành Thủ tướng chưa đầy một tháng sau đó.
Bà đã kêu gọi cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017 nhằm phá vỡ bế tắc về các điều khoản trong việc Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên, điều này lại khiến đảng Bảo thủ của bà đã bị mất thế đa số ở Quốc hội. Việc đảng Bảo thủ của bà thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5/2019 đã khiến bà phải từ chức.
Rwanda có thể rút khỏi hiệp ước di cư mới với Anh
Ngày 6/12, Rwanda cho biết nước này có thể rút khỏi hiệp ước di cư vừa đạt được với Anh nếu London không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh những người theo đường lối cứng rắn ở Anh đang phản đối chính sách của Thủ tướng Rishi Sunak.
Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly (trái) và Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta ký hiệp ước di cư mới tại Kigali, ngày 5/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Suella Braverman, đã đưa ra tối hậu thư yêu cầu Thủ tướng Rishi Sunak - lãnh đạo đảng Bảo thủ, có biện pháp cứng rắn hơn trong vấn đề nhập cư nếu không muốn gặp bất lợi trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra năm 2024. Tối hậu thư kêu gọi Thủ tướng Sunak dỡ bỏ tất cả rào cản pháp lý để mở đường cho các chuyến bay đưa người di cư đến Rwanda trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử, đồng thời ban hành các quy định về giam giữ và trục xuất người di cư.
Trước diễn biến này, Ngoại trưởng Rwanda Vincent Biruta - người vừa ký hiệp ước di cư mới với Anh trong tuần này, tuyên bố nước này sẽ rút khỏi hiệp ước nếu Anh vi phạm các công ước quốc tế. Ông nhấn mạnh: "Nếu Vương quốc Anh không tuân thủ luật pháp quốc tế, Rwanda sẽ không thể tiếp tục tham gia thỏa thuận Sáng kiến đối tác phát triển kinh tế và di cư Rwanda-Anh".
Ngày 5/12, Anh và Rwanda đã ký hiệp ước di cư mới nhằm khôi phục thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 4/2022, theo đó những người nhập cư bất hợp pháp và những người xin tị nạn tại Anh sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi này. Yêu cầu của những người nhập cư và xin tị nạn sẽ được xử lý tại Rwanda. Chính phủ Anh hy vọng hiệp ước di cư sẽ giúp ngăn chặn người di cư thực hiện hành trình mạo hiểm qua eo biển Manche.
Theo dữ liệu chính thức, từ đầu năm đến nay, hơn 30.000 người di cư đã vượt eo biển Manche để đến Vương quốc Anh trên những chiếc thuyền nhỏ.
Tuy nhiên, hiệp ước di cư mới với Rwanda đang gây tranh cãi tại Anh. Hôm 15/11, hội đồng gồm 5 thẩm phán tại Tòa án Tối cao Anh (SCUK) đã giữ nguyên phán quyết hồi tháng 6 năm nay của Tòa phúc thẩm, trong đó khẳng định chính sách này không phù hợp với nghĩa vụ của Anh theo quy định của các hiệp ước quốc tế.
Hội đồng cảnh báo nguy cơ hiện hữu về việc biện pháp "tái định cư" này có thể sẽ buộc Rwanda phải gửi trả lại những người xin tị nạn và người tị nạn về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Ngày 6/12, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly - người kế nhiệm bà Suella Braverman, đã công bố dự luật khẩn cấp mang tên "Dự luật về sự an toàn của Rwanda", trong đó tuyên bố Rwanda là quốc gia an toàn đối với người di cư, nhằm xúc tiến kế hoạch đưa người di cư tới quốc gia Đông Phi. Sau đó cùng ngày, Bộ trưởng Nhập cư Robert Jenrick xác nhận ông đã từ chức do dự luật khẩn cấp này "không đạt yêu cầu".
Cựu Thủ tướng David Cameron được cử làm Ngoại trưởng Anh Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 13/11, lần đầu tiên sau gần 13 tháng nắm quyền, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tiến hành cải tổ nội các quy mô lớn. Cựu Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Sau khi công bố quyết định sa thải Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman trước sức ép dư luận và nội...