Cựu Thủ tướng Anh, “bà đầm thép” Thatcher đột tử
Cựu Thủ tướng Anh Thatcher vừa qua đời ở tuổi 87 sau khi bị tai biến, người phát ngôn của bà là Lord Bell cho biết.
Cựu Thủ tướng Anh sinh sinh ngày 13/10/1925 với tên Margaret Roberts.
Mark và Carol, con trai và con gái của bà Thatcher đã xác nhận thông tin về cái chết của cựu thủ tướng vào sáng ngày hôm nay (theo giờ địa phương).
Người phát ngôn chính thức của bà, ngài Bell cho biết: “Đó là một nỗi buồn sâu sắc khi tôi nghe Mark và Carol Thatcher thông báo rằng mẹ họ, bà Baroness Thatcher đã ra đi mãi mãi sau một cơn đột quỵ vào sáng nay”.
Nữ Nam tước Thatcher là thủ tướng của đảng Bảo Thủ Anh trong giai đoạn từ năm 1979 tới năm 1990.
Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của Anh Quốc.
Video đang HOT
Tên khai sinh là Margaret Roberts, năm 1959 bà trở thành dân biểu đảng Bảo thủ ở Finchley, bắc London, và nghỉ hưu khỏi Hạ viện vào 1992.
Giữ chức Bộ trưởng Giáo dục nhưng bà đã thành công trong việc thách thức cựu thủ tướng Anh Edward Heath để trở thành lãnh đạo của đảng Bảo Thủ vào năm 1975.
Bà giành chiến thắng trong các kỳ tổng tuyển cử năm 1979, 1983 và 1987.
Bà Thatcher đi vào lịch sử không chỉ với tư cách là thủ tướng nữ đầu tiên của nước Anh, mà còn là người đã tạo nên những thay đổi lớn cho nền kinh tế của nước này, đồng thời cũng là một “đối thủ đáng gờm” trên trường quốc tế.
Chính phủ của bà Thatcher đã tư hữu hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Bà cũng lên nắm quyền khi Anh quốc có cuộc chiến với Argentina quanh vấn đề quần đảo Falkland hồi 1982.
Văn phòng Thủ tướng Anh nói bà Thatcher sẽ được dành cho cùng một nghi thức lễ tang được dành cho thân mẫu của Nữ hoàng Anh và Công nương Diana, nhưng sẽ không được quàn, theo mong ước của bà.
Thủ tướng David Cameron sẽ cắt ngắn chuyến công du của mình ở châu Âu ngay sau khi nữ Nam tước Thatcher qua đời.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói với BBC bà Thatcher là một “nhà lãnh đạo” và một “người bạn tốt của Mỹ”.
Ông nói ông đã cảm thấy ở bà “một con người đầm ấm nhưng biết bảo vệ mạnh mẽ quan điểm của mình”.
Báo Anh The Guardian mô tả cựu Thủ tướng Anh Thatcher là một “hiện tượng chính trị”.
Sức khỏe của bà Thatcher đã suy giảm rất nhiều trong thời gian gần đây khi bà thường xuyên gặp phải những cú đột quỵ nhẹ từ năm 2001. Cô Carol, con gái bà cũng cho biết rằng năm 2008 bà mắc chứng bệnh mất trí, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến những kí ức của bà trong 10 năm trở lại đây.
Vấn đề sức khỏe cũng đã khiến cho bà không thể tham dự buổi lễ sinh nhật lần thứ 85 của mình được tổ chức bởi thủ tướng David Camaron tại Downing Street vào tháng 10 năm 2010. Bà cũng đã bỏ lỡ lễ cưới hoàng gia của hoàng tử William và công nướng Kate Middleton vào ngày 29 tháng 4 năm 2011 tại Westminster Abbey cũng vì lí do sức khỏe.
Cựu thủ tướng Thatcher đã xuất bản cuốn tự truyện gồm 2 tập: tập 1 với tên “Những năm tháng tại Downing Street” (The Downing Street Years) xuất bản năm 1993 kể về quãng thời gian bà nắm giữ cương vị thủ tướng nước Anh; trong khi đó tập 2 với tên “Con đường tới quyền lực” (The path to power) xuất bản năm 1995 nói về “thưở thiếu thời” của người phụ nữ quyền lực này.
“Bà Thatcher là một người đầm ấm nhưng biết bảo vệ mạnh mẽ quan điểm của mình”. Henry Kissinger, Cựu Ngoại trưởng Mỹ
Theo ANTD
Anh dọa rút khỏi EU
Việc một thành viên trụ cột như Anh dọa rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã khiến liên minh này thêm chao đảo trong bối cảnh đang phải vật lộn vất vả để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng.
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố tiến hành trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EU
Trong bài diễn văn quan trọng đọc tại thủ đô London ngày 23-1, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc Anh có tiếp tục là thành viên EU hay không nếu đảng Bảo thủ của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa Xuân năm 2015. Dù không nói thẳng ra, song giới phân tích cho rằng đây chính là tín hiệu cảnh báo của người đứng đầu Chính phủ Anh về việc xem xét khả năng rút khỏi liên minh gồm 27 thành viên này.
Thủ tướng Cameron cho biết, trước hết ông muốn thương lượng lại những điều kiện về tư cách thành viên của Anh trong EU trong bối cảnh sự thất vọng của người dân Anh đối với EU đã lên đến đỉnh điểm. Đồng thời, ông cũng tiết lộ đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ đưa vấn đề trưng cầu ý dân về việc Anh có tiếp tục là thành viên EU hay không vào cương lĩnh tranh cử sắp tới.
Tuyên bố trên của Thủ tướng Cameron là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần qua chính quyền Anh tỏ ý xem xét lại việc tiếp tục làm thành viên EU. Trước đó, ngày 11-1, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cũng đã cảnh báo "Xứ sở sương mù" sẽ rút khỏi EU nếu Liên minh không tiến hành cải cách và điều chỉnh chính sách cần thiết.
Việc chính quyền Thủ tướng Cameron liên tiếp lên tiếng đề cập tới tư cách thành viên EU diễn ra trong bối cảnh liên minh này vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng này đã làm suy yếu vị thế của EU, đồng thời bộc lộ những vấn đề nội bộ đáng quan ngại của liên minh kinh tế - chính trị này.
Dù là một trong những cường quốc quan trọng bậc nhất ở châu Âu nhưng nước Anh vẫn có sự nghi ngại nhất định về tiến trình nhất thể hoá tại cựu lục địa này. Trong đó, điển hình là việc nước Anh cự tuyệt để đồng tiền của mình -đồng Bảng Anh-tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), bỏ đồng nội tệ để sử dụng chung đồng Euro như các cường quốc Đức, Pháp...
Khoảng cách giữa Anh và EU dường như được kéo ra thêm khi xảy ra những bất đồng trong cách thức xử lý cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Trong khi Anh muốn cắt giảm mạnh ngân sách liên minh trong bối cảnh khủng hoảng thì nhiều thành viên khác lại không đồng tình. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không ít thành viên trong đảng Bảo thủ cầm quyền cho rằng Anh nên rút ra khỏi EU nếu các quốc gia khác không chấp nhận nới lỏng quy chế thành viên theo hướng tăng thêm quyền tự chủ, giảm bớt sự ràng buộc.
Tuy nhiên, dù chính quyền Thủ tướng Cameron đưa ra những cảnh báo được xem là thông điệp mạnh mẽ về mối quan hệ giữa Anh và EU, song việc thực hiện lời cảnh báo này không phải dễ bởi phản ứng quyết liệt từ cả trong và ngoài nước. Trong khi Công đảng đối lập phản ứng mạnh mẽ thì lãnh đạo các tập đoàn lớn của Anh đã công bố thư ngỏ gửi Thủ tướng Cameron cho rằng việc thay đổi quan hệ Anh-EU có thể khiến cho xuất khẩu của Anh sang cựu lục địa giảm mạnh và dẫn tới suy thoái kinh tế của nước này. Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Anh, cũng cảnh báo việc Anh cân nhắc thay đổi quan hệ với EU có thể gây tổn hại tới quan hệ giữa London và Washington, thậm chí Anh có nguy cơ bị gạt ra ngoài các vấn đề quốc tế.
Theo ANTD
Anh sẽ trưng cầu dân ý về EU Thủ tướng Anh David Cameron ( ảnh) ngày 23.1 tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý trước năm 2017 về việc nước này có tiếp tục là thành viên EU hay không, nếu đảng Bảo thủ của ông thắng lợi trong kỳ tổng tuyển cử vào năm 2015. Tuy nhiên, trước đó, London sẽ đàm phán với EU để xây dựng...